Gà nướng và loạt đặc sản nước ngoài hút giới trẻ TP.HCM
Các món xuất xứ từ những nước châu Á gây ấn tượng với thực khách nhờ hương vị thơm ngon, lạ miệng. Gà nướng kiểu Lào, bulgogi, bún num bò chóc khiến nhiều người mê mẩn.
Bột chiên là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Phiên bản ẩm thực này được lòng giới trẻ nhờ sự kết hợp giữa bột gạo, trứng, xá bấu, hành lá xắt nhỏ… Người chế biến chiên bột trên chiếc chảo lớn sao cho mặt ngoài giòn nhưng bên trong vẫn giữ độ mềm nhất định. Thực khách thưởng thức món ăn kèm nước tương cùng ít vị cay của ớt và thanh mát của gỏi đu đủ. Ảnh: Hetmydiscovery.
Trong các bữa tiệc, cơm gia đình, người Lào thường ăn xôi. Đây cũng là món truyền thống của đất nước triệu voi mà bạn có thể trải nghiệm tại TP.HCM. Xôi Lào làm từ loại nếp dẻo thơm, màu trắng ngà đẹp mắt và thường được đựng trong giỏ đan bằng tre. Ảnh: KhaoLao.VN.
Video đang HOT
Thực khách đừng quên ăn xôi với Ping Kai (gà nướng) để cảm nhận trọn vẹn vị ngon dân dã. Thịt gà được ướp tiêu đen, tỏi, rễ rau mùi… rồi đem nướng chín trên than hoa tỏa hương thơm lừng. Ngoài ra, cá sốt cay Viêng Chăn cũng hút giới sành ăn không kém. Điểm nhấn là phần nước sốt cay quyện vị chua ngọt mang đặc trưng của ẩm thực Lào. Ảnh: KhaoLao.VN.
Bulgogi, đặc sản Hàn Quốc, từng được độc giả của CNN (Mỹ) bình chọn vào top 50 món ngon nhất thế giới. Thịt bò để làm bulgogi được thái lát mỏng, tẩm ướp kỹ trong hỗn hợp nước tương, dầu vừng, tỏi, hành tây, gừng, đường, rượu… đến khi ngấm đều rồi nướng chín trên bếp than. Khi ăn, người ta cuộn thịt trong rau xà lách hoặc lá vừng, ăn cùng kim chi chua cay để giảm độ ngấy. Ảnh: Serious Eats.
Bún num bò chóc là đặc sản Campuchia được nhiều thực khách Sài thành yêu thích. Thành phần tạo nên hương vị đặc trưng của món này là mắm bò hóc, cá lóc, ngải bún và trái trúc. Ngoài ra, rau thơm, rau muống bào, bắp chuối, bông điên điển… cũng được ăn kèm làm lôi cuốn vị giác người thưởng thức. Ảnh: Hotu6996.
Xôi mít với sắc màu bắt mắt là một trong những món ăn chuẩn vị Thái Lan được giới trẻ ưa chuộng. Phần xôi nếp dẻo được nhồi trong múi mít đã tách hột và rắc thêm đậu phộng, mè, dừa nạo cùng nước cốt dừa thơm béo. Đây là hương vị lý tưởng cho những tín đồ hảo ngọt, hảo nếp. Ảnh: Hoanglam.foodie, Shesimmers.
Kem là món tráng miệng đốn tim giới trẻ bất kể mùa nào trong năm. Tại TP.HCM, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm bánh mì kẹp kem độc đáo, lạ vị. Món ăn đường phố này có xuất xứ từ Singapore. Bạn có thể chọn loại bánh kẹp waffle giòn tan hay sandwich mềm mại để kết hợp cùng các vị kem tự chọn. Vị chocolate, bạc hà, sầu riêng, trái cây, thạch dừa, phúc bồn tử hay vanilla mang lại độ béo ngọt khác nhau. Ảnh: Hawkestar_hcm, Nguyenfoodalic.
"Đặc sản" một thời khốn khó
Cháy cơm sẽ tự tróc ra khỏi nồi, óng màu cánh gián, thơm mùi mắm mỡ. Món này cứ phải ăn ngay, ăn nóng mới thật ngon.
Thế hệ tôi, hẳn ai cũng cảm thấy mình giàu có, cái giàu ở đây là giàu về hiểu biết, về cảm xúc và về kí ức. Bởi, thế hệ chúng tôi đã được trải qua ít nhất hai thời kỳ xã hội, đủ để thấy rõ từng thứ thay đổi thế nào.
Ký ức rõ nét nhất về căn bếp của nhà tôi ngày xưa là cơm cháy, nói chính xác hơn là món "cháy cơm". Ngày xưa nấu cơm nồi gang, đốt mùn cưa, rơm hoặc củi. Để có được nồi cơm chín đều là không dễ. Nấu không khéo thì cháy hoặc khê cả nồi, nên cháy cơm thực ra cũng không phải món xa xỉ như bây giờ, có khi còn là nỗi ám ảnh của cả nhà!
Ngày xưa, "cháy cơm" không phải là món xa xỉ như bây giờ mà là nỗi ám ảnh của cả nhà.
Chị tôi thuộc tuýp phụ nữ thuần Việt. Những việc vặt hay chăm sóc mọi người trong nhà chị đều đảm đương trọn vẹn. Món cháy cơm của chị cũng khiến tôi nhớ mãi không quên. Vừa nấu cơm vừa dọn dẹp nhà cửa, vừa trông em, nhưng chị luôn nhớ khi nồi cơm cạn là ra "vần" cho nồi cơm chín đều, chỉ có một ít cháy.
Cháy cơm nồi gang thì chẳng cần tả nhiều, lớp cháy mỏng vàng rộm, giòn thơm. Mỡ lợn thời đó với nhà nghèo "quý như vàng", nhưng thi thoảng vì chiều thằng em là tôi mà chị vẫn lấy một ít để làm món cháy cơm thêm phần hấp dẫn. Khi cơm chín, chị xới hết cơm sang nồi khác, để lại phần cháy mỏng ở đáy nồi, rồi rưới đều một thìa mỡ lợn và một ít mắm lên trên và lại đặt lên bếp. Tiếng củi lửa cùng tiếng cháy nổ giòn tí tách thật kích thích các giác quan.
Cơm cháy với lớp cháy mỏng vàng rộm, giòn thơm đầy hấp dẫn (Ảnh minh họa).
Người ta bảo "đói mờ mắt" nhưng người tôi thì mới nghe tiếng tí tách trong nồi thôi là sáng bừng cả mắt. Cháy cơm sẽ tự tróc ra khỏi nồi, óng màu cánh gián, thơm mùi mắm mỡ. Món này cứ phải ăn ngay, ăn nóng mới thật ngon.
Thằng em thì lúc nào cũng vòi vĩnh món mới, còn chị thì lại hay mềm lòng chiều các em. Chỉ cần nghe thấy món gì hay, món gì lạ là chị tìm hiểu và làm bằng được. Đơn giản như món "Kho quẹt" ở tận miền nam mà chị tôi cũng làm bằng được cho thằng em nhỏ. Cũng chính vì thế mà chị luôn cực kỳ quan trọng với tôi.
Ở bên chị, tôi hiểu rằng dù chỉ là vài muỗng nước mắm, vài muỗng đường, một chút tiêu, một chút hành khô, một chút tóp mỡ là có ngay món kho quẹt đựng trong nồi đất bé như lòng bàn tay. Nhưng khi làm phải chú tâm và đặt cả tấm lòng của mình vào trong đó thì kho quẹt mới vừa miệng và sánh đẹp.
Cơm cháy ăn cùng chút kho quẹt là "ngon hết sẩy" (Ảnh minh họa).
Chị tôi thường nói bí quyết để có nồi kho quẹt ngon là phải có miếng mỡ gáy heo, luộc qua rồi xắt hạt lựu, rán lấy tóp mỡ béo giòn nhưng không ngấy. Nếu lười biếng mà dùng dầu ăn thay thế là hỏng bét. Kho quẹt ngọt ngọt béo béo lại cay cay thấm đẫm từng hạt cơm cháy giòn tan. Nói thôi cũng đủ thấy nhớ, đủ để ứa nước bọt rồi. Kho quẹt không chỉ ngon "hết sẩy" với củ quả luộc mà còn "trên cả tuyệt vời" với cơm cháy.
Cuộc sống dân dã, những món ăn thân thuộc luôn chứa đựng những ký ức ngọt ngào. Mỗi món ăn thời khốn khó (nay thành đặc sản) đâu chỉ là chuyện ăn uống.
Cá lau kính - loại thực phẩm sở hữu vẻ ngoài xấu xí nhưng thơm ngon tới mức được người miền Tây so sánh như thịt gà Đã bao giờ bạn được nhìn thấy và ăn thử thịt của loài cá lau kính này chưa? Miền Tây Nam Bộ không chỉ hút hồn du khách bởi những vùng sông nước trù phú, hàng loạt địa danh văn hoá - lịch sử ấn tượng và con người nồng hậu, chất phác. Nơi đây còn sở hữu biết bao đặc sản thơm...