Gaddafi từng viết thư cầu xin giúp đỡ từ Italia
Tiết lộ mới đây từ tạp chí Paris Match của Pháp cho hay, cựu lãnh đạo của Libya từng viết thư cho Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi vào hồi tháng 8.2011 mong nước này ngừng can thiệp vũ trang vào Libya.
Paris Match đã cho đăng tải bản sao của bức thư ghi ngày gửi là 5.8 bằng chữ Arab, trong đó có hàng chữ viết tay của nhà lãnh đạo Gaddafi và trợ lý thân cận của ông Abdallah Mansour.
Bức thư viết: “Gửi thông điệp này từ tôi, với tất cả nội dung trong thư sau khi đã qua chỉnh sửa”. Cụm từ “người bạn mới” cuối thư đã bị gạch và thay bằng “những người bạn và đồng minh”.
Thủ tướng Berlusconi từng là “đồng minh” duy nhất của Libya tại châu Âu
Trong thư, ông Gaddafi đã cố gắng khơi lại mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Bức thư có đoạn: “Tôi rất ngạc nhiên về thái độ của một người bạn từng ký hiệp ước hữu nghị vì lợi ích của hai quốc gia. Tôi hi vọng rằng ít nhất ngài cũng sẽ quan tâm đến sự thật và đàm phán kỹ trước khi ủng hộ cuộc chiến này”.
Video đang HOT
Nếu bức thư này là có thật thì chắc chắn, trong những ngày cuối cùng, nhà lãnh đạo Libya đã rất thất vọng về hành động của “người bạn” từng là “đồng minh” duy nhất ở châu Âu.
Bản thân ông Berlusconi cũng đã từng phát biểu rằng ông cảm thấy “rất tồi tệ” khi phải tham gia chiến dịch của NATO để lật đổ một người bạn cũ từ tháng 4.2011.
Không rõ liệu rằng bức thư có đến tay Thủ tướng Berlusconi hay không. Theo Paris Match, bức thư này được một cặp vợ chồng người Italia – là bạn của Tổng thống Gaddafi – chuyển tới cho Thủ tướng Italia.
Cuối cùng của bức thư, ông Gaddafi cho rằng chưa quá muộn nếu Italia thay đổi ý kiến và bảo vệ ông: “Tôi không trách ngài vì những việc mà ngài không chịu trách nhiệm vì tôi biết rõ rằng ngài không hề muốn những hành động tai họa này. Nó làm mất thể diện của người dân cả hai quốc gia”.
Hiện tại, phía Italia vẫn chưa đưa ra thông tin xác thực về bức thư.
Theo Dân Việt
Phương Tây thanh minh việc công bố hình ảnh Gaddafi đẫm máu?
China Post thừa nhận việc đăng tải hình ảnh của báo giới phải tuân thủ nguyên tắc tránh phản cảm nhưng khẳng định, việc phát tán những bức hình về cái chết của Gaddafi là hoàn toàn hợp lý vì có mục đích chính đáng.
Hình ảnh những giây phút cuối đời thảm hại của cựu Tổng thống Libya tràn ngập trên các phương tiện truyền thông tuần qua khiến nhiều người xem bình luận về tính bất nhân trong cái chết này cũng như làm dấy lên cuộc tranh luận về việc liệu báo giới có nên phát tán những bức ảnh đẫm máu và thảm thương này.
Theo China Post, rõ ràng câu chuyện ở đây không phải là có nên đăng tải những bức ảnh đó hay không bởi lâu nay người ta đã quen với việc giới truyền thông dùng máu và sex để gây sốc, thu hút dư luận. Vấn đề đáng bàn cãi chính là việc công bố hình ảnh đầy bạo lực về giây phút cuối đời của những cựu lãnh đạo như Saddam Hussein và Gaddafi có phù hợp với nguyên tắc báo chí hay không.
China Post cho rằng, việc công bố hình ảnh cái chết của Gaddafi là hợp lý.
Trước tiên cần phải làm rõ rằng, thực tế những bức ảnh đẫm máu về cái chết của ông Gaddafi không phải tác phẩm của báo giới mà là do một nhân chứng ghi lại bằng điện thoại rồi đăng tải lên mạng, sau đó các báo đua nhau lấy lại.
Dẫu vậy, ông Mark Lawson làm việc tại Guardian cho rằng, giới truyền thông nên nghiêm chỉnh tuân theo nguyên tắc tránh phản cảm cũng như tôn trọng quyền riêng tư của mỗi cá nhân. "Đến cả những kẻ bạo chúa nhất cũng đáng có một cái chết riêng tư", ông này nhấn mạnh.
Theo Mark Lawson, báo điện tử thường phớt lờ nguyên tắc báo chí này. Lâu nay báo điện tử vẫn được cho là "nơi trú ẩn an toàn" cho những bức ảnh phản cảm bởi ít bị kiểm soát hơn. Do đó, nhiều kênh truyền hình và các tờ báo chính thống khi không đủ can đảm công bố những bức ảnh rùng rợn trên các phiên bản hình và giấy thì lập tức đưa lên website của mình để thu hút độc giả.
Tuy nhiên, quan điểm của Mark Lawson bị tờ China Post phản bác. Theo tờ báo này, nguyên tắc mà ông Mark Lawson có thể áp dụng với hầu hết trường hợp, ngoại trừ Gaddafi và Hussein.
China Post cho rằng, giới truyền thông trước đây phải đăng tải những bức ảnh được chính Gaddafi và Hussein lựa chọn kỹ lưỡng để nâng cao thanh thế khi còn sống giờ có trách nhiệm phải công bố những bức hình thực tế nhất về hồi kết của hai cựu lãnh đạo này.
"Cái chết của Gaddafi và Hussein phải được cho cả thế giới thấy bởi nó đánh dấu không chỉ dấu chấm hết trong cuộc đời họ mà còn cho thấy hồi kết của những huyền thoại mơ hồ do chính họ tạo ra. Ngoài ra, việc công bố những hình ảnh đó cũng có thể tạo động lực cho những người dân đang tìm kiếm tự do, đồng thời là lời nhắc nhở cho những &'người đàn ông quyền lực'", China Post khẳng định.
Tuy nhiên, tờ báo này lưu ý, điều đó không có nghĩa là báo giới có thể tùy tiện công bố những bức hình không phù hợp với nguyên tắc tránh phản cảm. Theo China Post, tờ báo ủng hộ việc đăng tải đơn giản là vì hành động đó phục vụ mục đích chính đáng là mang đến cái nhìn thực tế về hồi kết của một kẻ bạo hành, chứ không phải chỉ nhằm thỏa mãn trí tò mò của những kẻ hiếu kỳ.
Theo Báo Đất Việt
Các chiến binh nổi dậy ở Libya được gì? Hiện còn quá sớm để nói kiểu chính phủ nào đang hình thành ở Libya vì vẫn chưa hề có quyết định bổ nhiệm nội các. Libya sẽ cần đến các lãnh đạo tài năng, trong đó có những người được đào tạo bài bản ở Mỹ. Làm gì với các "cựu chiến binh" là bài toán khó của chính phủ mới ở...