Gà vịt bị nhiễm cúm gia cầm chết, tiêu huỷ được hỗ trợ thế nào?
Đến ngày 16/2, cả nước có 16 ổ dịch cúm gia cầm (bao gồm 14 ổ dịch do H5N6 và 2 ổ dịch do H5N1) chưa qua 21 ngày tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An và Trà Vinh).
Tổng số gia cầm chết, tiêu hủy đến thời điểm này là 55.071 con. Vậy những hộ có gia cầm bị dịch bệnh chết phải tiêu huỷ sẽ được hỗ trợ như thế nào?
Hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm thiệt hại do dịch bệnh:
Theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, đối với gia cầm phải tiêu huỷ bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bệnh bắt buộc phải tiêu huỷ sẽ được hỗ trợ trực tiếp với mức hỗ trợ là 35.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất cần phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết theo quy định.
Lực lượng thú y xã Quỳnh Hồng (Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) tổ chức phun hóa chất tiêu độc khử trùng trong ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại xã Quỳnh Hồng mới đây. Ảnh: Quang An
Riêng đối với lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi, ngày 27/6/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 793/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách, đối tượng, mức hỗ trợ trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Theo đó, người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại… có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn châu Phi được hỗ trợ mức 25.000 đồng/kg lợn hơi đối với lợn con, lợn thịt các loại và 30.000 đồng/kg lợn hơi đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác.
Riêng các doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn) thì được hỗ trợ 8.000 đồng/kg lợn hơi đối với lợn con, lợn thịt và 10.000 đồng/kg lợn hơi đối với lợn nái, lợn đực.
Mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp tối đa không quá 30% số lỗ do dịch bệnh sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng và tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có).
Ngoài ra, để đảm bảo duy trì đàn lợn giống phục vụ tái đàn khi kiểm soát được dịch, các doanh nghiệp nhỏ và vừa và chủ hộ nuôi giữ lợn giống cụ kỵ, ông bà được hỗ trợ với mức 500.000 đồng/con đến ngày 31/12/2019.
Quyết định 793/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2019.
Hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm thiệt hại do thiên tai:
Video đang HOT
Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 10.000 – 20.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 21.000 – 35.000 đồng/con;
Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 300.000 – 400.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450.000 – 1.000.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con;
Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1.000.000 – 3.000.000 đồng/con; bò sữa trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 3.100.000 – 10.000.000 đồng/con;
Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 500.000 – 2.000.000 đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.100.000 – 6.000.000 đồng/con;
Hươu, nai, cừu, dê: Hỗ trợ 1.000.000 – 2.500.000 đồng/con.
Tính đến ngày 16/2, cả nước có 16 ổ dịch cúm gia cầm (bao gồm 14 ổ dịch do H5N6 và 2 ổ dịch do H5N1) chưa qua 21 ngày tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An và Trà Vinh). Ảnh: TTXVN
Trình tự, thủ tục hỗ trợ như sau:
1. Trình tự và cách thức thực hiện:
a) Hỗ trợ thiệt hại đối với dịch bệnh: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết theo quy định;
b) Hỗ trợ thiệt hại đối với thiên tai: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã để phối hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết theo quy định.
2. Hồ sơ xin hỗ trợ:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai theo các Mẫu số 1, 2, 3, 4 và 5 tại Phụ lục I ban hành kèm theo; kèm theo Bản kê khai sản xuất ban đầu theo Mẫu số 6 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có);
b) Bảng thống kê thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.
Tổ chức tiêm phòng vaccine cho gia cầm. Ảnh: I.T
3. Trách nhiệm của các cấp:
a) Đối với dịch bệnh:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập hội đồng kiểm tra bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ chuyên môn của huyện, đại diện các tổ chức xã hội, đại diện thôn, bản, tổ dân phố để lập biên bản kiểm tra, xác minh mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ cụ thể của từng hộ sản xuất; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện. Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định và quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền hoặc tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Nghị định này.
b) Đối với thiên tai: Thực hiện như quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, có sự tham gia, phối hợp của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp ở địa phương trong việc kiểm tra, xác nhận thiệt hại và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 30 và khoản 2 Điều 31 Luật phòng, chống thiên tai.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tổng hợp thiệt hại đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo các mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Thời hạn giải quyết hồ sơ: Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân các cấp (đối với dịch bệnh) hoặc Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp (đối với thiên tai) phải có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết cho các hộ sản xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Toàn văn “Nghị định số 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất Nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh’, quý độc giả có thể tải TẠI ĐÂY.
Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai (hoặc dịch bệnh), quý độc giả có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
Theo Danviet
Sáng nay, Bộ trưởng NNPTNT dẫn đầu đoàn đi lo dịch cúm, tái đàn lợn
Sáng 16/2, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường sẽ có buổi làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp chăn nuôi lớn để nắm bắt tình hình dịch cúm gia cầm cũng như dịch bệnh trên lợn và việc tái đàn lợn.
Theo công văn khẩn gửi đi, Bộ NNPTNT quyết định thành lập Đoàn công tác đến các cơ sở nắm bắt tình hình phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm cũng như dịch bệnh trên lớn và việc tái đàn lợn.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường sẽ làm trưởng đoàn công tác, cùng đi là một số thứ trưởng, lãnh đạo văn phòng bộ và một số cơ quan chức năng. Đoàn sẽ đến làm việc trực tiếp với Công ty CP Tập đoàn Dabaco, Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam vào sáng 16/2.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trong buổi làm việc với doanh nghiệp cuối năm 2019.
Trước đó, ngày 13/2, tại Hội nghị Hội nghị triển khai các giải pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm và các bệnh trên đàn gia súc, đại diện Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, dịch cúm gia cầm do chủng virus A/H5N6 đã xuất hiện tại 5 tỉnh thành ở nước ta (Bắc Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa và Nghệ An, Quảng Ninh), buộc tiêu hủy khoảng 4 vạn con gia cầm. Trong đó có 9 ổ dịch chưa qua 21 ngày, 1 ổ dịch cúm A/H5N6 được phát hiện tại Quảng Ninh nhưng đến nay đã qua 21 ngày.
Kết luận hội nghị Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đặt ra với các doanh nghiệp chăn nuôi lớn để đảm bảo bình ổn chỉ số giá tiêu dùng theo yêu cầu của Trưởng ban điều hành giá.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, sau 1 năm bùng phát, gây thiệt hại chưa từng có cho ngành chăn nuôi, đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm soát.
"Bệnh Dịch tả lợn châu Phi đã qua thời kỳ phát bệnh, các doanh nghiệp, người dân đã thực hiện các biện pháp khống chế tốt. Tốc độ tái đàn tăng rất nhanh. Ở các địa phương quy mô hộ nuôi 100-200 con có những nơi tái đàn lần thứ 2" - Bộ trưởng nói.
Cũng theo Bộ trưởng Cường, từ tháng 10/2019 chúng ta đã có chủ trương tái đàn, tốc độ tái đàn nhanh, bài bản, yêu cầu đăng ký để đảm bảo điều kiện. Đến nay, lợn tái đàn đã được xuất bán ra thị trường"
"Cố gắng tháng 10 năm nay ngành chăn nuôi lợn sẽ ổn định giống như thời điểm trước khi có dịch. Song, bản chất sẽ thay đổi, số hộ chăn nuôi giảm đi, đàn lợn giảm nhưng sản lượng thịt lợn lại tăng, hộ nuôi lớn nhiều, hộ nuôi nhỏ lẻ ít tham gia. Các doanh nghiệp chăn nuôi, hộ chăn nuôi lớn đều đi theo hướng an toàn sinh học" - Bộ trưởng dự đoán.
Riêng về giá lợn, trong tuần tới này Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp chăn nuôi lớn trong ngành giảm xuống mức giá 75.000 đồng/kg.
"Phải bảo vệ thị trường bền vững, tôi khuyến nghị doanh nghiệp giảm giá ngay lập tức". Theo Bộ trưởng Cường, giá lợn hơi xuất chuồng 75.000 đồng/kg là hợp lý.
"Nếu doanh nghiệp không chịu giảm giá thì chúng ta có luật, Bộ sẽ rà soát những ưu đãi trước đó mà doanh nghiệp được hưởng để tiến hành thay đổi. Còn doanh nghiệp nào thực hiện tốt việc giảm giá sẽ được biểu dương ngay" - người đứng đầu ngành nông nghiệp cương quyết.
Bộ trưởng Cường cho rằng, các doanh nghiệp chăn nuôi đầu ngành phải biết bảo vệ thị trường sản xuất bền vững. Giá thịt lợn phải ở mức độ hợp lý hài hòa thì mới bền vững.
Theo Danviet
Thêm các ổ dịch cúm gia cầm H5N6 Đến ngày 15-2, theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa, địa bàn tỉnh này tiếp tục phát sinh các ổ dịch cúm gia cầm H5N6. Từ ngày 3-2 đến ngày 15-2, cúm gia cầm H5N6 đã xảy ra tại 10 thôn, 7 xã của các huyện: Nông Cống, Quảng Xương, Vĩnh Lộc, Như Xuân và TP Thanh Hóa với số gia...