“Gác tranh chấp, cùng phát triển” ở Biển Đông có khả thi?

Theo dõi VGT trên

“Gác tranh chấp, cùng phát triển” được một số học giả quốc tế đề cập như một giải pháp tạm thời nhằm kiểm soát căng thẳng ở Biển Đông trong ngắn hạn và trung hạn trong khi chờ đợi các bên tham gia tranh chấp đàm phán về COC.

Trước những lo ngại về khả năng Trung Quốc sử dụng bẫy “khai thác chung” để củng cố cơ sở cho tuyên bố đường lưỡi bò của mình, các học giả cho rằng nhân tố then chốt nằm ở chỗ trước khi tham gia thỏa thuận cùng phát triển, các bên liên quan phải đồng ý với nhau rằng cùng phát triển không có nghĩa là từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mỗi quốc gia và không bên nào được phép có những hành động đơn phương làm thay đổi nguyên trạng khu vực tranh chấp, như đã quy định tại UNCLOS.

Tuần Việt Nam ghi nhận những khuyến nghị chính sách của một số học giả tại Hội thảo Quốc tế về Kiểm soát căng thẳng tại Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) tổ chức tại Washington DC tuần trước.

Học giả Leonardo Bernard, Trung tâm Luật Quốc tế, ĐHQG Singapore:

“Cùng phát triển không có nghĩa là hi sinh chủ quyền”

UNCLOS đã có điều khoản đề cập đến thỏa thuận phát triển chung (Joint Development Arrangement), theo đó UNCLOS khuyến khích các quốc gia có tranh chấp ranh giới biển dàn xếp các thỏa thuận phát triển chung tại khu vực có tranh chấp. Đây có thể là cơ sở pháp lý cho thỏa thuận hợp tác phát triển ở Biển Đông.

Tiền đề quan trọng đầu tiên cho JDA là các bên tạm gác tranh chấp để tham gia thỏa thuận hợp tác phát triển chung. Thoạt nhìn thì có vẻ như việc tạm gác tranh chấp là khá dễ dàng nhưng trên thực tế thì nó đòi hỏi ý chí chính trị rất lớn của các bên liên quan. Vấn đề ở Biển Đông là lập trường của các nước tham gia tranh chấp khiến cho việc tạm gác tranh chấp trở nên vô cùng khó khăn. Ở đây có những nước tuyên bố chủ quyền toàn bộ đối với Biển Đông, do đó rất khó để họ quay lại và tham gia vào thỏa thuận hợp tác cùng phát triển, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng cũng như những phức tạp trong môi trường chính trị đối nội của mỗi quốc gia.

Theo tôi, để mở đường cho thỏa thuận hợp tác phát triển chung, mỗi quốc gia có thể bắt đầu bằng việc nói rằng tại vùng lãnh thổ này, chúng tôi có tuyên bố chủ quyền nhưng chúng tôi cũng thừa nhận rằng các quốc gia khác cũng có tuyên bố chủ quyền ở đây. Tuy nhiên, chúng tôi có cơ sở pháp lý vững chắc nhất cho tuyên bố chủ quyền của mình trong khi các quốc gia khác không có cơ sở pháp lý mạnh như vậy. Việc thừa nhận các quốc gia khác cũng có tuyên bố chủ quyền ở đây không có nghĩa rằng quốc gia đó từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình. Mặc dù vậy, để làm được điều đó đòi hỏi rất nhiều ý chí chính trị.

Gác tranh chấp, cùng phát triển ở Biển Đông có khả thi? - Hình 1

Ngoài ra, một điều đặc biệt quan trọng là các quốc gia cần giáo dục cho công dân của mình hiểu rằng tham gia JDA hay thừa nhận các nước khác cũng có tuyên bố chủ quyền không có nghĩa là từ bỏ chủ quyền của quốc gia mình tại khu vực đó.

Video đang HOT

Điều này dẫn tới nhân tố quan trọng thứ hai của JDA là “tạm gác tranh chấp” nhưng các quốc gia vẫn bảo lưu lập trường cơ bản và tuyên bố chủ quyền của mình. Đây là điều khoản mà tất cả quốc gia tham gia tranh chấp ở Biển Đông cần phải đồng ý với nhau trước khi tham gia vào JDA. Và đương nhiên, khi anh đã đồng ý tham gia JDA thì anh phải kiềm chế. Đó cũng là điều khoản được quy định trong UNCLOS rằng các quốc gia phải duy trì nguyên trạng và không quốc gia nào được phép có những hành động đơn phương làm thay đổi nguyên trạng của khu vực tranh chấp.

Yếu tố quan trọng cuối cùng mà tôi muốn nhấn mạnh là làm thế nào xác định được những khu vực tiềm năng có thể hợp tác phát triển chung? Có học giả đã đề xuất rằng trước khi tham gia JDA, các quốc gia cần làm rõ tuyên bố chủ quyền của mình. Đúng là nếu các quốc gia có thể làm rõ tuyên bố chủ quyền của mình thì việc xác định các khu vực có thể hợp tác phát triển chung sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Tuy nhiên, từ những động thái của phía Trung Quốc chúng ta có thể hiểu rằng còn lâu họ mới chịu làm rõ tuyên bố đường chín đoạn của mình. Nhưng như vậy không có nghĩa là JDA hoàn toàn bế tắc.

Theo tôi, ngay cả khi các bên không làm rõ tuyên bố chủ quyền của mình thì vẫn có cơ hội để xác định những khu vực có thể hợp tác phát triển chung. Chẳng hạn như khu vực bãi cạn Scaborough là nơi chỉ có Philipinnes và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Như một học giả Trung Quốc đã đề cập, trước khi xảy ra vụ đụng độ năm ngoái thì lâu nay ngư dân hai nước vẫn đang khai thác nguồn lợi thủy hải sản ở đây một cách hòa bình. Vậy tại sao chúng ta không trở về với nguyên trạng trước khi xảy ra vụ việc mà không cần Trung Quốc phải làm rõ đường chín đoạn của mình là gì, hay Philippinnes phải làm rõ tuyên bố chủ quyền của mình ở đây. Tại sao không thể tạm gác tranh chấp sang một bên, cùng ngồi xuống thảo luận và có thể thỏa thuận cùng khai thác nguồn cá ở khu vực này?

Tôi nghĩ rằng hai bên hoàn toàn có thể đạt được thỏa thuận như vậy mà không phải hi sinh tuyên bố chủ quyền hay làm rõ tuyên bố chủ quyền của mình. Tương tự đối với khu vực quanh quần đảo Hoàng Sa là nơi tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là một khu vực rất nhạy cảm. Trung Quốc không muốn đề cập đến Hoàng Sa và Việt Nam cũng rất nhạy cảm đối với vấn đề này. Nhưng tôi cho rằng hoàn toàn có khả năng hai nước hợp tác cùng phát triển ở khu vực tranh chấp nhạy cảm này, bởi giữa hai bên đã từng có thỏa thuận hợp tác phát triển nghề cá ở khu vực Vịnh Bắc Bộ. Chẳng hạn như hai bên có thể xem xét hợp tác thăm dò khai thác khí ở khu vực tương đối ít tranh cãi như vùng biển phía dưới quần đảo Hoàng Sa và phía trên quần đảo Trường Sa.

Học giả Bonnie Glaser, Cố vấn Cao cấp về châu Á, CSIS:

“ASEAN đừng để Trung Quốc cô lập các thành viên của mình”

Trước khi bước vào bất kỳ một thỏa thuận cùng phát triển nào, tôi cho rằng các bên liên quan cần phải định nghĩa một cách rõ ràng những khái niệm như là “nguyên trạng”. Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joseph Yun đã chỉ rõ lập trường của Mỹ về vấn đề này, đó là không bên nào được có bất kỳ hành động đơn phương nào làm thay đổi nguyên trạng. Tôi đồng ý với quan điểm này nhưng đôi khi khái niệm nguyên trạng không được rõ ràng. Chẳng hạn như khi Philippine củng cố sự hiện diện của họ ở một số đảo mà họ đã chiếm hữu từ năm 1995 thì TQ phản ứng rằng đó là hành động đơn phương làm thay đổi nguyên trạng. Tôi không đứng về bên nào trong chuyện này cả nhưng tôi muốn nói rằng có sự không rõ ràng trong khái niệm khiến cho các bên tùy nghi diễn dịch theo ý mình.

Một vấn đề cũng quan trọng không kém là ASEAN không nên để cho TQ cô lập các thành viên của mình. Từ quan điểm cá nhân, tôi cho rằng thật đáng thất vọng khi ASEAN im lặng trong sự kiện bãi cạn Scaborough năm ngoái bởi vì điều đó theo tôi đã góp phần khiến cho TQ tiếp tục hành xử tương tự ở những khu vực khác. Ngay cả sáng kiến sử dụng trọng tài quốc tế để phân xử tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông mà Philippines đang theo đuổi cho đến nay cũng mới chỉ nhận được sự ủng hộ của duy nhất một thành viên ASEAN là Việt Nam và hai nước ngoài ASEAN là Mỹ và Nhật Bản. Nếu nhiều nước ủng hộ nỗ lực này, có thể nó sẽ thúc đẩy các bên liên quan cố gắng giải quyết tranh chấp trước khi phán quyết được đưa ra. Sự ủng hộ của nhiều nước đối với nỗ lực này cũng có thể gây ảnh hưởng đến cách thức mà TQ tiếp cận vấn đề và các nước tranh chấp khác có thể xem xét theo đuổi những vụ kiện tương tự. Việt Nam có thể là một ứng viên tiềm năng song nước này cần củng cố lại đường cơ sở của mình.

Tôi nghĩ TQ nên xem xét đi trước thời điểm phán quyết của tòa bằng cách định nghĩa đường chín đoạn của mình một cách phù hợp với luật pháp quốc tế. Kết quả sẽ rất tiêu cực cho cả khu vực nếu như phán quyết của tòa án bác bỏ đường chín đoạn nhưng TQ lại phớt lờ nó và điều đó làm dấy lên những lo ngại rằng liệu một TQ đang ngày càng mạnh hơn có hành xử theo luật pháp quốc tế hay không.

Tôi muốn đề cập thêm đến các biện pháp xây dựng lòng tin và tránh xung đột. DOC đã bao gồm các giải pháp xây dựng lòng tin như là thông báo trước cho các bên liên quan về các hoạt động diễn tập quân sự, trao đổi thông tin giữa các bên. Trung Quốc đang tiếp tục kêu gọi thực thi DOC. Trong khi đó thì COC đang chuẩn bị khởi động và có thể mất nhiều thời gian để đàm phán.

Do vậy tôi cho rằng thực thi DOC không phải là một ý tưởng tồi. DOC có những điều khoản liên quan đến hợp tác trên biển như là hợp tác để đảm bảo an toàn hàng hải và thông tin liên lạc trên biển. Những vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được triển khai hiệu quả. Chúng ta nên tạo dựng nhiều cơ hội để Trung Quốc và ASEAN có thể thảo luận kĩ hơn về những biện pháp hợp tác này. Một lĩnh vực hợp tác tiềm năng khác là bảo vệ môi trường tài nguyên biển, hợp tác nghiên cứu khoa học, cứu hộ và cứu trợ nhân đạo.

Một khuyến nghị khác mà tôi muốn thúc đẩy là thành lập South China Sea Coast Guard Forum tập trung vào an ninh hàng hải và các vấn đề pháp lý, chẳng hạn như diễn đàn có thể chia sẻ thông tin và những kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Ngoài ra các bên có thể xem xét thành lập Trung tâm Chia sẻ Thông tin Biển Đông nhằm cung cấp nền tảng để chia sẻ kiến thức, nâng cao nhận thức giữa các bên liên quan. Trung tâm này cũng có thể đóng vai trò như một cơ chế tăng cường minh bạch, chẳng hạn như khi các nước liên quan yêu cầu thu thập bằng chứng về những vụ việc xảy ra trên biển. Những mô hình này đã được áp dụng đây đó trên thế giới và tôi nghĩ có thể xem xét ứng dụng trong hoàn cảnh cụ thể ở Biển Đông.

Christian Le Miere, nghiên cứu viên cao cấp về hải quân và an ninh hàng hải, Học viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS):

“Các nước cần làm rõ tuyên bố chủ quyền”

Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh rằng các bên tham gia tranh chấp tại Biển Đông cần tiếp tục làm rõ những tuyên bố chủ quyền của mình. Việc làm rõ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là trách nhiệm không chỉ của riêng Trung Quốc mà của tất cả các bên liên quan, mặc dù Trung Quốc là quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông. Theo tôi, luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) phải là nền tảng để dựa vào đó các quốc gia làm rõ chủ quyền của mình trên Biển Đông. Nếu Trung Quốc không muốn UNCLOS là công cụ chủ yếu để giải quyết tranh chấp Biển Đông thì họ lẽ ra không nên ký vào Công ước này.

Về giải pháp gác tranh chấp, cùng phát triển, tôi cho rằng đây có thể là một lựa chọn tạm thời trong ngắn hạn và trung hạn nhằm kiểm soát căng thẳng ở Biển Đông trong khi chờ đợi các bên liên quan đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông. Mặc dù tranh chấp Biển Đông vô cùng phức tạp với sự tham gia của nhiều nước trong khu vực, chúng ta vẫn có thể xem xét kinh nghiệm của một số hiệp ước trong lịch sử như những gợi ý cho mô hình giải quyết tranh chấp ở khu vực này. Chẳng hạn như mô hình hợp tác của một số quốc gia ở Nam Cực có thể gợi ý những bài học kinh nghiệm hữu ích cho các nước đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Hội đồng Nam Cực được thành lập cách đây 16 năm bởi một số quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu và khuyến nghị chính sách liên quan đến Nam Cực. Hội đồng này đóng vai trò như một diễn đàn để thảo luận các mối quan ngại chung đối với các quốc gia trong khu vực, cho phép tìm kiếm các giải pháp giải quyết vấn đề trước khi chúng trở nên nghiêm trọng thay vì chỉ đối phó với tình hình sau khi rắc rối đã nảy sinh.

Hiện tại chưa có một diễn đàn nào như vậy ở Biển Đông, trong khi căng thẳng thường xuyên nổ ra giữa các bên có tranh chấp chủ quyền. Tôi cho rằng các quốc gia liên quan tại đây có thể bắt đầu bằng những chủ đề ít gây tranh cãi hơn như cùng hợp tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên Biển Đông, trước khi tiến tới hợp tác khai thác chung. Ngoài ra, các nước trong khu vực có thể triển khai các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn chung, các chương trình ứng phó với thảm họa thiên nhiên nhằm thúc đẩy hợp tác và tăng cường thiện chí.

Gác tranh chấp, cùng khai thác là một sáng kiến do phía Trung Quốc đề xuất và tích cực theo đuổi từ lâu. Giữa Trung Quốc và Philippines từng có nhiều dự án hợp tác thăm dò khai thác dầu khí ở khu vực tranh chấp. Thậm chí năm 2005 đã có một dự án hợp tác thăm dò dầu khí ba bên giữa Trung Quốc – Việt Nam – Philippines ở gần quần đảo Trường Sa. Dự án hết hạn năm 2008 và không được gia hạn thêm. Kể từ khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đường chín đoạn, các nước tỏ ra cảnh giác hơn với lời mời gọi cùng khai thác của nước này do quan ngại Bắc Kinh âm mưu dùng bẫy “gác tranh chấp, cùng khai thác” để biến những khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp, dễ bề thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông.

Theo Dantri

Trung Quốc, Philippines hội đàm sau căng thẳng

Các quan chức cấp cao của Philippines và Trung Quốc hôm qua thảo luận nhằm cải thiện quan hệ đang căng thẳng do tranh chấp đảo trên Biển Đông.

Trung Quốc, Philippines hội đàm sau căng thẳng - Hình 1

Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm qua bắt tay với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh tại cung điện Malacanang, thủ đô Manila. Ảnh: MPB

"Hai bên đã có những cuộc thảo luận thẳng thắn và sâu sắc về các vấn đề còn tồn tại trong mối quan hệ song phương, và nhất trí giải quyết các khác biệt nhằm tránh những tác động tiêu cực", AFP dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh phát biểu.

Một phái đoàn do Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc dẫn đầu hôm nay gặp Tổng thống Philippines Benigno Aquino và các quan chức cấp cao khác để thảo luận, xoa dịu căng thẳng và tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại.

Ông Aquino nói với bà Phó rằng "Philippines đang nuôi dưỡng một bầu không khí có lợi cho cả hai bên, để đem lại giải pháp có lợi đối với các vấn đề hai nước cùng quan tâm".

"Thứ trưởng Ngoại giao Phó Oánh cũng thể hiện mong muốn của chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy quan hệ Bắc Kinh - Manila tiến lên phía trước", tuyên bố chung của hai nước cho biết, nhưng không nói rõ vấn đề tranh chấp trên biển có được thảo luận hay không.

Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Erlinda Basilio trong một tuyên bố riêng rẽ xác nhận tranh chấp trên biển là một trong những chủ đề được bàn thảo, nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin.

Căng thẳng quanh bãi cạn không người ở mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham còn Philippines gọi là Scarborough bắt đầu hồi tháng 4, khi Trung Quốc điều nhiều tàu hải giám tới khu vực, đối đầu với các tàu tuần duyên của Philippines. Philippines cho hay bãi cạn thuộc phạm vi vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của nước này, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố đây là một phần lãnh thổ, ít nhất là từ thế kỷ 13.

Đầu tuần này, ông Aquino cho hay ông hy vọng tinh thần "dân tộc chủ nghĩa" ở Trung Quốc sẽ giảm bớt sau cuộc chuyển giao lãnh đạo tại nước này vào tháng tới, để dẫn đến một giải pháp cho tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước. Các quan chức Philippines cũng gửi tới bà Phó một khoản quyên góp trị giá 200.000 USD để giúp đỡ các nhạn nhân trong vụ động đất vừa qua tại các tỉnh Vân Nam và Quý Châu.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chính sách của ông Trump đối với những vấn đề nóng nhất ra sao?
19:30:12 06/11/2024
Ông Trump đắc cử, cổ phiếu đại gia Việt vừa bắt tay với Tập đoàn Trump tăng vọt
15:15:54 06/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:10:28 06/11/2024
9 yếu tố then chốt giúp ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ
22:43:09 06/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024
Ông Trump sẽ phát biểu trước người ủng hộ ở Florida; bà Harris hoãn diễn văn
15:12:14 06/11/2024
Khóc - cười khi nghe kết quả bầu cử tổng thống Mỹ
19:39:31 06/11/2024

Tin đang nóng

Sốc: Rò rỉ ảnh nóng và clip Justin Bieber trong tiệc thác loạn của ông trùm Diddy?
20:16:29 07/11/2024
Nóng nhất Weibo: Huỳnh Hiểu Minh bị bạn gái hot girl "chia tay đòi quà" 980 tỷ
22:03:55 07/11/2024
Nữ hiệu trưởng giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh và sai phạm về tài chính phải nhận án kỷ luật
18:30:14 07/11/2024
Gửi mẹ ở viện dưỡng lão, con gái xem camera phát hiện nam điều dưỡng làm 1 việc ngoài sức tưởng tượng
22:00:32 07/11/2024
Căng: Diệp Lâm Anh đăng đàn tố 1 nhân vật quỵt nợ, con số cho nhiều người vay lên đến cả tỷ đồng
20:09:35 07/11/2024
Bức ảnh bóng lưng nam thần cao hơn 2m gây sốt, lời kể của người chụp cũng siêu kịch tính
21:51:38 07/11/2024
Chồng đưa vợ xem bức ảnh 20 năm trước, zoom kỹ thì run rẩy khi phát hiện sự thật về bé gái ngồi phía sau
21:55:20 07/11/2024
Nghệ sĩ bình luận sau chiến thắng bầu cử của ông Donald Trump
23:14:23 07/11/2024

Tin mới nhất

WHO kêu gọi phát triển vaccine phòng các căn bệnh gây tử vong trên diện rộng

20:00:03 07/11/2024
Giám đốc phụ trách vaccine của WHO, bà Kate O Brien cho biết những loại vaccine này không chỉ làm giảm đáng kể các loại bệnh có tác động lớn đến cộng đồng hiện nay, mà còn giúp giảm các chi phí y tế mà các gia đình và hệ thống y tế phải...

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

19:50:10 07/11/2024
Thực hiện đúng các quy định về quản lý chất thải, đồ vải, xử lý dụng cụ và thiết bị y tế, thông khí buồng bệnh và quy trình một chiều trong kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm hạn chế tối đa lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

Lợi ích bất ngờ của cần tây với sức khỏe nam giới

19:46:44 07/11/2024
Mặc dù dữ liệu về tác dụng cụ thể của việc ăn cần tây đối với sức khỏe tình dục nam giới còn hạn chế nhưng cần tây có thể mang lại một số lợi ích tiềm năng khác.

Bộ Y tế khẳng định việc sử dụng muối I ốt không gây bệnh cường giáp

19:37:35 07/11/2024
Ngày 7/11, Bộ Y tế đã phản hồi những thông tin xoanh quanh việc cho rằng quy định toàn dân sử dụng muối I ốt tại Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ cường giáp, hoặc các bệnh lý khác cho người thừa I ốt.

Israel rối ren giữa chia rẽ nội bộ

18:50:45 07/11/2024
Việc Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant bất ngờ bị cách chức gây ra làn sóng phản đối trong nước đối với chính phủ Thủ tướng Benjamin Netanyahu.

Ukraine nói lần đầu đánh trúng tàu chiến Nga tại biển Caspi

18:47:13 07/11/2024
Ukraine đã tiến hành vụ tấn công tầm xa và lần đầu tiên đánh trúng tàu chiến Nga tại biển Caspi ở cách xa cả ngàn km.

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

18:25:30 07/11/2024
Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử.

Đức có Bộ trưởng Tài chính mới

18:14:26 07/11/2024
Trước sự sụp đổ của chính phủ, lãnh đạo phe đối lập Friedrich Merz, người đứng đầu Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), đã kêu gọi chính phủ Đức cần tổ chức một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào tuần tới, thay vì vào năm sau.

Tổng thống Venezuela hoan nghênh sự khởi đầu mới trong quan hệ với Mỹ

18:08:59 07/11/2024
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro chúc mừng chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử vừa qua, đồng thời bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ song phương.

Cảnh báo về sự bùng phát loài bọ cạp tại Brazil

18:07:18 07/11/2024
Với sự nóng lên của môi trường sống, sự trao đổi chất của bọ cạp cũng trở nên mạnh mẽ hơn, khiến chúng hoạt động tích cực hơn, ăn uống nhiều hơn và sinh sản nhanh chóng.

Cháy rừng lan nhanh tại California buộc hàng nghìn người phải sơ tán

18:05:08 07/11/2024
Thống đốc bang California Gavin Newsom cho biết đã ban hành lệnh sơ tán cho trên 10.000 người, khi đám cháy rừng đe dọa 3.500 công trình tại các cộng đồng ngoại ô, trang trại và khu vực nông nghiệp xung quanh Camarillo.

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

17:46:03 07/11/2024
Các nhà phân tích nhận định cuộc họp của Fed trong tuần này sẽ tránh được bất kỳ kịch tính nào. Nhà kinh tế trưởng Diane Swonk của KPMG vẫn dự báo Fed sẽ hạ lãi suất, ít nhất là vào tháng này.

Có thể bạn quan tâm

Trận cuối của Ruud van Nistelrooy

Sao thể thao

23:24:03 07/11/2024
Ruud van Nistelrooy có trận đấu cuối trong vai trò HLV tạm quyền của Manchester United vào rạng sáng 8-12, khi Quỷ đỏ đón tiếp đội bóng Hy Lạp PAOK tại sân nhà Old Trafford trong khuôn khổ Europa League.

Sao nam đóng phim 20 năm không ai biết, ăn mặc như "trò cười" cả nước hay

Hậu trường phim

23:03:47 07/11/2024
Bị đánh giá là nam diễn viên vô dụng nhất giới giải trí, sao nam này quyết định làm nhiều trò lố để mong gây được sự chú ý.

Lời "tiên tri" của B Ray về HIEUTHUHAI

Nhạc việt

22:51:26 07/11/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI bất ngờ tung bài rap TRÌNH.Không một lời báo trước, màn đánh úp của thái tử làng nhạc khiến cư dân mạng phấn khích.

Lisa (BLACKPINK) lần đầu làm giáo viên dạy nhảy cho trẻ em

Nhạc quốc tế

22:42:26 07/11/2024
Nữ thần tượng tỏ ra khá bối rối nhưng vẫn chấp nhận thử thách dạy nhảy cho trẻ em trong chương trình Celebrity Substitute.

Phản ứng của dân tình khi em gái Công Vinh khoe vóc dáng nuột nà trên sân pickleball, U40 mà cữ ngỡ 20

Netizen

22:39:35 07/11/2024
Dù vừa mới gia nhập bộ môn pickleball nhưng em gái tiền đạo Lê Công Vịnh đã mê tít bộ môn thể thao mới này. Trên trang cá nhân Lê Khánh Chi thường xuyên chia sẻ những trang phục đi chơi thể thao.

Hot: Chủ tịch showbiz chi 7 tỷ đồng làm nàng thơ sốc đến mức oà khóc giữa nhà hàng

Sao châu á

22:15:37 07/11/2024
Chuyện tình của Hoàng Tử Thao và Từ Nghệ Dương được xem là phiên bản lãng mạn ngoài đời thực của tiểu thuyết ngôn tình theo motip tổng tài và nàng thơ .

Mỹ nhân VTV vừa tậu xế hộp hạng sang, 1 tháng sau lại gây choáng khi "flex" sổ đỏ trên tay

Sao việt

22:09:55 07/11/2024
Vào ngày 6/11, Huyền Lizzie đã chia sẻ story mới trên trang cá nhân. Mỹ nhân VTV gây sốt khi đăng tải bức hình flex cầm chiếc sổ đỏ trên tay.

Lá bàng có tác dụng gì?

Sức khỏe

21:35:46 07/11/2024
Một số nghiên cứu cũng đưa ra công dụng của lá bàng là tác dụng tốt với bệnh ung thư, đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để có thể khẳng định điều này.