Gadhafi có thể sử dụng vũ khí hóa học
Ngoại trưởng Anh William Hague hôm qua cảnh báo rằng, một số thành viên trong chế độ đang sụp đổ của đại tá Gadhafi có thể mở kho vũ khí hoá học để đối đầu với phe nổi dậy Libya trong cơn tuyệt vọng.
Chiến binh nổi dậy đạp đổ bức tượng Gadhafi bên trong khu phức hợp Bab al-Azizya tại Tripoli. Ảnh: AP.
“Các bạn không thể đoán trước mọi thứ mà chế độ Gadhafi sẽ làm. Họ là một chế độ hiểm ác và đang giãy chết”, ngoại trưởng Anh nhận định với BBC và ông không loại trừ khả năng chính quyền Gadhafi dùng vũ khí huỷ diệt. “Bây giờ vẫn là thời điểm nguy hiểm và khó khăn tại Libya. Có rất nhiều loại vũ khí ở đó”, ông Hague nói thêm.
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cho biết các đơn vị vũ trang của nước này đang theo dõi chặt chẽ những nơi được cho là đang cất giấu vũ khí hoá học của đại tá Gadhafi để đề phòng. Trong khi đó, các chỉ huy NATO lo ngại những người ủng hộ Gadhafi dùng tên lửa Scud như phương thức cuối cùng để chống lại lực lượng nổi dậy.
Các nguồn tin tình báo cho rằng Gadhafi có khoảng 240 quả tên lửa đạn đạo Scud B và chúng có thể bị dùng để bắn vào thường dân như hành động trả thù. Giới chức NATO cho rằng ít nhất một quả Scud đã được phóng đi từ căn cứ quan trọng của đại tá Gadhafi tại Sirte và nhằm vào thành phố Misrata nhưng không trúng mục tiêu.
Chính quyền Gadhafi tuyên bố từ bỏ hầu hết chương trình vũ khí sinh học và hoá học của Libya kể từ sau năm 2003, nhưng vẫn duy trì các kho hoá chất để phục vụ cho việc chế tạo vũ khí huỷ diệt bằng khí độc. Chúng được cất giữ tại các địa điểm bí mật trong sa mạc và những vệ tinh phương Tây đang theo dõi chặt chẽ.
Tuy nhiên, một số nguồn tin tình báo cũng cho rằng kho hoá chất của Gadhafi tương đối nhỏ và có thể đã quá hạn sử dụng. Chúng được theo dõi chặt chẽ kể từ khi liên quân phát động cuộc can thiệp vào Libya ngày 19/3 và được ghi nhận là chưa từng có cuộc di chuyển hoá chất nào tại đây.
Video đang HOT
Làn sóng nổi dậy của người Libya chống chế độ Gadhafi nổ ra từ tháng 2 vừa qua. Từ ngày 19/3, liên quân do NATO đứng đầu can thiệp vào Libya dưới danh nghĩa bảo vệ thường dân theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Sau nửa năm lình xình nội chiến, phe nổi dậy đã có những bước tiến nhanh chóng cuối tuần qua và tràn vào thủ đô Tripoli.
Tới hôm qua lực lượng nổi dậy đã chiếm được khu phức hợp Bab al-Azizya tại Tripoli, nơi ẩn náu cuối cùng của đại tá Gadhafi. Phe chống chính phủ tuyên bố chế độ Gadhafi đã kết thúc tại Libya, nhưng hiện chưa rõ đại tá này ở đâu và cuộc chiến vẫn chưa thể chấm dứt. Các nước phương tây đang tính các bước đi cho cuộc chuyển giao tại Libya.
Theo VNExpress
Tripoli chưa thất thủ, nhà Gadhafi đoàn tụ
Ngày 23/8, đà tấn công chớp nhoáng của phe nổi dậy Libya khựng lại do có sự chống cự mạnh mẽ của phe Gadhafi đang bị vây hãm ở Tripoli. Các con trai của đại tá cũng được giải cứu và thề chiến đấu đến cùng.
Giao tranh đang tiếp diễn giữa hai phe tại các khu vực gần trung tâm Tripoli, trong khi các phi cơ NATO không ngừng bay lượn phía trên thành phố. Sau một đêm ăn mừng như thể đã lật đổ hoàn toàn được chế độ Gadhafi, phe nổi dậy và những người ủng hộ họ bắt đầu tỏ ra thận trọng hơn. Mọi người thường xuyên hỏi nhau kiểu như "Giờ phải làm gì?" hay " Ông ta (Gadhafi) đang ở đâu?".
Tuy phải kìm lễ ăn mừng để tiếp tục đợi tiếp kết quả "trận đấu" giữa phe nổi dậy và phe ủng hộ Gadhafi đang bước sang "hiệp phụ" chưa biết đến khi nào mới chấm dứt, người dân Tripoli ít nhất đang được hưởng lợi từ bước tiến của phiến quân. Họ đã có thể tự do kết nối Internet sau 6 tháng bị ngăn cản sau khi phe nổi dậy chiếm được hãng cung cấp dịch vụ Internet (ISP) chính của Libya.
Con trai Gadhafi được tự do
Saif al-Islam Gadhafi tự tin xuất hiện sau khi có tin bị bắt. Ảnh: AFP.
Con trai nổi tiếng nhất của Gadhafi là Saif al-Islam sớm nay bất ngờ xuất hiện tại khách sạn Rixos, nơi tập trung các phóng viên nước ngoài ở Tripoli và tuyên bố quân chính phủ đã đập tan cuộc tấn công của phe nổi dậy. Saif tỏ ra rất tự tin trên chiếc xe hơi bọc thép của chính phủ, chỉ một ngày sau khi phe nổi dậy tuyên bố đã bắt giam được ông.
"Chúng tôi đã bẻ gẫy xương sống phe nổi dậy. Việc chúng tiến vào Tripoli là đã bị mắc bẫy. Chúng tôi đã khiến chúng gặp khó khăn và chúng tôi đang chiến thắng", Saif nói với phóng viên BBC. Saif al-Islam Gaddafi, 39 tuổi, từng được nhìn nhận như người có nhiều khả năng kế nhiệm cha tại Libya.
Saif cũng tuyên bố không quan tâm tới lệnh bắt của Toà án hình sự quốc tế ở Hà Lan và khẳng định đại tá Gaddafi vẫn an toàn ở Tripoli. Nhưng tung tích của Gadhafi vẫn còn là bí ẩn, trong khi khu dinh thự Bab al-Azizia rộng lớn và kiên cố của ông tại Tripoli đang được các binh sĩ trung thành tử thủ. Một nguồn tin ngoại giao khẳng định rằng Gadhafi vẫn ở đây.
Trên thực tế, việc Saif có bị bắt hay không như tuyên bố của phe nổi dậy chưa thể kiểm chứng. Do đó có khả năng con trai này của Gadhafi không hề bị bắt một phút nào và việc ông ta xuất hiện chỉ để khẳng định mình vẫn tự do. Tuy nhiên, sự kiện một con trai khác của Gadhafi là Mohammed bị bắt tại nhà là có thật.
Nhưng hôm qua Mohammed đã được lực lượng trung thành giải cứu thành công. Đại sứ Libya tại Mỹ Ali Suleiman Aujali và cả lãnh đạo Hội đồng Chuyển giao Quốc gia (NTC) của phe đối lập tại Libya cũng xác nhận tin này với báo chí quốc tế. Mohammed bị bắt tại nhà riêng vào đêm chủ nhật khi đang thực hiện một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với kênh truyền hình Al-Jazeera và ông đã kịp báo tin này cho truyền thông.
Phe nổi dậy Libya đang tỏ ra hành động kiềm chế, tuân thủ luật pháp khi tuyên bố muốn bắt sống cha con nhà Gadhafi. Chủ tịch NTC Mustafa Abdel Jalil lý giải rằng ông muốn đại tá Gadhafi và các con bị bắt để đưa ra toà xét xử một cách công bằng. Gadhafi cùng các con và một số quan chức thân tín bị Toà án hình sự quốc tế đặt tại Hà Lan truy nã vì các tội danh chống lại loài người.
Tripoli thành chiến trường đẫm máu
Cảnh khói lửa khắp Tripoli. Ảnh: AFP.
Quân nổi dậy tràn vào Tripoli từ nhiều hướng từ thứ bảy tuần trước và nhận được sự chào đón của người dân ở Quảng trường Xanh hôm chủ nhật. Họ đã lập ra các chốt gác tại nhiều nơi trong thành phố và đợi quân tiếp viện tới. Trong khi đó phe Gadhafi chắc chắn đang kiểm soát khu phức hợp Bab al-Azizia ở phía tây Tripoli và các khu vực phía nam thành phố xung quanh khách sạn Rixos.
Các cuộc giao tranh xảy ra khắp Tripoli cả ngày lẫn đêm và mỗi bên đều tuyên bố mình nắm phần lớn hơn trong thành phố. Phát ngôn viên chính phủ Libya Moussa Ibrahim khẳng định phe Gaddafi kiểm soát ít nhất 75% thành phố, trong khi phe nổi dậy nói họ nắm khoảng 80% Tripoli nhưng chưa thể khẳng định chính xác những thông tin này.
Hiện Tripoli đã biến thành một chiến trường ác liệt đúng như dự đoán trước khi phe nổi dậy tiến vào thành phố vì sự tử thủ của phe Gadhafi. Phe chính phủ nắm trong tay những gì tốt nhất của quân đội Libya, nên việc phe nổi dậy đánh bại hoàn toàn họ cũng không dễ dù đã dồn lực lượng này đến chân tường tại Tripoli. Các tay súng bắn tỉa ủng hộ chính phủ đang chiếm các vị trí trên những nóc nhà và dùng xe tăng bắn phá từ khu phức hợp Bab al-Azizia ra ngoài.
Làn sóng nổi dậy của người Libya chống chế độ Gadhafi nổ ra từ tháng 2 vừa qua. Từ ngày 19/3, liên quân do NATO đứng đầu phát động cuộc can thiệp quân sự vào Libya dưới danh nghĩa bảo vệ thường dân theo nghị quyêt của Liên Hợp Quốc. Lãnh đạo Mỹ, Pháp, Anh liên tục đòi Gadhafi chấm dứt 42 năm cầm quyền và khẳng định chính quyền của ông không còn tính pháp lý.
Theo VNExpress
Quân nổi dậy muốn bắt sống Gadhafi Người đứng đầu phe đối lập ở Libya hôm nay tuyên bố muốn bắt sống đại tá Moammar Gadhafi, đồng thời tuyên bố "kỷ nguyên Gadhafi" kết thúc sau 42 năm. Gần như toàn bộ Tripoli đã thuộc về phe đối lập. AFP dẫn lời chủ tịch Hội đồng Chuyển giao Quốc gia, Mustafa Abdel Jalil, cho hay ông hy vọng Gadhafi sống...