Ga ngầm Metro đầu tiên được hoàn thành ở Sài Gòn: Ngỡ như “thiên đường” dưới lòng đất, thiết kế theo kiến trúc của Nhà hát Thành phố
Toàn bộ các hoạ tiết, màu sắc tường, ánh sáng,… của nhà ga ngầm đầu tiên vừa hoàn thành của tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên được thiết kế theo lối kiến trúc của Nhà hát Thành phố. Đây là điểm nhấn đặc biệt của các nhà ga ngầm, mỗi nhà ga sẽ mang một kiến trúc riêng của theo từng địa danh.
Mới đây, tầng B1 ga Nhà hát Thành phố (quận 1) thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên (Metro số 1) cơ bản đã hoàn thiện. Đây là hạng mục đầu tiên của dự án nhà ga ngầm thuộc tuyến Metro được hoàn thành và hoàn thành trước tiến độ gần 100 ngày so với kế hoạch ban đầu của nhà thầu.
Và đặc biệt hơn khi một phần của nhà ga ngầm Metro được hoàn thiện trước dịp lễ 30/4/2020, mang dấu ấn to lớn trong việc phát triển đô thị của TP. HCM. Để có được những thành quả hơn mong đợi ấy, toàn bộ công nhân, kỹ sư, thiết kế,… của Việt Nam và Nhật Bản đã nỗ lực thi công xuyên mùa dịch Covid-19, để có thể đón người dân vào tham quan trong dịp lễ 30/4 tới đây.
Phía trên mặt đất của ga ngầm Nhà hát TP được cải tạo thành vườn hoa.
Có cơ hội bước vào bên trong nhà ga ngầm Nhà hát Thành phố, điều đầu tiên ập vào mắt chúng tôi là sự choáng ngợp.
Một kỹ sư trong Ban quản lý đường sắt đô thị cũng giới thiệu về công trình đặc biệt này đó là toàn bộ kiến trúc bên trong nhà ga ngầm này đều theo kiểu kiến trúc của Nhà hát Thành phố đang hiện hữu. Những gam màu trên tường, ánh sáng, hoạ tiết trang trí,… đều mang hơi hướng của nhà hát.
Có 5 vị trí có thể tiếp cận đi xuống nhà ga ngầm Nhà hát TP.
Anh kỹ sư này cũng chia sẻ thêm, tất cả 3 nhà ga ngầm của tuyến Metro số 1 cũng sẽ được thiết kế theo kiến trúc của từng địa danh, như ga Nhà hát TP thì kiến trúc theo Nhà hát TP, ga Bến Thành thì kiến trúc theo chợ Bến Thành, ga Ba Son cũng vậy.
Tất cả 3 nhà ga ngầm đều theo kiến trúc của từng địa danh để khi người dân đi tàu sẽ cảm nhận được mình đang ở nhà ga nào.
Ga ngầm Nhà hát TP hiện có 5 vị trí có thể tiếp cận đi xuống, gồm đoạn trước cửa Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, khu vực đường Lê Lợi, khu vực Sài Gòn Square và khách sạn Rex – tất cả đều là những vị trí xung quanh Nhà hát TP.
Không gian của nhà ga Nhà hát TP được thiết kế khá rộng từ khu vực bán vé, đi dạo tham quan, đi tàu,… với chiều dài 190m, rộng 26m.
Cầu thang đi xuống tầng 1 nhà ga ngầm.
Toàn bộ ga ngầm gồm 4 tầng, riêng tầng B1 đã hoàn thiện cơ bản, 3 tầng còn lại đang xây dựng. Tầng 1 là nơi đặt các trang thiết bị phục vụ hành khách (sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí tự động, nhà vệ sinh), phòng hướng dẫn thông tin cho hành khách.
Từ tầng B1 này hành khách sẽ di chuyển thông tới tầng B2 và B4, cả 2 tầng này là sân ga, nơi tàu dừng, đỗ để đón trả khách. Còn tầng B3 được thiết kế để trang thiết bị cho nhân viên ga, trung tâm kiểm soát thảm họa, khu vực nghỉ ngơi và các phòng thiết bị điện, máy điều hòa không khí và hệ thống thông gió, phòng cơ điện (hệ thống bơm nước thải), các ống thông gió của nhà ga.
Khách xuống tầng 1 sẽ vào khu mua vé.
Việc đi lại giữa các tầng khi đi tàu được thiết kế thuận tiện cho hành khách, đặc biệt có vạch kẻ nổi bật dành người khiếm thị. Ngoài ra còn có thang máy, thang cuốn và thang bộ kết nối giữa các tầng. Đặc biệt lối đi cho khách tham quan nhà ga khá rộng rãi (khoảng 6 mét), người dân có thể thoải mái đi dạo dưới không gian như một sân khấu hiện đại giữa lòng đất trung tâm Sài Gòn.
Ban Quản lý đường sắt đô thị TP. HCM chia sẻ, sẽ tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan triển khai tăng tốc thi công các hạng mục tiếp theo của dự án như: lắp đặt hệ thống đường ray, hệ thống cơ điện, thông tin tín hiệu … trên toàn tuyến và lắp đặt trang thiết bị, hoàn thiện tại các nhà ga, đảm bảo hoàn thành 85% khối lượng dự án trong năm 2020, hướng tới mục tiêu phấn đấu đưa dự án vào vận hành và tiến tới vận hành khai thác cuối năm 2021.
Sau khi mua vé, khách sẽ đi qua cổng kiểm soát vé lần nữa.
Quầy thông tin dành cho khách hàng.
Thông tin và hình ảnh về tuyến Metro.
Hành lang được ngăn cách bằng kính cường lực.
Hệ thống PCCC và điện đã được lắp đặt.
Những ô cửa được lắp bảng điện tử.
Vạch kẻ vàng dẫn lối vào thang máy đi các tầng dành cho người khiếm thị.
Không gian, gam màu,… được thiết kế giống như kiến trúc của Nhà hát Thành phố.
Không gian rộng rãi cho khách đi lại.
Mọi chi tiết của tầng ngầm B1 đã hoàn thành.
Thiết bị được nhập từ Nhật Bản.
Cầu thang cuốn đi từ tầng 1 xuống tầng 2.
Kỹ sư Nhật Bản nhìn lại tay vịn cầu thang bộ sau khi đã hoàn thành.
Tầng 2 của nhà ga ngầm đang được xây dựng.
Đường hầm tàu chạy.
Tứ Quý, Clip: Kingpro
Anh có hai con với tôi mà chưa chịu bỏ vợ
Tôi yêu anh, người hoàn hảo về trình độ, sự hiểu biết, kinh tế khá, tình cảm thân thiện, niềm mơ ước của bao phụ nữ.
Xin nói qua về gia đình tôi: Tôi sinh ra ở nông thôn, bố làm cán bộ xã, mẹ làm nông dân nên chỉ có hai chị em chúng tôi được đi học, còn anh trai cả học hết cấp 3 rồi xin làm phụ xe đường dài. Khi tôi 23 tuổi, tốt nghiệp đại học, anh trai nhở người quen xin cho đi làm ở một công ty lớn trên huyện. Tôi xinh, trẻ nên có nhiều kỹ sư và công nhân trong công ty để ý, thích tôi. Tôi không ưng họ vì thấy họ nghèo, người được mặt nọ thì chẳng được mặt kia, nhìn ai cũng thấy ít nhiều khiếm khuyết.
Người yêu tôi là sếp lớn trong công ty, nhiều hơn tôi 18 tuổi. Tôi biết mối tình này ngang trái vì anh đã có vợ con. Tôi sinh bé thứ nhất với anh khi 25 tuổi. Bố mẹ lúc đầu phản đối nhưng sau khi gặp anh, nói chuyện vài lần lại rất ưng ý và vun vén cho chúng tôi. Một mặt bố mẹ bảo anh không được bỏ vợ nhưng tôi ngầm biết bố mẹ và gia đình ưng anh lắm. Tuy nhiên mối quan hệ của chúng tôi không được công khai, anh hay tới thăm mẹ con tôi trong "bóng tối". Nhiều lần tôi đề nghị anh dành ngày lễ, ngày nghỉ cho chúng tôi nhưng chưa bao giờ được đáp ứng. Anh luôn miệng bảo tôi rằng trẻ con phải có cả cha lẫn mẹ, muốn tôi không được rời bỏ anh. Cứ mỗi lần tôi dỗi, dọa lấy người khác là anh lại tìm đến hứa hẹn sẽ bù đắp, mang cho tôi cuộc sống hạnh phúc và để con tôi không bị mang tiếng ở đời là không cha. Những lời hứa hẹn của anh, mong muốn anh là của tôi, thêm việc muốn trả thù vợ anh vì đã xúc phạm tôi, tôi sinh tiếp bé thứ hai với anh khi bé đầu được 2 tuổi.
Khi sắp sinh bé thứ hai, tôi được tin anh cùng vợ chuyển về quê sinh sống, các con anh vẫn ở tại căn nhà to đẹp nơi gia đình anh ở và từng là niềm ao ước của tôi mỗi lần tới chơi. Nghe nói vợ chồng anh mở nông trại lớn, làm ăn phát đạt. Từ ngày anh về quê, hiếm lắm mới đến thăm mẹ con tôi. Trước kia hai ba lần trong tháng anh tới chơi, thăm chúng tôi, nay hai ba tháng một lần anh mới tới. Tôi hỏi thì anh kêu bận nhưng vẫn ngọt ngào như ngày nào. Trừ lúc anh chủ động gọi điện, còn tôi gọi thì lúc được lúc không. Con mới sinh nay ốm mai đau chỉ có ông bà ngoại chăm lo, đưa đi viện, ngay cả bé đầu ốm đau cả năm mà anh chỉ chăm được 2, 3 lần,
Tuổi thanh xuân của tôi hy sinh cho anh, giờ nhận được điều gì? Hàng tháng anh vẫn chu cấp tiền nuôi con nhưng tôi cần cuộc sống vợ chồng, gia đình xum vầy. Hai lần tôi sinh nở anh đều không có mặt, hai đứa trẻ sinh ra không được cha đón tay ôm ấp như những đứa trẻ khác. Tôi nói ra đây chắc hẳn mọi người sẽ không đồng cảm nhưng thực tế bản thân có hai đứa con với anh. Tôi mong anh bỏ vợ để cưới mình mà không dám nói, sợ anh đánh giá tôi xấu xa. Tôi từng chứng kiến vợ chồng anh hạnh phúc, đi đây đó trong nước ngoài nước, thầm ghen khi thấy anh tặng chị những món đồ đắt tiền. Tôi ước ao rồi mình cũng có cuộc sống như thế.
Tuổi trẻ trôi qua nhanh lắm, tôi giờ 30, anh sắp 50 rồi mà chúng tôi còn chưa được công khai. Tại sao vợ anh không buông tha khi bao năm nay đã biết anh ngoại tình và có con với tôi? Chị giàu có, thu nhập tốt, công việc ổn định, hai đứa con trưởng thành, chị giữ anh để làm gì? Tôi nghèo nên có quyền ước ao. Tôi yêu anh, chả nhẽ lại có tội? Tôi có nên gặp vợ anh hỏi cho ra nhẽ hay tiếp tục chờ đợi anh và tin lời hứa hẹn? Tôi có nên về quê tìm anh, sinh hai bé cho anh mà mẹ anh chỉ đến thăm cháu được vỏn vẹn hai lần. Tôi rất cần những lời khuyên, hình như bản thân đang ở ngõ cụt cuộc đời.
Thùy
Chuẩn bị tháo gỡ rào chắn tuyến metro số 1 trước Nhà hát TP Dự kiến tới 30-4, rào chắn của gói thầu CP1b Ga Nhà hát TP sẽ được tháo gỡ rào chắn, trả lại mặt bằng phía trước Nhà hát TP. Theo Ban Quản lý Đường sắt Đô thị (MAUR) tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đến nay đã đạt hơn 71,1% khối lượng tổng thể và quyết tâm đạt 85% khối...