Gà luộc, bánh chưng xanh ngon cũng cần mẹo
Bàn thờ cúng gia tiên ngày Tết không thể thiếu đĩa gà luộc, chiếc bánh chưng xanh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách luộc gà sao cho bóng đẹp, không nát; bánh chưng xanh, chắc, bảo quản được lâu. Hãy để chúng tôi tổng hợp mẹo giúp bạn nhé.
1. Luộc gà ngon phải làm sao
Gà là thực phẩm quen thuộc, không chỉ vậy, gà còn là món ăn hay xuất hiện trên mâm cỗ, nhưng bạn đã biết cách luộc gà ngon và đúng chưa?
- Đầu tiên phải biết cách chọn lựa gà, bạn nên chọn mua gà ta, nếu chọn mua gà sống thì bạn nên chú ý chọn gà khoẻ mạnh, có lông bóng mượt, áp sát thân, màu lông sáng. Với gà ta đã làm sẵn, chọn con có da màu vàng nhạt tự nhiên và mỏng đều toàn thân, thịt săn chắc, phao câu nhỏ, mỡ vàng không nhiều ở phần cổ và phần đùi. Gà công nghiệp luộc thịt sẽ bị mềm bở, không giòn và ngon, vì vậy bạn nên chọn gà ta hoặc gà thả vườn. Nên luộc gà tươi là tốt nhất, nếu để đông lạnh cần rã đông hoàn toàn rồi mới luộc.
- Đun sôi nước rồi cho gà vào đun để bớt mùi hôi, sau đó đó lại đặt gà vào nồi nước dùng, thêm nước ngập qua mình gà, thêm vài lát gừng và hành hoa cuốn để làm giảm mùi tanh và của gà.
- Khi luộc để bụng gà hướng xuống dưới và đổ nước sao cho vừa ngập cả con gà là được. Nồi luộc không nên quá to vì thời gian luộc sẽ lâu hoặc quá nhỏ cũng khó trở gà cho chín đều.
- Để lửa lớn trong 10 phút, lật thân gà, đun tiếp trong 5 phút nữa. Tắt bếp, để gà ngâm trong nồi khoảng 10 phút trước khi vớt ra. Khi vớt gà ra, ngâm ngay vào nước lạnh, để mặt da gà xuống dưới. Sau khi làm lạnh mặt da gà, lật lại để cả thân gà được làm lạnh hoàn toàn.
2. Để bánh chưng xanh tự nhiên
- Một số nơi ở miền Trung, trước khi gói bánh tét, người ta ngâm nếp qua nước tro. Nước tro cũng là môi trường kiềm nên sau khi nấu, nếp trong bánh mau chín và rất trong. Cách này cũng có thể áp dụng hiệu quả với bánh chưng.
Video đang HOT
- Dùng lá giềng (riềng) giã nhỏ lấy nước trộn với nếp ngay trước khi gói bánh, như vậy bánh sẽ có một màu xanh suốt từ vỏ đến nhân và lại có một mùi thơm rất đặc biệt nữa.
- Ngâm nếp trong nước dứa từ 1 đến 3 giờ hoặc vắt chanh vào nếp trước khi gói, như vậy bánh sẽ mau chín hơn. Nhưng không nên ngâm lâu vì nếp có thể bị rã thành bột.
- Lá dong mua về phải được rửa sạch từng lá một qua nhiều nước, xong dùng khăn sạch lau từng chiếc lá. Trước khi gói bánh còn phải chần lá qua nước sôi để diệt hết mầm nấm mốc. Số lượng lá gói mỗi chiếc bánh cũng phải xem thời tiết, trời mát thì gồm 6 lá, còn trời nóng phải dùng 10 lá để bảo quản tốt hơn.
- Nếp phải được đãi thật sạch qua hàng chục nước đến khi nào nước trong mới thôi. Làm như vậy để rửa trôi hết bụi cám bám quanh hạt nếp đi, bánh sẽ trong và lâu bị chua.
- Khi nấu bánh, dùng lá dư chèn dưới đáy nồi và xung quanh mặt trong của nồi để bánh không bị cháy, ngoài ra số lá này cũng làm nước nấu bánh xanh hơn.
- Khi nấu được phân nửa thời gian thì phải vớt bánh ra rửa qua nước lạnh, thay nước toàn bộ nồi bánh rồi nấu tiếp, bánh sẽ xanh, rền và ngon hơn.
- Đối với bánh chưng, khi nấu xong phải có công đoạn ép nước, còn bánh tét thì khi vớt ra, cũng rửa qua nước lạnh rồi dùng tay lăn tròn cho đều bánh.
Hy vọng với một số mẹo hướng dẫn trên, bạn sẽ tự tin với mâm cỗ cúng gia tiên đẹp mắt, chất lượng.
Theo PNO
23 Tết: Làm mâm cỗ đơn giản cúng ông Công ông Táo
Ngày 23 tháng Chạp cùng vào bếp làm một mâm cỗ đơn giản để tiễn ông Công ông Táo về chầu Ngọc Hoàng nhé!
Mâm cỗ đơn giản với những món ăn làm khá nhanh nhưng trang trọng và hài hòa khẩu vị chắc chắn sẽ làm cả gia đình bạn hài lòng.
1. Gà luộc
Bạn có thể luộc gà bằng chính nồi cơm điện của gia đình như vậy vừa đỡ tốn thời gian phải canh lửa bạn chỉ việc cho gà vào nồi và chuyển sang làm món ăn khác. Cực kỳ đơn giản phải không nào?
Để làm món gà luộc thơm ngon và hấp dẫn hơn nữa, bạn có thể dùng cọ phết một lớp dầu mè mỏng lên da gà trước khi chặt. Phần nước luộc gà còn dư bạn có thể thêm nấm, đậu và chút bột năng để nấu thành món súp nấm đậu ngọt thơm mà lại rất thanh. Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách luộc gà này nhé!
(*) Thời gian luộc này là chính xác đối với một con gà 1,3kg; nếu con gà của bạn to hơn thì tùy vào trọng lượng của nó bạn nên tăng thời gian bật nút Cook thêm 5 - 10 phút.
2. Canh sườn tam sắc
Trong thời gian luộc gà bạn quay sang ninh sườn để nấu canh sườn tam sắc nhé! Món canh sườn tam sắc có hạt sen, nấm đông cô và cà rốt không chỉ ngon mà còn giúp mâm cỗ của bạn thêm màu sắc nữa.
Ngoài ra hạt sen có tác dụng kích thích ăn ngon, hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, dưỡng thần, tăng khí huyết, giúp ngủ ngon, phục hồi sức khỏe.
3. Nem rán
Trong mâm cỗ cổ truyền của người Bắc không thể thiếu món nem rán.
Nem rán với vỏ giòn rụm bao xung quanh phần nhân nem đầy đủ vị, cân bằng giữa chất đạm và các loại rau củ khiến món ăn thực sự hấp dẫn. Chẳng biết từ bao giờ món nem đã trở thành món truyền thống của người Việt Nam, nó được người Việt trên khắp năm châu làm đãi bạn bè quốc tế để tất cả mọi người trên thế giới biết đến hương vị đặc biệt của món ăn truyền thống Việt Nam.
4. Dứa xào lòng gà
Tận dụng bộ lòng gà bạn có thể làm món dứa xào lòng gà.
Món xào này khi cúng xong bạn nhớ đảo qua lại trước khi ăn cho nóng nhé! Vị dứa chua ngọt kết hợp với lòng gà béo ngậy sẽ giúp cân bằng vị giác cho bạn.
5. Gỏi xoài
Món gỏi xoài đặc trưng của miền Nam Bộ, bạn có thể thêm món ăn này vào mâm cỗ đơn giản của mình. Nó sẽ giúp cho mâm cỗ của gia đình bạn tròn vị. Và là món ăn chống ngán ghìm bớt vị dầu mỡ của các món còn lại.
Những ai chưa biết hoặc chưa thử hẳn sẽ nghi ngại rằng như vậy món gỏi liệu có tanh không? Ấy vậy mà đã thưởng thức rồi thì lại muốn "ghiền" luôn cái vị chua cay mặn ngọt hài hòa của nước trộn gỏi kết hợp cùng cái thơm, gọt, dai của cá nướng trộn cùng.
Theo PNO
Cách làm mâm cỗ cúng Ông Táo đơn giản Cùng vào bếp làm mâm cỗ đơn giản mà vẫn giữ được nét truyền thống nhé chị em! Trong tâm thức người Việt, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình cũng cố gắng dành thời gian để làm mâm cơm để cúng Ông Táo. Với chị em bận rộn, để chuẩn bị được mâm cỗ cũng đòi hỏi không ít thời...