Gã làm công “báo giá”… tim cậu chủ 2 tỷ đồng
Từ tin nhắn có nội dung rùng rợn: “Giờ thằng Vinh này không cần tiền nữa đâu vì tau đã nhận được một đơn đặt hàng là 1 quả tim trẻ con với giá 2 tỷ đồng nha”, uẩn khúc trong quan hệ giữa ông bà chủ – người làm công đã được làm sáng tỏ.
Ảnh minh họa. Nguồn internet
Bắt cóc cậu chủ đòi tiền chuộc
Tối một ngày đầu tháng 8/2012, chị Trần Thị Thúy (SN 1971, ngụ xã Hải Trường, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) sau một ngày bị mất tích đứa con trai 7 tuổi, đang hớt hơ hớt hải tìm kiếm đã “lăn đùng ngã ngửa” khi nhận được tin nhắn có nội dung rùng rợn như trên.
Ngày 7/8, vợ chồng chị Thúy thất thểu đến công an huyện Hải Lăng báo tin về việc cậu con trai 7 tuổi của mình bị mất tích. Qua trình bày của người mẹ, chiều cùng ngày, bà con trong thôn có nhìn thấy thanh niên tên Thoại là người làm thuê khai thác rừng trồng cho gia đình chị dắt cậu chủ hướng ra QL1A. Khoảng thời gian ấy, anh trai Thoại là Thoan cũng làm thuê tại nhà chị Thúy không thấy về nhà. Theo lời người mẹ, hai anh em người làm công nêu trên không mâu thuẫn gì với gia đình.
Vụ việc nhanh chóng được báo lên công an tỉnh Quảng Trị. Xác định tính chất nghiêm trọng, Ban Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo công an huyện Hải Lăng xác lập Chuyên án 078H để truy xét đối tượng với sự tham gia của hàng chục các điều tra viên dày dạn kinh nghiệm.
Tiếp nhận thông tin, Ban Chuyên án tiến hành rà soát các nhóm đối tượng có khả năng mâu thuẫn, “làm tiền” gia đình cháu bé, không loại trừ hai đối tượng làm thuê là Thoan và Thoại. Bất ngờ khi ấy ngay tại cơ quan điều tra, điện thoại của chị Thúy nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ với nội dung: “Gái ơi (tên thường gọi của chị Thúy), giờ thằng Vinh này không cần tiền nữa đâu vì tau đã nhận được một đơn đặt hàng là 1 quả tim trẻ con với giá 2 tỷ đồng nha”.
Sau phút sợ rụng rời chân tay, chị Thúy được yêu cầu làm rõ và đã khai báo về một người tên Vinh (quê huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) từng làm công cho gia đình mấy tháng trước nhưng nay đã nghỉ. Theo chị Thúy, vì muốn giữ lao động nên chị mắc nợ lại Vinh 5 triệu đồng tiền công, hiện Vinh đã đi làm nơi khác và chưa nhận được số tiền trên. Bà chủ nghi vấn: “Có thể Vinh bức xúc chưa nhận được tiền nên bày trò bắt cóc, tống tiền tôi.”
Xâu chuỗi lại chi tiết, các điều tra viên được biết, Thoại là người cùng quê và có quen biết Vinh. Phải chăng Vinh đã đứng sau chủ mưu và sai khiến Thoại thực hiện vụ bắt cóc? Các trinh sát nhanh chóng thu thập thông tin về người tên Vinh, đồng thời ráo riết lần theo dấu của Thoại.
Vài phút sau, điện thoại chị Thúy tiếp tục nhận tin nhắn từ đối tượng xác nhận đã bắt cóc con chị: “Gái, giờ bọn tao đang giữ con trai mày nè, mày mang 200 triệu ra khách sạn Mê Kông để chuộc con”, kèm theo lời hăm dọa chị Thúy không được báo công an. Lúc này, trinh sát địa bàn báo tin đối tượng Vinh hiện làm ăn tại Thành phố Đà Nẵng. Nghề nghiệp, tên tuổi và các đặc điểm khác của Vinh được gửi đến Công an Đà Nẵng nhờ xác minh.
Video đang HOT
Chỉ ít phút sau, công an tỉnh bạn cho biết đối tượng này đang tạm trú tại huyện Hòa Vang. Khuya cùng ngày, một tổ công tác thuộc Ban chuyên án 078H được sự phối hợp của công an huyện Hòa Vang và các đơn vị công an Đà Nẵng tiếp xúc với Vinh. Vinh xác nhận có mâu thuẫn với vợ chồng chị Thúy về khoản nợ 5 triệu đồng nhưng không hề nhắn tin đe dọa hay bắt cóc cháu Đạt. Qua điều tra, anh Vinh được xác nhận vô can.
Song song, tại Quảng Trị, Ban chuyên án tiếp tục mở rộng truy xét về Thoại và cũng đã nắm rõ ràng những tình tiết về hành trình di chuyển của đối tượng, hiện đang ở Quảng Nam. Ngay lập tức, tổ công tác có mặt tại Đà Nẵng nhận lệnh lần theo dấu vết nghi phạm.
Trước khi rời Đà Nẵng, chiếc ô tô của tổ công tác đã được các đơn vị chức năng cho phép thay từ biển số xanh tỉnh Quảng Trị sang biển số trắng Đà Nẵng nhằm tránh bị lộ khi đi vào địa bàn nghi vấn có đối tượng đang ẩn nấp. Đặc biệt trong chuyến đi này, tổ công tác đã đưa chị gái của cháu bé bị bắt cóc đi theo để dễ dàng xác nhận Thoại khi phát hiện được đối tượng. Địa điểm mọi người hướng tới là xã Ba, thuộc huyện Đông Giang.
Kịch bản tống tiền tinh quái
Chiều tối 8/8, tại một khu vực đông dân cư thuộc xã Ba, người nhận diện phát hiện thanh niên tên Thoại đang có mặt tại đây. Đối tượng nhanh chóng bị bắt. Qua khai thác nóng, danh tính Thoại được xác định là Phan Quang Thoại (SN 1994, ngụ xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An).
Đối tượng đang giữ con tin là Phan Quang Thoan (SN 1992, anh ruột Thoại) hiện ở trong một khu rừng thuộc khu vực khe Đá Bi, thủy điện An Điềm 2, xã Ba. Thoại khai nhận do biết mâu thuẫn của Vinh và bà chủ nên giả danh Vinh, bắt cóc cậu chủ tống tiền bà chủ. Lợi dụng sự thân thiết, tin tưởng của cậu chủ, Thoại rủ bé trai đi ăn kem rồi bắt xe đi luôn.
Theo bàn bạc của hai anh em, trong khi chờ lấy được tiền từ bà chủ, Thoại phải đi kiếm việc để có tiền mua nhu yếu phẩm, còn Thoan ở lại rừng giữ con tin. Sau khi lội bộ hàng chục km, tổ công tác và công an địa phương đến con suối cạn nằm lọt thỏm trong cánh rừng rậm rạp.
Từ phía bên này suối, Thoại cất tiếng gọi: “Anh còn ở bên đó không, sang lấy đồ”. Bên kia có tiếng sang: “Mày mang sang đi”. “Không, đồ nặng lắm, anh sang lấy nhanh lên, em còn đi”, Thoại thúc. Thoan rời lán trại sang bên này suối.
Chưa kịp nhìn rõ ai phía trước thì Thoan đã bị bắt. Cơ quan điều tra thu giữ trên người Thoan sim điện thoại được dùng để nhắn tin cho bà chủ với nội dung hăm dọa và tống tiền trên. Một điều tra viên trong tổ công tác nhớ lại: “Trong quá trình giải cứu, sự an toàn cho nạn nhân là trên hết nên khi dụ được đối tượng ra khỏi lán, chúng tôi đã bớt lo một phần. Nhưng vui nhất là khi vào tận lán chứng kiến cháu bé khỏe mạnh, mọi người mới thở phào nhẹ nhõm”.
Lúc đó là 21h ngày 8/8, nghĩa là chỉ một ngày sau khi nhận được tin báo, cảnh sát đã phá án thành công. Một thành công khác là cháu bé không bị ảnh hưởng về tâm lý vì hai kẻ bắt cóc “nhân hậu” không một lần chửi mắng, đánh đập con tin trong cả quá trình đi từ Hải Lăng đến Đà Nẵng, vào Quảng Nam. Cậu bé thơ ngây hoàn toàn không biết mình bị bắt cóc, chỉ hồn nhiên kể lại là: “Có một lần anh Thoan nói khi nào cha mẹ em đưa tiền để anh xây nhà thì anh sẽ cho em về”.
Tối 9/8, hai đối tượng bắt cóc được di lý về công an tỉnh Quảng Trị để tiếp tục điều tra. Theo khai nhận, hai đối tượng trên từng là nhân công được gia đình chị Thúy thuê để khai thác rừng trồng tại vùng phía tây Hải Lăng. Hai đối tượng thường về nhà bà chủ ăn cơm và chơi đùa cùng những đứa con khác của bà Thúy nên khá thân thiết.
Về nguyên nhân phạm tội, cả hai cho rằng, do trong quá trình làm ăn với gia đình bà Thúy, người phụ nữ này thường “không trả đủ số tiền công và giấu cưa để cho hai anh em không thể tiếp tục khai thác rừng trồng” nên chúng nảy sinh bực tức.
Một điều tra viên của Ban chuyên án chia sẻ thêm về sự việc: “Hành vi của hai đối tượng khó có thể biện minh vì lý do gì. Vì mâu thuẫn nhỏ mà hai nghi phạm lại nhắm vào một đứa trẻ để trả thù rồi tống tiền. Chúng đã bàn bạc, lên kế hoạch từ trước để thực hiện, bằng chứng là đã mua một sim điện thoại mới, lợi dụng mâu thuẫn giữa Vinh và gia đình bà chủ để giả danh đánh lạc hướng cơ quan điều tra. Thậm chí theo phân công, ý định của chúng là khi Thoan đã đưa con tin vào rừng, Thoại sẽ quay lại Quảng Trị để chào gia đình bà chủ xin phép về quê”.
Theo đánh giá của mọi người, một trong những yếu tố lớn nhất dẫn đến sự thành công khi phá nhanh trọng án này là nhờ sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm của Công an 3 tỉnh thành Quảng Trị, Đà Nẵng và Quảng Nam.
Theo Dantri
Lô đề lang thang ký: Dân có hết 'nghiền'? (kỳ 3)
&'Chơi đề ra đê mà ở', cái triết lý sống đã được đúc rút từ khi nạn đề đóm mới bắt đầu xuất hiện nhưng cũng chưa phải là &'liều thuốc' hữu dụng cho dân bớt &'nghiền'.
Từ lô đề đến... giết người
Lô đề đã từng nhấn chìm biết bao cuộc sống bình yên, đưa con người ta vào thảm cảnh, nợ nần chồng chất, cửa tan, nhà nát.
N.H., một người bạn tôi quen trước đây là nhân viên một công ty nước ngoài với mức lương khá ổn. Nhìn vẻ bề ngoài chỉn chu, hào nhoáng ít ai biết H. là một "con nghiện" lô đề. Trong cặp H., lúc nào cũng có vài quyển sổ ghi kết quả đề của vài tháng gần nhất để so sánh, tính xác suất. Cứ mỗi giờ tan làm, H. lại phóng xe đi đến các điểm ghi đề bắt đầu cuộc chơi.
Ban đầu, tiền ghi đề chỉ ở mức vài chục nghìn đồng. Nhưng chỉ sau 4 tháng vật lộn với các con số, cả chục lần thua cũng được một hai lần "trời cho", thắng thì "máu", thua thì cay cú, số tiền ghi đề của H. mỗi lần tăng lên vài trăm nghìn rồi nhanh chóng lên đến vài triệu đồng.
Dần dần, tiền lương hàng tháng gần chục triệu đồng cũng không thỏa mãn được thú đề đóm của H. Hết cắm xe máy rồi vay nợ tiệm cầm đồ nhưng H. vẫn như con thiêu thân trong khi kết quả công việc ngày càng sa sút. Đến lúc dân xã hội đen đến tận công ty, dọa nạt, đòi nợ trước con mắt ngỡ ngàng của nhiều đồng nghiệp, H. phải nhận quyết định thôi việc từ lãnh đạo.
Nếu so với trường hợp của cô giáo Nguyễn Thị T. ở Đông Sơn, Thanh Hóa thì hậu quả mà lô đề mang lại cho H. vẫn là quá nhẹ nhàng.
Nguyễn Thị T., từng là một giáo viên dạy giỏi của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đông Sơn. Do ham mê lô đề, T. dính vào món nợ 100 triệu đồng. Không có tiền trả nợ, lại biết nhà ông H. cùng thôn có con trai đi nước ngoài, kinh tế khá giả, T. đã thực hiện hành vi giết ông H., cướp tài sản và đã phải trả giá bằng cả sự nghiệp lẫn cuộc đời trong song sắt.
Không chỉ riêng trường hợp của H. và Nguyễn Thị T., mỗi ngày, mỗi giờ vẫn có hàng nghìn người tiếp tục nướng mình vào vòng quay của những con số, vẫn có những ông bố, bà mẹ lam lũ cắn răng vay tiền để lặn lội lên thành phố trả nợ lô đề cho con đang tuổi sinh viên.
Hàng ngày vẫn có hàng nghìn người ngồi tính toán với những con số cầu may. Ảnh minh họa
Ma lực sau những con số
Không hiểu lô, đề có sức hút kỳ diệu đến đâu mà dù đã biết trước hoặc tận mắt chứng kiến những hệ lụy nó mang lại mỗi ngày nhưng vẫn khiến nhiều người mê mẩn.
Dù đã "thân bại danh liệt" nhưng H. vẫn chưa thể từ bỏ được những con số. Sau khi thôi việc, đi làm tại một công ty tư nhân, H. lại tiếp tục "nướng" những đồng lương ít ỏi vào lô đề. Cách đây ba tuần, H. trúng đậm một con "ba càng" nên tậu ngay chiếc Nouvo LX nhưng chỉ một tuần sau lại thấy hắn bắt xe bus đi làm. Tôi hỏi H. tỉnh bơ: "Anh lại cắm rồi, chúng nó bảo kiên trì cái gì...cũng được, anh dốc tiền nuôi con 29 hơn hai chục ngày nó không về có cay không, anh vừa đi xem bói, thầy bảo đang đen, phải đợi qua rằm mới có lộc".
Trưa 15/4, trở lại quán nước đường Lương Định Của, tôi lại gặp hai cậu sinh viên đang ngồi "tám" chuyện. Cậu nhuộm tóc vàng, người đậm ngồi than thở: "Đen thật, tao thua mất mấy lít từ đầu tuần rồi, hôm qua định đánh 80 xong lại thôi, cuối cùng nó "đổ" 80 thật mới đau".
Dỏng tai nghe kỹ câu chuyện tôi phát phì cười vì cách "luận đề" của cậu này. Hóa ra sáng hôm đó, cậu ta nhận được một cuộc điện thoại nhầm của một số cố định từ TP HCM. "Đầu số là 08, nếu ghi lộn đầu thì rõ ràng là 80 rồi, ngu vật, sao mày không chơi ngay có phải bây giờ đang ngồi trên đống tiền...", cậu bạn ngồi bên cạnh cũng xuýt xoa.
Tiếp cận với &'dân số má' mới thấy người ta luận đề, tính toán, nghiên cứu như những... bộ môn khoa học thực thụ. Trên thực tế, có người may mắn &'trúng quả' nhưng nếu tính kỹ lại mới thấy mình "lỗ" cả trăm lần so với cái "quả hiếm", nhưng họ vẫn mù quáng, trúng thì bảo có "lộc", thua thường đổ cho... số phận. Và họ lại "kiên nhẫn" chờ lần may mắn sau.
Người chơi càng nhiều, càng ham nên những điểm ghi lô đề mọc lên ào ào để phục vụ nhu cầu. Nhiều người ví lô đề với thuốc lá, ma túy vì cái sự "say" của người chơi khi đã trót dính vào. Nhưng nếu trong ma túy, thuốc lá có chất gây nghiện thì ở lô, đề người ta &'nghiện" vì mù quáng, vì cay cú, vì tin tưởng vào những điều không có thực.
Có lần như "tỉnh" ra được một chút, H. bảo tôi: "Cái này nó như ma túy ngấm vào máu rồi nên dù biết là không tốt nhưng vẫn tìm cách để hít, ai chưa chơi thì đừng có dại mà dính vào".
Theo Báo Đất Việt
Lô đề lang thang ký: Nở rộ... thời số hóa (kỳ 2) Những bài &'thơ đề' hay &'luận đề" vài năm trước giờ đã trở nên &'xưa như Diễm'. Thời nay, chỉ cần trong tay chiếc di động, máy tính, cùng vài thao tác đơn giản, &'dân số má' có thế tiếp cận với vô vàn &'kiến thức' đề đóm. Dạo quanh một vài phố Hà Nội, Đất Việt dễ dàng quan sát những tờ...