Gà mái đẻ, gà không đầu: Siêu thị nơi quyết từ chối, nơi bán vô tư?
Trong khi “gà mái đẻ”, “gà không đầu” vẫn bày bán rộng rãi tại nhiều siêu thị, chợ ở TP.HCM thì một số doanh nghiệp cương quyết không kinh doanh sản phẩm này. Ngược lại, một số siêu thị lớn khác thì cho rằng, nếu cơ quan chức năng không cấm nhập, tại sao lại bắt doanh nghiệp không được phép bán?
Như Dân Việt đã đưa tin, thời gian gần đây, gà mái đẻ được nhiều người bán hàng rong chở đi khắp các phố ở ngoại ô TP.Hồ Chí Minh rao bán với giá “siêu” rẻ, chỉ từ 70.000 đồng/con. Mỗi con nặng từ 1,2 – 1,5 kg.
Thông tin chính thức từ Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), đơn vị chủ quản của siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile, Cheers,… cho biết, hệ thống bán lẻ này chỉ bán những sản phẩm thịt gà tươi có xuất xứ trong nước mà không bán loại gà mái không đầu, không chân, không nội tạng chưa rõ nguồn gốc với giá cực rẻ như hiện có trên thị trường.
Cụ thể, theo ông Đỗ Quốc Huy – Giám đốc Marketing Saigon Co.op, lý do chính mà hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op không đưa sản phẩm gà không đầu vào kinh doanh là do lo ngại về xuất xứ và chất lượng sản phẩm. Nhà bán lẻ này cũng ưu tiên cho hàng trong nước.
Saigon Co.op cho rằng, doanh nghiệp này kiên quyết không bán “gà mái đẻ” giá rẻ không rõ nguồn gốc. Ảnh: T.H
Cũng theo ông Huy, hiện tại Saigon Co.op đang có nguồn cung cấp mặt hàng thịt gà tươi rất dồi dào, chỉ riêng các doanh nghiệp bình ổn giá đã có gần chục đơn vị cung cấp như Ba Huân, San Hà, Phạm Tôn, Bình Minh, CP, Unitek, Sagrifood,…
Các đơn vị này cung cấp cho hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ của SaigonCoop các loại sản phẩm gà tươi nguyên con, gà pha lóc, đùi tỏi, đùi 1/4, cánh gà, má đùi gà, gà 1/2 con,…
Các sản phẩm này được siêu thị bán tươi trực tiếp hoặc tẩm ướp, chế biến sẵn để tăng tính tiện lợi cho khách hàng. Mức tiêu thụ trung bình hiện nay của hệ thống bán lẻ Saigon Co.op là từ 300 – 400 tấn mỗi tháng. Các sản phẩm này đều phải được kiểm dịch và có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng mới được đưa vào siêu thị kinh doanh.
“Saigon Co.op kiên quyết không bán trái cây Trung Quốc và gà thải loại Hàn Quốc ngay từ đầu vì cho rằng các sản phẩm này đều có nguy cơ cao về độ an toàn vá giá trị dinh dưỡng. Do đó, hệ thống bán lẻ của đơn vị cũng nói không với loại gà mái “ba không” (không đầu, không chân, không nội tạng), chưa rõ nguồn gốc để đảm bảo an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng”, ông Huy nhấn mạnh.
Video đang HOT
Hầu hết thịt gà bán tại các kênh bán lẻ thuộc Saigon Co.op đều có nguồn gốc nội địa. Ảnh: T.H
Trong khi đó, ông Đoàn Diệp Bình – Trưởng phòng Truyền thông & Thương hiệu LOTTE Mart, cho biết: LOTTE Mart nhập bán sản phẩm gà dai là để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Cụ thể, mức thu nhập của người dân là đa dạng, vì vậy sẽ xuất hiện hai đối tượng khách hàng là bình dân và cao cấp. Việc nhập khẩu để đa dạng các loại hàng hóa, thực phẩm để phục vụ đa dạng khách hàng là tiêu chí đối với các siêu thị.
Ông Bình cho rằng, hiện sản phẩm gà dai Hàn Quốc của LOTTE Mart đều có giấy chứng nhận nhập khẩu của Cục Thú y, giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất hàng về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho con người.
Sản phẩm gà dai đang được bán tại LOTTE Mart đều có đầy đủ giấy tờ chứng nhận về nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng của cơ quan chức năng, được siêu thị bảo quản, bày bán theo đúng quy chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ quan chức năng.
Giá gà mái đẻ rất rẻ, chỉ từ 50.000 – 70.000 đồng/con nặng từ 1,3 – 1,7 kg. Ảnh: T.H
Theo ông Bình, nếu cơ quan chức năng đã kiểm nghiệm và chứng nhận sản phẩm gà dai vẫn ở ngưỡng an toàn thì không có lý do gì mà người tiêu dùng trong nước không thể sử dụng. Trường hợp có khuyến cáo hay kết luận không được phép kinh doanh, bày bán sản phẩm gà dai Hàn Quốc, khi đó, doanh nghiệp mới phải ngưng kinh doanh sản phẩm này.
“Nếu sản phẩm có đầy đủ chứng nhận giấy tờ nguồn gốc rõ ràng và được cơ quan chức năng cấp phép thì LOTTE Mart vẫn bán để tiếp tục phục vụ nhu cầu khách hàng”, ông Bình cho hay.
Theo Bộ Công Thương, trong 6 tháng đầu năm 2018, lượng gà nhập khẩu lên đến gần 89.000 tấn, trị giá hơn 84 triệu USD, trong đó có gà dai Hàn Quốc, gà thải loại,…
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ cho rằng, loại gà mái đẻ, không đầu không chân này chính là gà thải loại nhập khẩu từ Hàn Quốc, Mỹ…
Ông Ngọc cho hay, gà thải loại đã được nhập khẩu về Việt Nam nhiều năm nay. Đến thời điểm này, các công ty ở Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu loại gà thải loại từ Hàn Quốc về với giá rất rẻ, chỉ trên dưới 20.000 đồng/kg. Do đó, trên thị trường loại gà thải loại xuất hiện tràn lan là điều hết sức bình thường.
Theo Danviet
Giật mình: Gà không đầu, không chân bán la liệt giá chỉ 50.000 đ/kg
Gần đây, những con gà mái không rõ nguồn gốc được bày bán trên thị trường với giá khá rẻ, chỉ dưới 50.000 đồng/kg.
Mới đây, tại một số chợ gần khu công nghiệp hay một số tuyến đường của quận Bình Thạnh và quận Thủ Đức (TP.HCM), "gà mái đẻ" được rao bán với giá chỉ 40.000-50.000 đồng/kg.
Loại gà này là đã được làm sạch, không đầu, không chân, không có bao bì, nhãn mác và được quảng cáo là thịt dai, ngon, giá chỉ khoảng 50.000 đồng/kg.
Đặc điểm của loại gà này là đã được làm sạch, không đầu, không chân, không có bao bì, nhãn mác và được quảng cáo là thịt dai, ngon. Trọng lượng mỗi con dao động 1,2-1,7 kg/con.
Theo tìm hiểu, một số tiểu thương cho rằng gà không đầu, không chân là vì được cắt riêng để bán.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, khẳng định với báo chí rằng không có chuyện này, mà bản chất gà thải loại khi nhập về đã không có đầu, chân.
Theo ông Ngọc, khi nhập khẩu thịt gà, nếu nhập nguyên con doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải chịu mức thuế là 40%, nhưng nếu xẻ nhỏ từng bộ phận ra thì thuế nhập khẩu chỉ còn là 20%. Do đó, doanh nghiệp thường cho cắt bỏ đầu, chân để được hưởng thuế suất nhập khẩu 20%.
Ông Ngọc cũng nhận định loại "gà mái đẻ" mà một số điểm rao bán còn được một số nơi giới thiệu là gà dai Hàn Quốc.
Những con "gà mái đẻ" được bày bán với mức giá khá rẻ. Ảnh: Tuổi Trẻ
Các sản phẩm này chủ yếu được nhập từ Hàn Quốc nhưng thực chất là gà loại thải sau 2-3 năm nuôi để khai thác trứng nên không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.
"Trong quá trình khai thác trứng, người nuôi thường tiêm phòng nhiều vaccine, có hại cho sức khỏe người tiêu dùng nên các nước thường chỉ dùng làm thức ăn cho động vật chứ không bán cho người dùng" - ông Ngọc cho biết.
Trước những thông tin ấy, người tiêu dùng không tránh khỏi hoang mang về độ an toàn chất lượng của sản phẩm. Người dùng Facebook Nguyễn Thanh Vũ thắc mắc: "Nếu nói như vậy thì tại sao cơ quan chức năng lại để nhập loại gà này về để bán cho người dân làm thực phẩm?".
Bạn Hoàng Nguyễn cho rằng: "Hết rác công nghiệp đến rác thực phẩm. Ở các nước tiến bộ, thịt là loại thực phẩm cấm nhập, kể cả các sản phẩm từ thịt như bột nêm từ xương".
Bạn Mai Lan lo ngại: "Tại một siêu thị có bán loại gà dai quay vàng nguyên con chỉ khoảng 72.000 đồng/kg. Phải là loại gà Hàn Quốc già nuôi đẻ trứng không? Giá rẻ nhưng ăn có hợp cho sức khỏe không?".
Theo một chủ mối phân phối gà công nghiệp và gà ta, thông thường chính những loại gà không đầu, không chân này lại được các quán cơm, phở, cháo ưa chuộng và nhập về làm nguyên liệu bởi giá thành rẻ hơn các loại gà thông thường.
Theo N.Hà (Người Lao động)
Mọc ồ ạt như nấm tràm sau mưa, dân rủ nhau đi hái thu tiền triệu Đến với vùng thượng Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời điểm này, bạn sẽ được thưởng thức nấm tràm - một món ăn dân dã mà thơm ngon. Nấm tràm rất đắt khách vì thế nhiều người dân miền núi đã tranh thủ vào rừng hái loài đặc sản mới này, thu tiền triệu mỗi ngày. Nấm tràm màu nâu tím, có vị nhẫn...