Ga tàu điện ngầm sâu nhất thế giới ở Bình Nhưỡng
Cảm giác quen thuộc như ở quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm trí nhiếp ảnh gia trẻ Elaine Li, người Hong Kong (Trung Quốc), trong chuyến thăm Triều Tiên hồi tháng 10.
Nằm sâu 100 m dưới mặt đất, tàu điện ngầm Bình Nhưỡng là một trong những hệ thống đi lại sâu nhất và bí ẩn nhất trên thế giới. Mỗi năm, Triều Tiên đón vài nghìn lượt khách du lịch. Những người này phải đi theo đoàn du lịch nhất định với lịch trình được sắp đặt kỹ lưỡng, tránh các khu vực cấm kị.
Li quen với cuộc sống ở thành phố từ nhỏ. Phần lớn bức ảnh cô chụp là những tòa nhà chọc trời, nạn tắc đường và những chuyến đi kỳ thú. Trang cá nhân của cô trên mạng xã hội Instagram thu hút 133.000 lượt theo dõi. Khi Li tác nghiệp, luôn có hướng dẫn viên đi kèm. Họ chỉ được dừng lại một vài lần ở một số ga nhất định.
Ấn tượng đầu tiên của cô là không gian thiếu sáng bên trong ga tàu, và kết cấu nội thất lạ mắt với những chiếc đèn chùm trên trần nhà, cột trụ bằng đá cẩm thạch và bức tranh của cựu Chủ tịch Kim Jong Il.
Nhiều người Triều Tiên đứng đọc báo trên những báo trong ga. Đối với Li, điều này có phần kỳ lạ so với ở Hong Kong, nơi người dân choáng ngợp bởi những biển quảng cáo cỡ lớn.
Video đang HOT
Hoạt động của tàu điện diễn ra tương đối thông suốt. Ban đầu, cô gái trẻ thấy không khí trên tàu khá trầm lặng và tẻ nhạt vì ít tiếng chuyện trò, đôi lúc gần như không cảm nhận được sinh khí trong toa.
Nhưng khi so sánh với không khí điện ngầm ở Hong Kong, Li nhận ra rằng người Hong Kong cũng gặp phải tình trạng tương tự. Tàu điện ngầm ở Hong Kong nhìn thoáng qua có vẻ lớn và tấp nập hơn nhưng trên thực tế, mọi người ít giao tiếp với nhau. Họ chăm chú vào điện thoại thông minh. Nhiếp ảnh gia chia sẻ câu chuyện này cũng xảy ra ở nhiều nước châu Á khác.
Ít người Bình Nhưỡng có điện thoại thông minh.
Trong một lần mải chụp nhân viên trên ga tàu, Li không kịp lên tàu. Nhân viên này đã huýt sáo ra hiệu cho lái tàu mở cửa đón cô lên.
Một lần khác, Li được người phụ nữ trên tàu giúp giải thích cho một cụ ông rằng cô muốn nhường chỗ. Những câu chuyện nhỏ này trở thành trải nghiệm thú vị nhất trong chuyến hành trình của nhiếp ảnh gia trẻ vì thể hiện tình người. Nó nhắc cô rằng ở bất cứ nơi nào, chúng ta đều dành tình thương cho những người xung quanh.
Mai Anh
Ảnh: Elaine Li
Theo Zing
Hà Nội sẽ đặt ga tàu điện ngầm gần hồ Gươm
Lãnh đạo Hà Nội thống nhất về vị trí, phương án tổng mặt bằng, giải pháp lối lên xuống ga ngầm đặt tại khu vực hồ Gươm.
UBND TP Hà Nội vừa thông báo kết luận của tập thể lãnh đạo về các nội dung của ga ngầm C9 (khu vực hồ Gươm) thuộc Dự án đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
Theo đó, lãnh đạo Hà Nội cơ bản thống nhất về vị trí, phương án tổng mặt bằng, giải pháp không bố trí mái che tại khu vực lối lên xuống số 3, 4 (phía sau đền Bà Kiệu và khu vực nhà vệ sinh bờ hồ Hoàn Kiếm).
Để tạo sự đồng thuận trong tổ chức triển khai, thành phố sẽ mời Bộ Văn hóa, các nhà khoa học, các chuyên gia trao đổi, làm rõ nội dung có liên quan.
Khu vực hồ Gươm sẽ được đặt một ga ngầm của dự án đường sắt đô thị số 2. Ảnh:Ngọc Thành.
Trước đó, Bộ Văn hóa có văn bản đề nghị Hà Nội nghiên cứu thêm vị trí đặt các lối lên xuống nhà ga, vì chưa nhận được ý kiến đồng tình của một số chuyên gia, trong đó có các thành viên thuộc Hội đồng di sản văn hóa quốc gia.
Bộ Văn hóa cho rằng, vị trí các lối lên xuống trong bản quy hoạch hiện tại thuộc phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt (Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn) vốn là khu vực trọng yếu, gắn với truyền thuyết, lịch sử và văn hiến của Thủ đô. Đồng thời, đây cũng là không gian có giá trị thẩm mỹ và cảnh quan, phục vụ nhu cầu sinh hoạt công cộng của nhân dân.
Năm 2013, đã có dư luận trái chiều khi Hà Nội chấp thuận đề xuất của Sở Quy hoạch kiến trúc về việc đặt nhà ga C9 trước Tổng công ty điện lực Hà Nội trên phố Đinh Tiên Hoàng.
Tuyến đường sắt số 2 (đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) có điểm đầu của tuyến xuất phát tại Nam Thăng Long (khu đô thị Ciputra), theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài - điểm cuối giao với phố Trần Hưng Đạo. Toàn tuyến có 10 nhà ga (3 ga trên cao và 7 ga ngầm).
Theo phương án đã phê duyệt, tuyến đường sắt dài 11,5 km (trong đó có 8,5 km đi ngầm qua phố cổ, hồ Hoàn Kiếm và phụ cận). Tổng đầu tư của dự án khoảng 131 tỷ Yên Nhật, tương đương 19.556 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước.
Dự kiến, năm 2017, đoàn tàu sẽ có 4 toa và sang giai đoạn 2 (sau năm 2017) sẽ tăng lên 6 toa.
Võ Hải
Theo VNE
Hệ thống tàu điện ngầm sâu nhất thế giới của Triều Tiên Hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên luôn được giữ bí mật với phóng viên nước ngoài. Triều Tiên đang tổ chức Đại hội Đảng Lao động lần đầu tiên sau 36 năm và mời tới Bình Nhưỡng hơn 100 phóng viên quốc tế để đưa tin sự kiện. Những bức ảnh hiếm hoi về hệ thống...