Gaddafi – giết không được thì bắt
Không phải vô cớ mà Bộ trưởng Tư pháp Libya tố cáo lệnh bắt của Tòa án Hình sự Quốc tế ( ICC) là “vỏ bọc của NATO, tổ chức đang tìm cách sát hại lãnh tụ Muammar Gaddafi”
Giết hay không giết lãnh tụ Muammar Gaddafi là một đề tài nóng bỏng của làng báo Mỹ trong tuần qua khi các quan chức NATO, chính phủ Anh đưa ra những nhận định theo kiểu “ông nói gà, bà nói vịt”.
Đô đốc Samuel Locklear. Ảnh: AP
NATO tự mâu thuẫn
Đầu tiên là tiết lộ “động trời” của tạp chí Mỹ Foreign Policy số ra ngày 24-6-2011. Trên tạp chí này, ủy viên Ủy ban Quân sự Hạ viện Mike Turner (Đảng Cộng hòa, bang Ohio), kể lại rằng Đô đốc Mỹ Samuel Locklear, Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Tác chiến hỗn hợp của NATO đặt tại Naples – Ý, có nói với ông hồi tháng 5 rằng lực lượng NATO “đã và đang cố gắng giết chết Gaddafi”.
Ông Turner nhấn mạnh: “Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc (LHQ) có 3 phần: Phong tỏa, áp đặt vùng cấm bay và bảo vệ thường dân. Nhưng đô đốc Locklear lý giải rằng bảo vệ thường dân bao hàm ý nghĩa cho phép bóc gỡ hệ thống chỉ huy quân sự của Gaddafi, trong đó có Gaddafi. Ông ấy còn nói đó là nhiệm vụ mà NATO đã xác định và đang thực hiện”.
Mike Turner là một trong những nghị sĩ Mỹ phản đối chiến dịch tấn công Libya ngay từ đầu và từng đề xuất một nghị quyết chống lại cuộc chiến đó. Một cuộc thảo luận sôi nổi về vấn đề này đã nổ ra tại hạ viện hôm 24-6.
Video đang HOT
Bức xúc trước việc chính quyền coi thường quốc hội, tự tiện tham gia cuộc chiến ở Libya mà không hỏi ý kiến quốc hội, ông Turner tuyên bố: “Tổng thống đã không đến đây và cũng không nói gì về chuyện đó. Và bây giờ, Đô đốc Locklear nói ông ta đang tìm cách hủy diệt chính quyền Libya, kể cả bản thân Gaddafi, lại còn tính chuyện đưa quân vào Libya sau khi khử xong Gaddafi. Rõ ràng quý vị không trung thực với quốc hội. Đó là một sự lăng mạ”.
Đây không phải là lần đầu tiên những người có trách nhiệm của NATO đề cập việc diễn giải nghị quyết của LHQ về Libya theo hướng có quyền cướp sinh mạng ông Gaddafi. Trước đó, ngày 10-6, theo nhật báo Anh Daily Mirror, một quan chức giấu tên của NATO tuyên bố rằng đại tá Gaddafi là “một mục tiêu tiêu diệt hợp pháp của không quân hoàng gia Anh”.
Quan chức NATO này lập luận: “Nghị quyết được vận dụng chống Gaddafi bởi vì với tư cách là tổng tư lệnh tối cao, Gaddafi là một bộ phận của guồng máy quân sự Libya. Do đó, ông ta là một mục tiêu hợp pháp”.
Trước phản ứng của dư luận qua tiết lộ nhạy cảm của ông nghị Turner, một giờ sau khi tờ Foreign Policy phát hành, một quan chức NATO đã nói lại: “Quan điểm của NATO rất rõ ràng ngay từ đầu chiến dịch Libya: Chúng tôi không nhắm vào cá nhân nào và cũng không có quân trên trận địa”.
Về phát biểu của quan chức NATO mà tờ Daily Mirror trích dẫn, người phát ngôn của NATO cũng nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi chỉ nhắm vào các mục tiêu quân sự có thể được sử dụng để tấn công thường dân. Những mục tiêu đó bao gồm các trung tâm chỉ huy và kiểm soát”.
Từ hăm dọa…
Anh là nước cùng với Pháp điều máy bay đánh phá Libya đầu tiên sau khi LHQ ra Nghị quyết 1973 về Libya. Chính phủ Anh, theo lời một số bộ trưởng của nước này, cam kết sẽ theo đuổi tới cùng mục tiêu lật đổ chính quyền ông Gaddafi bất chấp chi phí quân sự đã vượt quá dự kiến ban đầu, từ vài chục triệu bảng nay đã hơn 200 triệu bảng Anh.
Về mục tiêu Gaddafi, Ngoại trưởng Anh William Hague từng tuyên bố rằng máy bay không người lái của Mỹ kiểu Predator có thể được sử dụng để ám sát Gaddafi. Tuyên bố này, theo nhật báo Daily Mail, đã được đưa ra ngày 25-4 trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Anh Liam Fox viếng thăm Lầu Năm Góc (Bộ Quốc phòng Mỹ) để yêu cầu Mỹ tăng cường máy bay Predator.
Theo ông Hague, mấy chiếc Predator từng được dùng để giết các thủ lĩnh Al-Qaeda ở Pakistan và Afghanistan thì nay cũng có thể dùng để tiêu diệt Gaddafi. Trung tuần tháng 4-2011, Tổng thống Obama đã cho phép quân đội Mỹ sử dụng 2 chiếc Predator ở chiến trường Libya trong bối cảnh một số nghị sĩ Mỹ yêu cầu ông Obama “cắt đầu rắn” Gaddafi. Ngày 23-4, chiếc Predator đầu tiên đã được không quân Mỹ triển khai ở thành phố Misrata.
Ngày 24-4, thượng nghị sĩ Lindsey Graham của Đảng Cộng hòa phát biểu trên đài CNN: “Tôi khuyến nghị NATO và chính quyền (Mỹ) hãy đến Tripoli, ném bom vào quần thần, bộ chỉ huy quân sự và khu nhà của Gaddafi”.
Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman, từng là ứng cử viên phó tổng thống của Đảng Dân chủ, cũng tán thành ý kiến của ông Graham. Ông Lieberman tuyên bố rằng nghị quyết của LHQ cho phép thực hiện chính sách ám sát (Gaddafi) để bảo vệ người dân Libya, điều mà Nhà Trắng luôn luôn phủ nhận.
Nhà của Saif al-Arab sau cuộc ném bom của NATO đêm 30-4-2011. Ảnh: AFP
…đến thực hiện
Diễn biến thực tế trên chiến trường Libya chứng minh rằng NATO không nói suông. Ngày 1-5, trung tướng Canada Charles Bouchard, Tư lệnh chiến dịch không kích của NATO, xác nhận rằng đêm 30-4, máy bay NATO đã oanh kích các mục tiêu quân sự Libya, trong đó có “một ngôi nhà dùng làm trung tâm chỉ huy quân sự ở Bab al-Azizya, đại bản doanh của lãnh tụ Libya ở Tripoli”. Tuy nhiên, ông Bouchard khẳng định: “Chúng tôi không nhắm vào các mục tiêu cá nhân”.
Đó chính là nhà của Saif al-Arab, con trai út của ông Gaddafi. Lúc đó, ông Gaddafi và vợ ông có mặt trong nhà. Ba quả tên lửa đã giết chết vợ chồng Saif cùng 3 đứa con. Ông Gaddafi và vợ thoát chết không rõ trong hoàn cảnh nào. Theo phóng viên AFP, có lẽ vợ chồng ông Gaddafi đã kịp sơ tán trước đó không lâu bởi với những gì trông thấy tận mắt khó ai có thể sống sót trong vụ tấn công này.
Theo Người Lao Động
ICC kêu gọi người thân giúp bắt giữ Gaddafi
Công tố viên Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) hôm 28/6 đã lên tiếng kêu gọi những người thân cận với nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi giúp đỡ bắt giữ ông này sau khi ICC phát lệnh truy nã Gaddafi.
Người dân Libya vui mừng vì ICC phát đi lệnh truy nã ông Gaddafi. Ảnh: AFP
Trong khi đó, chính quyền Libya đã bác bỏ quyết định của tòa án này và cáo buộc NATO cố gắng ám sát Gaddafi, AFP cho biết.
Trước đó, hôm 27/6, ICC đã phát lệnh truy nã về tội ác chống nhân loại đối với ông Gaddafi, con trai của ông này là Seif al-Islam và người đứng đầu cơ quan tình báo Abdallah Al-Senussi. Sự việc này xảy ra hơn 4 tháng sau khi lực lượng nổi dậy ở nước này bị trấn áp, kéo theo xung đột vũ trang.
Lệnh truy nã từ ICC đã nhận được sự hoan nghênh của châu Âu và Mỹ, nhưng ngược lại Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma thì tuyên bố "thật sự thất vọng".
Theo công tố viên ICC, Hội đồng Chuyển tiếp quốc gia - tổ chức chính trị của lực lượng nổi dậy - ở Libya đã "bày tỏ thiện chí về việc thực hiện lệnh truy nã" và rằng việc bắt giữ ông Gaddafi có thể sẽ sớm diễn ra nếu như các quốc gia hợp tác với ICC.
Theo PLVN
Bắc Kinh đòi ICC thận trọng về lệnh bắt Gaddafi Trung Quốc ngày 28/6 đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) "thận trọng" và "công bằng" sau khi ICC phát lệnh bắt giữ đối với nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: "Trung Quốc hy vọng ICC sẽ có thái độ thận trọng, khách quan và công bằng khi đảm...