Gạch lát sàn trong Cố cung bị nứt, cạy lên để sửa, nhân viên trùng tu kinh ngạc, vội gọi ngay chuyên gia vì quá bất thường
Sự bất thường bên dưới những viên gạch lát sàn bị nứt đã mở ra một bí mật rất lớn về hoàng đế Minh triều Chu Đệ.
Cố cung là công trình xây dựng đại diện cho kiến trúc của Trung Hoa, nó vừa thần bí lại hấp dẫn người khác. Cố cung được chia thành Cố cung nhà Minh và Cố cung nhà Thanh. Cố cung mà chúng ta thấy hiện nay đã từng trải qua tu sửa thời nhà Thanh.
Còn câu chuyện ngày hôm nay sẽ đề cập đến Cố cung dưới thời dòng họ Chu trị vì đất nước, thông quan những viên gạch lát nền của Cố cung để bàn về việc phòng bị nghiêm ngặt chốn cung cấm nổi tiếng nhất đất nước Trung Hoa.
Vào thời cổ đại, hẳn không ít người mong muốn được trở thành bậc Đế vương, điều này còn đặc biệt đúng với những người vốn mang dòng dõi hoàng gia.
Cũng chính bởi thế cho nên bên cạnh Hoàng đế cần phải có người bảo vệ, để đảm bảo an toàn. Và những người làm nhiệm vụ này chính là các thiết thân thị vệ mà chúng ta thường thấy trong các bộ phim truyền hình dã sử.
Tẩm cung của Hoàng đế cùng những nơi Hoàng đế thường ở lại càng cần đến sự bảo vệ nghiêm ngặt, chính vì thế nên Cố cung Tử Cấm thành không phải là nơi ai muốn ra thì ra muốn vào thì vào, đặc biệt là khi diện kiến Hoàng đế, nếu không được cho phép thì sẽ không được mang đao kiếm, vũ khí trong người.
Từ điểm này, chúng ta có thể thấy được sự canh phòng nghiêm ngặt của chốn cung cấm xưa.
Liên quan đến yếu tố phòng bị nghiêm ngặt ở Cố cung, nhân viên trùng tu Tử Cấm Thành đã từng phát hiện ra một bí mật rất lớn, vừa thú vị nhưng lại cũng hết sức tàn nhẫn.
Cụ thể là, trước một tòa cung điện trong Cố cung, nhân viên trùng tu phát hiện thấy một số viên gạch lát bị nứt. Để đảm bảo tính thẩm mỹ cho nên cần phải trung tu, tu sửa lại, chính vì vậy, họ đã tiến hành cạy các viên gạch đó lên.
Video đang HOT
Thế nhưng cạy được viên này lại thấy bên dưới xuất hiện một viên khác, điều này khiến nhân viên trùng tu không khỏi kinh ngạc và khó hiểu.
Một quãng thời gian dài trôi qua mà vẫn không thể cạy hết được lên, nhân viên công tác cảm thấy rất lạ nên đã mời chuyên gia đến cùng tìm hiểu. Chuyện tưởng như không quan trọng vậy nhưng đằng sau lại ẩn chứa nhiều điều đáng bàn.
Sau quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ, các nhân viên trùng tu phát hiện còn ít nhất khoảng 15 viên gạch khác, hơn thế kích cỡ của chúng cũng khác nhau, lại được đặt nằm rải rác ở những vị trí khác nhau.
Thán phục trước sự thông minh của con người thời ấy, các chuyên gia cũng đưa ra 3 khả năng lý giải cho việc này.
Nguyên nhân thứ nhất có thể là để tránh tổn hại từ lũ lụt, cho nên đã cho xây dựng cao lên, phòng việc nước tràn vào, vì tu sửa Cố cung không phải chuyện nhỏ cho nên Chu Nguyên Chương đã cho xây dựng chắc chắn, dự phòng ngay từ đầu.
Nguyên nhân thứ hai, chính là để thể hiện cảm giác địa vị cao cao tại thượng của các bậc quân chủ, vì là Thiên tử, nên chắc hẳn họ khác với những người khác, cho nên địa vị của Hoàng đế phải cao hơn mọi người, vì thế nơi Hoàng đế ở cũng phải xây cao hơn bình thường, thế nên bên dưới mới lát thêm những viên gạch khác.
Tuy nhiên, nguyên nhân thực tế nhất chính là để bảo vệ an toàn cho Hoàng đế, cho dù là nguy hiểm từ trên trời hay dưới đất, đều không được phép làm tổn hại đến Hoàng đế. Những viên gạch lát chồng lên nhau này là để đề phòng việc thích khách xuất hiện từ những địa đạo ngầm dưới đất.
Ngược dòng lịch sử, các chuyên gia tìm hiểu và phát hiện thêm được một sự thật đẫm máu. Bấy giờ, khi Chu Đệ cho tu sửa Cố cung, sau khi hoàn thành, các công nhân và thợ thủ công chịu trách nhiệm tu sửa đều biến mất không dấu vết, một số người biết được nhiều điều đều đã bị Chu Đệ hạ lệnh giết chết, còn số còn lại thì bị làm cho vừa câm vừa điếc.
Chu Đệ làm như vậy chính là để đề phòng họ tiết lộ bí mật của Cố cung. Hành động này cho thấy vị quân chủ Minh triều thực sự là một con người tàn nhẫn!
Song nói đi cũng phải nói lại, là một Hoàng đế, sự tàn nhẫn như vậy cũng là yếu tố cần phải có, có như vậy mới không dễ mềm lòng, mới quyết đoán, mới có thể trị vì tốt thiên hạ xã tắc.
Chính vì thế nên trong lịch sử thường lưu truyền câu nói: “Gần vua như gần hổ”, ý chỉ Hoàng đế là người lãnh khốc vô tình, nhưng Cố cung được Chu Đệ truyền lại cho thế hệ sau quả thực là báu vật quý giá.
Không ai dám trộm lăng mộ Chu Nguyên Chương suốt 600 năm qua, chuyên gia 'vén màn bí mật' tiết lộ 4 lý do vào được nhưng không thể thoát ra
Ngay cả tên trộm mộ nổi tiếng ở Trung Quốc cũng phải chấp nhận bỏ qua lăng mộ của Chu Nguyên Chương.
Cuộc đời của Minh Thái Tông Chu Nguyên Chương là một huyền thoại khiến nhiều người ngưỡng mộ. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, thời niên thiếu phải sống lang thang khắp nơi, đến khi hợp lực với những người chung chí hướng, nổi dậy chống lại chế độ nhà Nguyên, thống nhất các lực lượng và lập nên vương triều Đại Minh.
Theo lẽ thường tình, lăng mộ của Hoàng đế chính là mục tiêu thèm muốn của những kẻ trộm mộ nhưng suốt 600 năm qua, chưa một ai dám đến trộm ở Minh Hiếu lăng, khu lăng mộ của Chu Nguyên Chương.
Mới đây, các chuyên gia đã phân tích và cho rằng 4 điều này chính là nguyên do khiến không ai bén mảng đến trộm mộ của Chu Nguyên Chương.
Một trong những lý do đó là kiến trúc đặc biệt của Minh Hiếu lăng, được thiết kế để ngăn chặn bọn trộm mộ xâm nhập. Mọi con đường trong lăng đều có hình dạng bất thường, giống một mê cung khổng lồ, nếu tự tiện tiến vào thì có khả năng sẽ không thể thoát ra, kết cục là bị mắc kẹt trong lăng mộ mãi mãi.
Bảng đá khắc chữ Minh Hiếu lăng.
Ngoài ra, Chu Nguyên Chương có một địa vị lịch sử đặc biệt, ông không chỉ lật đổ nhà Nguyên, xóa sổ các lực lượng còn lại ở biên giới mà còn thiết lập nên một xã hội người Hán. Trong mắt người dân Trung Hoa, Chu Nguyên Chương đã giải phóng người Hán khỏi khổ sở.
Thêm vào đó là thân phận xuất thân từ nông dân bần hàn, Chu Nguyên Chương được hàng triệu người yêu mến và kính trọng. Có lẽ là vì nể phục công trạng của ông đối với dân tộc nên những kẻ trộm mộ không dám ngang nhiên xâm phạm lăng mộ của ông.
Thứ 3, Minh Hiếu lăng được thiết kế các cơ quan chống trộm đặc biệt. Trên đỉnh lăng mộ có rất nhiều đá cuội, nếu có kẻ lạ đột nhập, những viên đá sẽ lăn xuống từ mọi hướng, lấp kín sàn. Những kẻ trộm mộ không những không thể thoát ra mà còn có nguy cơ mất mạng bởi những hòn đá cuội này.
Ngoài đá cuội, trong Minh Hiếu lăng còn rất nhiều cơ quan nguy hiểm khác. Theo lời tương truyền, ngay cả tên trộm mộ nổi tiếng Tôn Điện Anh cũng bỏ qua Minh Hiếu lăng vì sợ các cơ quan chống trộm ở bên trong.
Minh Hiếu lăng là một trong những kiến trúc lăng mộ Hoàng đế hoành tráng nhất ở Trung Quốc.
Cuối cùng là kiến trúc Minh Hiếu lăng vô cùng kiên cố, ban đầu địa cung được thiết kế ở trong núi Độc Long Phụ, toàn bộ địa cung sẽ nằm bên trong núi đá. Ngọn núi sẽ được khoét rỗng dần dần để xây dựng huyền cung với một lối vào duy nhất.
Điều này khiến những kẻ trộm mộ không thể leo từ trên đỉnh núi xuống hay đào lỗ từ dưới lên. Trong khi đó, việc sử dụng chất nổ sẽ khiến cả khu lăng mộ nổ tung, phá hủy hoàn toàn khu di tích lịch sử.
Lối vào duy nhất của địa cung Minh Hiếu lăng.
Nhóm cung nữ kỳ lạ xuất hiện ở Tử Cấm Thành, gần 30 năm vẫn chưa có lời giải đáp Đến hiện tại, con người vẫn chưa tìm được lời giải thích hợp lý cho hình ảnh cung nữ không mặt mũi xuất hiện ở Tử Cấm Thành năm 1992. Cố Cung Bắc Kinh, hay còn gọi là Tử Cấm Thành, là hoàng cung của nhà Minh và nhà Thanh trong lịch sử Trung Hoa. Đây là quần thể kiến trúc cung điện...