Gà trống nuôi con
Thông thường người ta hay đề cập đến mẹ đơn thân chứ ít khi đem trường hợp cha đơn thân ra mổ xẻ. Ít ai biết phụ nữ nuôi con một mình đã khó, đối với đàn ông, công việc này càng khó gấp bội phần.
Ở lô 11 chung cư Thanh Đa (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) dường như ai cũng biết đến hoàn cảnh nhà anh Thân quanh năm suốt tháng thiếu bàn tay người phụ nữ vun vén trong ngoài. Gia đình chỉ có anh và đứa con gái năm nay đang học lớp 9. Hai cha con lúc nào cũng như hình với bóng. Sáng sớm anh đưa con đến trường rồi ghé cái quán quen trên đường uống ly cà phê rồi vội vàng đến chỗ làm. Vừa hết giờ làm anh chạy về trường đón con, tranh thủ ghé chợ chiều mua mớ thịt cá trước khi về nhà làm bữa cơm tối cho cả hai. Hỏi ra mới biết hai vợ chồng anh chia tay cũng hơn một năm trước khi hai cha con dọn nhà về khu này. Thường thì khi cha mẹ ly hôn, con ở với mẹ, nhất là con gái. Vậy mà con anh Thân lại nhất quyết theo ba vì theo lời anh, do hai mẹ con thường khắc khẩu nên lúc nào cũng dành tình thương cho ba nhiều hơn.
Với gia đình anh Tiến ở Q.3 thì càng vất vả trăm bề khi một mình anh phải chăm chút cho 3 đứa con đều đang tuổi ăn, tuổi lớn. Đứa đầu mới đậu vào lớp 10 năm nay, đứa giữa đang học lớp 6, còn đứa út vẫn còn đi mẫu giáo. Việc cơ quan, việc nhà, việc học hành của con cái cứ đan xen nhau nên dường như anh không còn chút thời gian nào gọi là của riêng mình. Chị Vân, vợ anh, mất cách đây tròn 3 năm vì căn bệnh nan y sau một thời gian chạy chữa. Mấy cha con cùng chất chồng lên chiếc xe gắn máy rời nhà khi tờ mờ sáng và chỉ quay về khi phố xá đã lên đèn. Thỉnh thoảng cũng có bà nội hoặc bà ngoại lên chơi để phụ giúp này nọ nhưng cũng chỉ ở lại đôi ba bữa hoặc một tuần lại về quê và anh lại tất bật với cái vòng quay lo lắng cơm áo, gạo tiền cho đàn con 3 đứa con của mình.
Thực tế cho thấy, những ông bố đơn thân đang dần trở nên phổ biến khi cuộc sống hiện đại đang biến chuyển và thay đổi không ngừng.
Thực tế cho thấy, những ông bố đơn thân đang dần trở nên phổ biến khi cuộc sống hiện đại đang biến chuyển và thay đổi không ngừng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, có thể do ly hôn, người bạn đời mất sớm nhưng cũng có thể do áp lực trong công việc hoặc đơn giản đó là một lựa chọn, một trào lưu…
Phụ nữ nuôi con một mình đã khó, đối với đàn ông công việc này càng khó hơn gấp bội. Nhất là nuôi con không chỉ đơn thuần gói gọn lo đủ cơm ăn, áo mặc, học hành là đủ mà cần có những nhu cầu về tâm lý, tình cảm cần được giãi bày, sẻ chia.
Video đang HOT
Hành trình của một đứa trẻ từ khi được sinh ra, lớn lên cho đến lúc trưởng thành luôn cần có sự hiện diện và đồng hành của cả cha lẫn mẹ.
Có những ông bố đơn thân đã từng thú thật là mình chưa bao giờ nghĩ đến việc phải nuôi con một mình như vậy. Và không ít người trong số đó, với tình yêu thương, nhất là tâm lý muốn bù đắp cho con đã khiến họ nuôi dạy con nên người.
Cho dù như thế nào đi nữa người đàn ông không thể thay thế trọn vẹn vai trò làm mẹ và ngược lại các chị em phụ nữ cũng chẳng thể nói trước là mình sẽ dạy con nên người mà không cần đến bàn tay người cha. Nói cho cùng hành trình của một đứa trẻ từ khi được sinh ra, lớn lên cho đến lúc trưởng thành luôn cần có sự hiện diện và đồng hành của cả cha lẫn mẹ.
Theo thegioitiepthi.vn
Vợ không muốn bố tôi ở chung nhà
Bố tôi một đời cực khổ sống cảnh "gà trống nuôi con", giờ tôi có điều kiện muốn đón bố về chăm sóc nhưng vợ tôi lại khó chịu, không muốn bố ở chung nhà.
Tôi quen vợ khi cô ấy đến cơ quan tôi để thực tập chuẩn bị tốt nghiệp đại học. Vợ sinh ra trong một gia đình có điều kiện, chỉ có hai chị em. Vì là con út nên từ nhỏ được chiều chuộng, đầu tư học hành chu đáo. Chưa kể vợ có ngoại hình khá xinh xắn nên tôi đã "đổ" ngay lần gặp đầu tiên.
Bố tôi tuổi cao, vốn quen nếp sống quê nên không vừa ý vợ. (Ảnh minh họa)
Chúng tôi cưới nhau khi vợ ra trường khoảng bảy tháng và chưa xin được việc làm. Hoàn cảnh gia đình tôi lại khó khăn, anh em đông, tôi có hai chị và một em trai. Mẹ tôi đã mất khi tôi còn nhỏ, em trai mới được 8 tháng tuổi, chỉ còn bố tần tảo nuôi con.
Cưới nhau xong, hai vợ chồng đi thuê trọ ở. Chúng tôi định thư thả rồi sinh con nhưng không ngờ lại dính bầu ngay sau đám cưới. Vợ mang thai song sinh khá vất vả nên bỏ luôn ý định xin việc làm để ở nhà dưỡng thai.
Một mình tôi xoay xở lo lắng với đồng lương eo hẹp dù lúc đó tôi đang làm trưởng phòng kỹ thuật. Vì thế, tôi đã mạnh dạn bỏ việc nhà nước, ra làm công ty liên doanh với Hàn Quốc.
Nhờ tôi có lương cao nên vợ nghỉ ở nhà hẳn 4 năm để chuyên tâm vào việc chăm con. Sau vài năm, tôi đã xây được nhà cửa khang trang, sắm xe hơi đầy đủ. Đến khi con lớn hơn, vợ muốn đi làm nhưng cô ấy ko thích xin vào công ty mà muốn mở nhà hàng để làm chủ.
Tôi cũng chiều vợ, mở nhà hàng ăn uống cho vợ kinh doanh. Cuộc sống gia đình khá ổn cho đến cách đây nửa năm. Bố tôi đang sống cùng vợ chồng em trai ở quê, phải nhập viện cấp cứu do đau tim. Bác sĩ bảo, bệnh này không tiên lượng trước điều gì, nếu không cấp cứu kịp thời bệnh nhân dễ tử vong.
Vì nhà tôi ở thành phố, gần bệnh viện, có điều kiện chăm sóc tốt hơn nên tôi muốn đón bố lên ở cùng. Nhưng từ ngày bố lên, gia đình tôi lại lục đục. Vợ luôn kêu ca bố sinh hoạt bừa bãi, bẩn thỉu.
Tôi giải thích do bố vốn ở nông thôn, không quen nếp sống sinh hoạt ở thành phố lại tuổi già nên hơi đãng trí, vợ đừng xét nét quá. Vợ còn kể tội bố hay nhậu, la cà sang nhà hàng xóm buôn chuyện.
Có những việc riêng trong gia đình bố lại đem đi kể với người ngoài. Tôi cũng nhắc bố điều này nhưng ông bảo, ở quê vốn sống thân thiết với hàng xóm, giờ lên đây lại cứ quen như thế.
Vợ ra điều kiện, hoặc bố tôi đi, hoặc mẹ con cô ấy sẽ dọn ra khỏi nhà. (Ảnh minh họa)
Hôm trước, tôi đi làm về thì thấy vợ đang cằn nhằn bố. Ông ở nhà một mình buồn nên xuống tầng một dọn dẹp nhưng vẫn để ti vi ở tầng ba cho có tiếng người. Vợ trách bố tôi lãng phí, mở ti vi cả ngày dù không xem. Thấy tôi về, vợ mặt nặng mày nhẹ. Sau đó, vợ đề nghị tôi đưa bố về quê sống với em trai như trước hoặc đưa sang nhà chị gái gần đó chứ không thể sống chung như thế.
Tôi rất tức giận bởi bố tôi không làm gì quá đáng. Thậm chí, tuổi cao nhưng ông vẫn gắng dọn nhà cửa giúp, đi chợ mua thức ăn, chăm sóc cây cối trong vườn. Bố đã gần như hy sinh cả đời để lo lắng cho anh em tôi.
Đến giờ, tôi có điều kiện muốn chăm sóc bố tốt hơn thì vợ lại như thế. Tôi không muốn tính toán chứ tài sản trong nhà cũng do một tay tôi gầy dựng, lo lắng cho vợ con không thiếu thứ gì. Giờ vợ đưa ra điều kiện, hoặc bố tôi đi, hoặc mẹ con cô ấy sẽ dọn ra khỏi nhà khiến tôi bực mình vừa rối bời.
Duy Anh
Theo phunuonline.com.vn
Phụ nữ ly hôn - một lần lỡ đò chưa hẳn cả đời giông bão! Thay vì mải mê nghĩ về đống đổ nát, hãy sắp xếp lại những mảnh vụn trong tim rồi dùng vàng để hàn gắn chúng lại. Giờ đây, bạn chính là người phụ nữ đẹp nhất tại một thời điểm nhiều thử thách nhất của cuộc đời mình. Đau đớn, chới với và hờn tủi là những cảm xúc sau khi ly hôn...