Gấc – chữa hiếm muộn, vô hiệu hóa ung thư
Các hợp chất của carotene, lycopen, vitamin E (tocopherol), có trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, nhất là ung thư vú.
Ngoài ra, chất Lycopen có nhiều trong gấc rất tốt cho người hiếm muộn.
Trong dầu gấc có chứa Beta, carotene – tiền vitamin A, lysopen, vitamin E (cotopherol), dầu gấc là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm: sản xuất các loại thực phẩm chức năng chống suy dinh dưỡng, chống lão hoá, sản xuất các loại màu thực phẩm tự nhiên.
Ngoài ra các chất này còn là những nguyên liệu rất quý cho công nghiệp mỹ phẩm.
Gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, chế độ dinh dưỡng không chỉ có tác dụng gia tăng tuổi thọ, làm giảm những nguy cơ bệnh tim mạch và ung thư mà còn có tác động tích cực tới khả năng sinh sản của con người.
Trong nhiều sản phẩm từ thiên tốt cho sức khỏe, có thể thấy gấc một sản phẩm được ưa chuộng trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam.
Video đang HOT
Và gấc được coi là đại diện số 1 về hàm lượng Beta Carotene (trong 100g màng đỏ hạt gấc có tới 38 mg Beta Carotene tương đương với 50.000 đơn vị vitamine A).
Bởi thế, sử dụng dầu gấc thường xuyên, với hàm lượng cao các chất beta caroten, lycopen, tiền vitamin E và các vi chất cần thiết, sẽ là một thực đơn tốt cho người hiếm muộn.
Theo các nhà khoa học thì beta carotene trong dầu gấc là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tình dục vì vitamin A có tác dụng đặc biệt trong việc thúc đẩy quá trình cấu thành nên các phân tử protein nuôi dưỡng cơ thể.
Thiếu vitamin A gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của các tổ chức tế bào sinh dục trong việc sản sinh tinh trùng và trứng cũng như làm thay đổi cấu trúc của các bộ phận sinh dục như: ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tử cung, buồng trứng…
Do vậy, dầu gấc sẽ là sự lựa chọn thiết yếu giúp nâng cao đời sống tình dục.
Các nghiên cứu cho thấy gấc có chứa lycopen, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng trực tiếp đến chất lượng của tuyến tiền liệt. Lycopen được phát hiện có hàm lượng cao nhất trong màng đỏ quả gấc, cao gấp 68 lần so với cà chua.
Nam giới hiếm muộn được điều trị bằng 2mg lycopen uống mỗi ngày. Sau 3 tháng, nhận thấy: chất lượng tinh dịch, sức sống và khả năng vận động của tinh trùng được cải thiện. 6 trên 30 nam tham gia nghiên cứu đã trở thành bố vào cuối đợt.
Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất của carotene, lycopen, vitamin E(-cotopherol), có trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, nhất là ung thư vú.
Phần màng đỏ bao quanh hạt gấc chứa caroten và một tỉ lệ cao dầu thực vật. Ngoài ra các nghiên cứu còn cho thấy phần này còn có lycopen, vitamin E (cotopherol).
Trong y học cổ truyền Việt Nam, hạt gấc được coi là một dược liệu có thể thay thế cho mật gấu để điều trị các trường hợp chấn thương, sưng đau, bệnh quai bị.
Ngoài ra, gấc và dầu gấc có tác dụng: giúp sáng mắt, phòng ngừa các bệnh về mắt như mù, nhức mỏi mắt, khô mắt, quáng gà đục thuỷ tinh thể; chống lão hóa làm đẹp da, giúp da luôn mịn màng, tươi trẻ; phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A, đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ.
Đặc biệt, gấc giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư, đặc biệt ung thư gan, ung thư vú; hạ cholesterol và lipid máu, rất tốt đối với những người bệnh tim mạch, đái tháo đường, viêm gan.
Theo Lao Động
Cách sử dụng và chế biến khoai tây để không bị ung thư
Acrylamide có trong khoai tây là mối lo ngại nghiêm trọng. Nghiên cứu trên động vật cho thấy chất này làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) vừa đưa thông tin cảnh báo về việc khoai tây chiên cùng với bim bim, bánh mì nướng bị cháy và một số loại thức ăn nhanh của trẻ em... có chứa acrylamide. Acrylamide vốn là hơp chất được tạo ra một cách tự nhiên khi ta đem chiên, ran, nương thức ăn giàu carbonhydrate và tinh bột ở nhiệt độ cao (từ 170 đến 180 độ C).
Cách sử dụng và chế biến khoai tây để không bị ung thư.
Thủ phạm đằng sau vấn đề này là acrylamide, một hóa chất dùng trong nhiều ngành công nghiệp, có khả năng gây ung thư ở người, đồng thời làm tổn thương hệ thần kinh nếu tiếp xúc với liều lượng lớn.
Sự lo ngại về acrylamide trong thực phẩm dấy lên từ năm 2002, khi Cơ quan quản lý thực phẩm quốc gia Thụy Điển nhìn thấy độc tố này trong một số loại thực phẩm chứa tinh bột khoai tây được chế biến ở nhiệt độ cao.
Nguyên nhân là do khi bị làm nóng ở nhiệt độ cao, asparagine (một loại axit amin) và đường tự nhiên trong thực phẩm là thực vật sẽ phản ứng với nhau để tạo thành acrylamide càng tăng. Đứng đầu danh sách thực phẩm có hàm lượng acrylamide cao nhất là khoai tây chiên (bao gồm cả loại tự chế biến ở gia đình và loại đóng gói sẵn), cà phê, bánh ngọt, bánh quy, bánh mỳ các loại.
Tổ chức Y tế thế gới (WHO) và tổ chức Nông lương LHQ (FAO) đều coi acrylamide trong thực phẩm là mối lo ngại nghiêm trọng. Nghiên cứu trên động vật cho thấy chất này làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Đối với loại thực phẩm có nguy cơ cao như khoai tây chiên, bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt, bánh phồng tôm..., khi chế biến tuyệt đối không nên để quá già, không ăn các phần bị cháy vì những phần này tập trung nhiều acrylamide nhất. Không rán hoặc nướng lại nhiều lần. Không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm có nguy cơ cao cùng lúc.
Khi chế biến thức ăn từ tinh bột và đường tránh quá lửa...
Riêng đối với khoai tây, nên cắt lát và ngâm vào nước từ 15 đến 30 phút trước khi rán. Không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh vì như vậy sẽ làm tăng lượng đường trong khoai, dẫn đến tăng acrylamide khi chế biến.
Cụ thể nên ngâm khoai tây trong nước ít nhất 30 phút trước khi chiên; chia thành nhiều lát nhỏ khi nướng bánh mì; không rán hoặc nướng lại thực phẩm nhiều lần, hạn chế dùng dầu đã qua sử dụng để rán, chiên thức ăn quá lâu; khi chế biến thức ăn từ tinh bột và đường tránh quá lửa...
Theo Phunutoday
10 'thần dược' chữa hiếm muộn từ thiên nhiên Cần phải làm gì để có được niềm hạnhh phúc chờ đợi một sinh linh chào đời? Nếu vợ chồng bạn hiếm muộn, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này nhờ thực phẩm từ thiên nhiên. Hãy tận dụng những "thần dược" chữa vô sinh dưới đây để nhanh lên chức ba mẹ nhé! Sữa chua hoặc những loại sữa...