“Gã khùng” mê ruộng hoang bỏ làm ông chủ, về quê… trồng lúa

Theo dõi VGT trên

Đang là ông chủ cây xăng dầu và cửa hàng bán gas, bếp gas ăn nên làm ra, bỗng một ngày anh Cao Văn Lâm (sinh năm 1977, ở xã Ngô Quyền, huyện Thanh Miện, Hải Dương) quyết định rẽ ngang để làm một anh nông dân chân lấm tay bùn chính hiệu.

“Gã khùng” mê ruộng hoang

Năm 1999, tốt nghiệp đại học, anh Lâm về làm việc cho Công ty Than Đông Bắc (Quảng Ninh). Làm việc gần 10 năm, anh được tín nhiệm bầu làm quản lý của một tổ sản xuất, thu nhập cả chục triệu đồng/tháng. Khi lấy vợ là giáo viên ở quê, anh xin nghỉ việc về nhà lập nghiệp. Anh đầu tư vào mở cây xăng và cửa hàng bán gas, bếp gas. Công việc buôn bán ngày càng thuận lợi. Bỗng một ngày, ông chủ cửa hàng làm ăn phát đạt lại tự biến mình thành một anh nông dân chân lấm tay bùn.

Gã khùng mê ruộng hoang bỏ làm ông chủ, về quê... trồng lúa - Hình 1

Anh Cao Văn Lâm kiểm tra mạ khay trước khi cấy máy. Ảnh: Thu Hà

Kể về cái nghiệp gắn bó với ruộng đồng, anh Lâm bộc bạch: “Về quê, tôi thấy vào mỗi vụ cấy, gặt, bà con lại nhao nhao đi thuê người gặt với chi phí khá cao. Năm 2011, sẵn có vốn trong tay tôi đầu tư 1 máy gặt gần 300 triệu đồng để phục vụ bà con. Vụ đầu tiên, trừ chi phí tôi còn lãi cả trăm triệu đồng”.

Đi gặt thuê thấy bà con bỏ ruộng ê hề, năm 2012, anh Lâm bèn thuê lại hết ruộng bỏ hoang, tập trung tất cả được gần 40 mẫu để cày cấy. Quyết định này của anh gặp phải sự phản đối dữ dội của gia đình, ai cũng bảo anh là khùng, “sướng quá hóa rồ”… bởi nhiều lão nông tri điền lâu đời còn phải “nhả” ruộng ra, còn anh lại thích ôm đồm thứ người ta bỏ đi.

Phải áp dụng cơ giới hóa

“Người trồng lúa đang hòa hoặc lỗ vì phụ thuộc quá nhiều vào công lao động chân tay, nên muốn hiệu quả nhất định phải áp dụng cơ giới hóa” – anh Lâm nhận định. Nghĩ là làm, anh đầu tư 2 máy làm đất, 2 máy cấy, máy phun thuốc, 2 máy gặt đ.ập liên hoàn.

Anh chọn giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá là giống chủ lực để gieo cấy. Anh Lâm tính, đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất sẽ tiết kiệm được 10% t.iền thuê nhân công; diện tích ruộng rộng lớn, giá trị sản phẩm hàng hóa làm ra sẽ cao hơn 3% so với diện tích manh mún, nhỏ lẻ; t.iền mua vật tư nông nghiệp với số lượng lớn sẽ giảm khoảng hơn 5%. Ngoài ra, tùy theo khả năng tính toán của mỗi người sẽ cho thu lãi thêm từ 5 – 10% nữa…

Chúng tôi đến nhà khi anh Lâm vừa cấy máy thuê ở huyện Bình Giang về. Anh Lâm bảo: “Lúc đầu tôi tiến hành cấy máy, cả làng đổ ra xem vì tò mò. Thấy cấy máy mật độ cây lúa rất thưa (hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 12cm), trong khi bà con hay cấy dày, đã có không ít lời bàn tán, chê bai. Vụ đó bà con cấy dày hỏng ăn, còn mình tôi cấy máy, cấy thưa thóc chất đầy kho”.

Nhân đà thắng lợi, vụ thứ 2 anh cấy máy 40 mẫu nhà mình và cấy thuê 40 mẫu nữa. Trải nghiệm thực tế thấy cấy máy bằng mạ khay giúp cây lúa khỏe, cứng, ít bị đổ, kháng được nhiều loại sâu bệnh, do mật độ thích hợp và cây đẻ nhánh rất khỏe, tiết kiệm được hạt giống nên đến vụ thứ 3 bà con kéo đến nhà anh nườm nượp thuê cấy máy. “Trước đây, t.iền công cấy thủ công 200.000 đồng/sào thuê người còn khó, nhưng tôi cấy máy chỉ lấy 120.000 đồng/sào, cấy mạ khay thì 130.000 đồng. Vụ này tôi cấy máy 70 mẫu của nhà và nhận cấy thuê hơn 200 mẫu cho bà con” – anh Lâm chia sẻ.

Video đang HOT

Theo Danviet

Biến đổi khí hậu: Nguy cơ xóa sổ ngành nông nghiệp Việt

Chỉ cần mực nước biển dâng cao thêm 1m, diện tích đất trồng lúa sẽ giảm đi một nửa, từ 4 triệu ha xuống chỉ còn 2 triệu ha.

Biến đổi khí hậu: Nguy cơ xóa sổ ngành nông nghiệp Việt - Hình 1

Những tháng cuối năm 2015, người ta nói nhiều đến việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng GDP thêm 7%, hay Hiệp định TPP có thể kích GDP lên 10%. Nhưng ít ai để ý rằng biến đổi khí hậu đang đều đặn làm Việt Nam mất đi 5% GDP mỗi năm, tương đương khoảng 15 tỉ USD. Thực tế, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ toàn diện và sâu rộng đến mọi ngõ ngách của nền kinh tế hơn bất kỳ hiệp định thương mại nào, từ nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp cho đến cơ sở hạ tầng. Kéo theo đó là nguy cơ mất việc làm hàng loạt của 53% lực lượng lao động Việt Nam.

Bốc hơi 22% lượng nông nghiệp

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, dinh dưỡng quốc gia và toàn ngành nông nghiệp nghiêm trọng hơn bất cứ cuộc khủng hoảng kinh tế nào từng xảy ra. Khi dân số Việt Nam chạm ngưỡng 120 triệu người vào năm 2020, mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia sẽ càng bị đe dọa nghiêm trọng.

"Biến đổi khí hậu làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo nên các chu kỳ tăng trưởng không bền vững, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam", Giáo sư Trần Thọ Đạt, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, cảnh báo.

Theo phân tích mới nhất về ảnh hưởng của lũ lụt đến GDP của Viện Tài nguyên Thế giới (WRI), trong số 164 quốc gia được khảo sát, Việt Nam đứng thứ 4 về tác hại nghiêm trọng của lũ lụt đến toàn nền kinh tế khi có đến 80% dân số chịu ảnh hưởng. Tổ chức này cũng thống kê rằng lũ lụt đã làm hao hụt đến 2,3% GDP của Việt Nam mỗi năm.

Bão lụt, một ví dụ điển hình của biến đổi khí hậu, sẽ "đánh úp" ngành nông nghiệp đầu tiên bằng cách lấy mất đất canh tác. Khi mực nước biển dâng thêm 1 m, ước tính lần lượt 40%, 11% và 3% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng và các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị nhấn chìm. Khi đó, ngập lụt sẽ "cướp" đất canh tác ở hai khu vực nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam, vì khoảng 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 30% diện tích đồng bằng sông Hồng đang thấp hơn mực nước biển đến 2,5 m. Song hành với đó, diện tích đất trồng lúa sẽ giảm đi một nửa, từ 4 triệu ha xuống chỉ còn 2 triệu ha khi mực nước biển dâng cao thêm 1 m.

Tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng sẽ làm thu hẹp diện tích đất canh tác, khiến hệ số sử dụng đất có thể giảm từ 3-4 lần/năm xuống còn 1-1,5 lần/năm. Nước biển dâng thêm 1 m đồng nghĩa với quá trình ngập mặn sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi 45% diện tích bị nước biển xâm mặn, tương đương với khoảng 1,8 triệu ha đất. Và ước tính sẽ có 85% người dân ở đồng bằng sông Cửu Long cần nhận hỗ trợ về nông nghiệp.

Biến đổi khí hậu: Nguy cơ xóa sổ ngành nông nghiệp Việt - Hình 2

Lũ lụt ảnh hưởng đến 21 triệu người mỗi năm trên toàn cầu, dự kiến sẽ tăng lên 54 triệu người vào năm 2030, chủ yếu do biến đổi khí hậu

Tuy nhiên, hậu quả nghiêm trọng nhất chính là việc suy giảm sản lượng gạo xuất khẩu và an ninh lương thực quốc gia sẽ bị lung lay, kéo theo sự phá sản của hơn 650 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Nghiên cứu độc lập của Giáo sư Trần Thọ Đạt cho thấy, năng suất lúa xuân ở vùng đồng bằng sông Hồng có thể giảm 3,7% vào năm 2020 và giảm tới 16,5% vào năm 2070. Còn năng suất lúa mùa sẽ giảm 1% vào năm 2020 và giảm 5% vào năm 2070, nếu Việt Nam không có các biện pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả.

"Việt Nam sẽ có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng vào năm 2100 vì mất đi gần 22% sản lượng", nghiên cứu này kết luận.

Ở khía cạnh kinh tế, hiện ngành nông nghiệp đóng góp 31 tỉ USD vào kim ngạch xuất khẩu năm 2015, tương ứng 20% GDP của Việt Nam. Nhưng theo ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng vốn đầu tư xã hội vào ngành "bệ đỡ của nền kinh tế" này mới chỉ chiếm 5,4-5,6%. Tỉ trọng doanh nghiệp nước ngoài đổ vốn vào nông nghiệp Việt Nam cũng rất thấp, chỉ đạt 3,1% về dự án và 1,46% về tổng vốn đăng ký vào ngành. Một phần lý do đến từ những nguy cơ hiển hiện trước mắt bởi biến đổi khí hậu.

Cùng với đó, hậu quả liên hoàn của biến đổi khí hậu sẽ tác động lên nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may. Từ đó tạo ra sức ép phải chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp về loại hình, tỉ lệ công nghiệp chế biến, công nghệ cao... Bên cạnh đó, thiệt hại về sản lượng nuôi trồng thủy sản lên tới 40%/năm, kéo theo đó là sự thất nghiệp của gần 3 triệu lao động làm việc trong ngành chế biến thủy sản. Biến đổi khí hậu còn thay đổi hệ thống hạ tầng kỹ thuật quốc gia như hệ thống đê biển, đê sông, các công trình cấp nước và hạ tầng đô thị như cống ngầm thoát nước.

Cuộc cách mạng khí hậu của Việt Nam

Chính phủ Việt Nam, hơn ai hết, đã thấy rõ những mối nguy khủng khiếp mà biến đổi khí hậu có thể gây ra. Việc đoàn Việt Nam đã có những hành động quyết liệt tại Hội nghị COP21 về biến đổi khí hậu vừa diễn ra trong tháng 12.2015 tại Paris, Pháp là một minh chứng. Thứ trưởng Trần Hồng Hà, Trưởng đoàn Việt Nam trực tiếp tham gia đàm phán tại COP21, cho biết trong suốt 13 ngày liên tục của Hội nghị, việc tìm tiếng nói chung giữa các nước về việc giảm lượng khí thải đã diễn ra rất căng thẳng và gay cấn. Chứng kiến giây phút Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius gõ búa chính thức thông báo Thỏa thuận COP21 được thông qua, ông Hà đã không khỏi xúc động và tự hào. Bởi đóng góp của Việt Nam tại hội nghị lần này rõ nét và cụ thể.

Đầu tiên là sự chuẩn bị chu đáo và trước thời hạn Bản đệ trình đóng góp quốc gia tự quyết định (INDC) của Việt Nam gửi cho Ban Thư ký Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC). Kế đến chính là sự chủ động quyết liệt, khi Chính phủ Việt Nam đưa ra tuyên bố lịch sử đóng góp 1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh thế giới giai đoạn 2016- 2020 nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.

COP21 được đ.ánh giá là "cuộc cách mạng khí hậu lịch sử" của nhân loại, vì lần đầu tiên tất cả 195 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia UNFCCC đã đi đến một thỏa thuận buộc tất cả các nước cắt giảm lượng phát thải khí carbon. Mặc dù Thỏa thuận COP21 vẫn dung hòa giữa hai yếu tố ràng buộc pháp lý và tính tự nguyện, nhưng đây là cam kết cao nhất sau 20 năm kể từ khi Nghị định thư Kyoto được ký kết với mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 2 độ C, thúc đẩy nỗ lực để mức tăng này về ngưỡng 1,5 độ C.

Còn nhớ, khi Công ước Copenhagen năm 2009 thất bại, nhiệt độ toàn cầu đã tăng gần 1 độ C, khiến 2010 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử nhân loại. Các nghiên cứu cho thấy, trong 100 năm qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74 độ C. Còn trong 50 năm gần đây, tốc độ tăng nhiệt độ là gần 2 lần so với 5 thập niên trước đó. Điều này đã làm suy giảm khối lượng băng ở 3 bán cầu và là nguyên nhân khiến nước biển dâng trung bình 1,8 mm/năm.

Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng vượt ngưỡng 2 độ C, theo nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc GIEC, chắc chắn 700 đảo của Indonesia và các thành phố hoa lệ như New York, London hay Amsterdam sẽ hoàn toàn biến mất. Đáng chú ý nhất, theo nghiên cứu của GIEC, toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM và Hải Phòng đều bị nhấn chìm khi mực nước biển dâng cao.

Rõ ràng, Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ rất lớn khi mực nước biển dâng cao, trong khi nguyên nhân chủ yếu lại đến từ các quốc gia phát triển. Theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà, khó khăn trong 13 ngày đàm phán COP21 bắt nguồn từ thực tế rằng mức xả thải carbon ra môi trường của các nước phát triển là quá lớn.

Nghiên cứu của Oxfarm về tiêu thụ các nhiên liệu hóa thạch cho thấy, trung bình một người trong nhóm 1% những người giàu nhất thế giới xả ra môi trường lượng carbon cao gấp 175 lần một người thuộc nhóm 10% những người nghèo nhất thế giới. Đứng đầu trong danh sách các nước có lượng khí thải carbon cao nhất trong năm 2015 là Trung Quốc, Mỹ, châu Âu và Ấn Độ.

Biến đổi khí hậu: Nguy cơ xóa sổ ngành nông nghiệp Việt - Hình 3

96 tỉ USD giá trị GDP thế giới bị ảnh hưởng bởi lũ lụt sông trung bình hằng năm

Tín hiệu đáng mừng là Liên hiệp Quốc vẫn đang không ngừng hỗ trợ các quốc gia đang phát triển như Việt Nam tránh khỏi thảm họa biến đổi khí hậu. Ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, VCCI, kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), đã tận mắt chứng khiến nỗ lực của Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon khi vừa điều phối nhóm lãnh đạo các quốc gia đàm phán, vừa trực tiếp đôn đốc cuộc thảo luận của 650 tập đoàn đa quốc gia nhằm tìm tiếng nói chung hành động chống biến đổi khí hậu. "Tôi cảm thấy thật sự xúc động khi cuối cùng, các nước phát triển đã đồng thuận sẽ cung cấp ngân sách 100 tỉ USD/năm đến tận 2025 cho công cuộc này. COP21 đã mở ra một kỷ nguyên mới hợp tác toàn cầu và là cuộc cách mạng khí hậu tiêu biểu của nhân loại", ông Vinh chia sẻ.

Thỏa thuận COP21 nêu rõ, các nước đã cam kết tổng lượng khí thải carbon từ nay đến năm 2030 sẽ không vượt quá 55 tỉ tấn. Điều này sẽ có thể giúp 7,3 tỉ người tránh được những hậu quả từ biến đổi khí hậu trong những thập niên tới.

Doanh nghiệp Việt nhập cuộc tư duy xanh

Trong suốt 6 ngày thảo luận cùng nhóm 650 tập đoàn đa quốc gia, ông Nguyễn Quang Vinh đã tham gia thảo luận 3 chủ điểm giải pháp lớn từ chính quá trình hành động của doanh nghiệp Việt trong những năm vừa qua. Đầu tiên là sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng thay thế nguyên nhiên liệu hóa thạch. Tiếp đến là tìm kiếm các giải pháp nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm xả thải, hướng đến phát triển mô hình kinh doanh bền vững. Cuối cùng là mục tiêu xây dựng mô hình các thành phố tăng trưởng xanh, các tập đoàn đa quốc gia sản xuất xanh.

"Nếu như chính phủ các quốc gia đóng vai trò kiến tạo, định hướng và xác lập hành lang pháp lý thì khối doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia mới chính là nhóm đóng vai trò chủ chốt trong quá trình thực hiện và vận hành các cam kết của COP21", ông Vinh khẳng định.

Trong bối cảnh đó, có những doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam đã bước đầu thay đổi tư duy sản xuất khi những khó khăn đã trở lên rõ ràng. Ví dụ, Công ty Xi măng Holcim Việt Nam đang đề xuất phương án sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm giảm phát thải carbon trong quá trình sản xuất. Tương tự, trong lĩnh vực gốm sứ, Công ty Sơn Hà (Hà Nội) đã tìm ra cách thay thế kỹ thuật nung gốm truyền thống bằng lò nung điện LPG hiện đại, giúp giảm 75% mức tiêu thụ năng lượng và 85% lượng khí thải carbon.

Tại TP.HCM, Công ty Minh Phúc, chuyên sản xuất bao bì giấy, foil nhôm, nhãn hàng hóa với công suất 3.000 tấn sản phẩm mỗi tháng, đã giảm gần 10% lượng điện tiêu thụ nhờ thay mới hệ thống chiếu sáng từ đèn huỳnh quang sang đèn LED. Hay như Saitex International đã cải tiến phương pháp, giảm lượng nước để sản xuất quần jean xuống chỉ còn 34 lít/chiếc thay vì trung bình 140 lít/chiếc như trước. Rõ ràng, đã có những thay đổi về tư duy phát triển mô hình sản xuất xanh, dựa trên môi sinh và tâm sinh trong kinh doanh bền vững.

Về mặt định hướng, trong khuôn khổ COP21, các cam kết của Việt Nam đều căn cứ vào cơ sở và nguồn lực trong nước đã đạt được suốt nhiều năm qua. Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm 8% lượng phát thải nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU) và giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ quốc tế.

Ở tầm vĩ mô, Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm VNEEP đang được Chính phủ Việt Nam thực hiện, dựa vào hỗ trợ và kinh nghiệm từ Chính phủ Đan Mạch. Trong vòng 25 năm qua, nền kinh tế Đan Mạch đã phát triển hơn 40% về giá trị, nhưng tổng tiêu thụ năng lượng của quốc gia này lại giảm 7%. Đầu năm 2015, hai quốc gia đã phối hợp thành lập Quỹ Đầu tư Xanh để hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong 3 lĩnh vực sản xuất bao gồm gạch, gốm sứ và thực phẩm.

Những bước đi mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực ngoại giao và chia sẻ các mục tiêu phát triển toàn cầu cũng đã đạt được nhiều thành tựu. Gần nhất, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua gói viện trợ trị giá 400 triệu euro, trong đó có hơn 300 triệu euro dùng cho các dự án phát triển năng lượng bền vững, mở đầu là dự án cấp điện nông thôn tại Việt Nam. Trước đó, giai đoạn 2007-2013, EU đã viện trợ cho Việt Nam gần 300 triệu euro để phát triển y tế, hỗ trợ thương mại và du lịch bền vững.

Cựu Phó Chủ tịch Cơ quan Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu IPCC, ông Jean Jouzel, nhà khoa học Pháp về biến đổi khí hậu hàng đầu thế giới khẳng định "Khối doanh nghiệp phải cực kỳ chủ động và không thể chì hoãn lâu hơn nữa". Hiển nhiên, Việt Nam dù có được cộng đồng quốc tế hỗ trợ nhiệt tình bao nhiêu đi chăng nữa, nhưng nếu bản thân các doanh nghiệp, đối tượng chủ chốt không hiện thực hóa những cam kết chống biến đổi khí hậu, không có kế hoạch và hành động cụ thể ngay từ hôm nay thì thảm họa ập đến sẽ chỉ là vấn đề thời gian.

Theo Nhịp cầu đầu tư

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào miền Trung, Trung tâm khí tượng cảnh báo khẩn
20:11:35 18/09/2024
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024
Bão số 4 áp sát miền Trung, sắp đổ bộ Quảng Bình - Quảng Trị
08:32:54 19/09/2024
Bão số 4 có thể gây mưa lớn từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, như năm 2020
17:15:31 18/09/2024
Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân
22:55:43 19/09/2024
Vụ tàu hàng chìm trên biển Quảng Nam: 8 thuyền viên gặp nạn vào bờ an toàn
22:49:05 18/09/2024
Cháy lớn tại xưởng in giấy ở Hà Nội
20:34:17 19/09/2024

Tin đang nóng

Nóng: Á hậu Vbiz nghi bể nợ đến nỗi "mất tích" và bán tháo cả kênh cá nhân
07:18:38 20/09/2024
Lý do Anh Đức không thực hiện 1 nghi thức trong hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi
06:42:05 20/09/2024
Một nữ danh ca U70 nói thẳng về giới nghệ sĩ và cách đối xử với nhau
06:27:30 20/09/2024
Nam diễn viên Việt b.ị c.hê xấu thẳng mặt
06:35:56 20/09/2024
Bộ phim thống trị tuyệt đối màn ảnh Hàn, "bạn trai quốc dân" hot nhất hiện tại đóng chính
07:51:28 20/09/2024
Tôi bất lực nhìn chồng chiếm lấy căn nhà cho nhân tình, mẹ chồng lại bước ra trước tòa nói một điều khiến ai nấy kinh ngạc
07:11:17 20/09/2024
Lòng tôi như lửa đốt khi vừa nghe tin tôi mang thai thì mẹ người yêu nhất quyết đòi gặp mặt, đến nơi thái độ của bà khiến tôi choáng váng
07:37:11 20/09/2024
Chồng cầu xin tôi nhận "con rơi" sau khi anh ấy qua đời
08:54:18 20/09/2024

Tin mới nhất

Quảng Nam: Mưa lớn gây thiệt hại tại huyện miền núi Nam Trà My

20:39:19 19/09/2024
Tuyến đường ĐH5 đi Trà Vân bị sạt 2 điểm (tại khu vực làng ông Sinh và làng ông Bích) sạt taluy dương đất đá tràn xuống đường, hiện chỉ lưu thông bằng xe máy, xe ô tô chưa lưu thông được.

Nỗ lực ổn định đời sống người dân, phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão lũ

20:07:33 19/09/2024
Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Bằng, đến 16 giờ ngày 19/9, Ban Cứu trợ tỉnh tiếp nhận hơn 134 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Bão số 4 tác động rất rộng, tuyệt đối không xem nhẹ gió cấp 8

12:41:34 19/09/2024
Bão số 4 kết hợp gió mùa Tây Nam mạnh nằm trong dải hội tụ nhiệt đới nên tác động rất rộng, bao gồm cả miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đóng cửa sân bay Đồng Hới tránh bão số 4

12:29:03 19/09/2024
Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tiếp tục phát văn bản gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không triển khai phương án phòng chống, ứng phó cơn bão số 4.

Sạt lở tại miền núi Quảng Nam, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

12:21:28 19/09/2024
Trưa 19/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường, ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.

Quảng Trị: Truy xét tài xế tăng ga bỏ chạy, vứt t.huốc l.á lậu bên lề đường

09:02:14 19/09/2024
Ngày 18/9, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa truy xét, làm rõ một vụ vận chuyển hàng cấm.

Sập cầu dân sinh ở Hòa Bình

08:48:46 19/09/2024
Rạng sáng 19/9, đầu cầu Ngòi Móng ở TP Hòa Bình bị đổ sập, đường nối vào cầu nứt toác, rất may không có thiệt hại về người.

Thủ tướng: Tập trung ứng phó bão, chủ động xử lý các tình huống xấu nhất

07:36:17 19/09/2024
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Đây là cơn bão số 4, xảy ra ngay khi bão số 3 vừa gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh miền Bắc.

Khoảnh khắc cảnh sát ứng cứu 8 thuyền viên bị chìm tàu giữa biển

06:43:55 19/09/2024
Tàu hàng chở 4.000 tấn đá bột chìm trên vùng biển Quảng Nam, 8 thuyền viên trên tàu lên bè cứu sinh. Cảnh sát biển đã ứng cứu thành công trong điều kiện xấu do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.

Cụ bà 80 t.uổi suýt bị kẻ giả danh công an lừa 800 triệu

06:34:00 19/09/2024
Theo Công an huyện Đức Cơ, vào ngày 12/9 bà C. (80 t.uổi, trú tại địa phương) đến cơ quan công an trình báo về việc nhận được một cuộc gọi lạ. Người này tự xưng là cán bộ của Công an huyện Đức Cơ, thông báo bà C. có liên quan đến một vụ ...

Bão không quá mạnh nhưng có thể gây lụt

06:03:39 19/09/2024
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, cơn bão số 4 hình thành ngay sát bờ. Đặc biệt quan ngại là đợt mưa khá lớn tập trung từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, không loại trừ tương tự như đợt mưa gây ra trận lụt tồi tệ năm 2020.

Áp thấp mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới, tăng tốc vào miền Trung

20:49:22 18/09/2024
Áp thấp nhiệt đới còn cách Đà Nẵng hơn 400 km và sẽ mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới và tăng tốc di chuyển từ khoảng 15 km/giờ lên 20 km/giờ, hướng vào các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam

Có thể bạn quan tâm

Thấy ông lão bán trái cây ở lề đường nên tôi cho t.iền, ngờ đâu ông không lấy còn chỉ vào tòa nhà phía sau và nói: "Của con trai tôi đấy!"

Góc tâm tình

09:33:42 20/09/2024
Tôi cứ tưởng ông nói đùa, nhưng ngẫm nghĩ lại thì thấy có lẽ là thật, vì mấy ai đã được đứng trước một tòa khách sạn lớn như vậy để bán trái cây.

Các điểm tham quan trên vịnh Hạ Long đón khách trở lại từ ngày 20/9

Du lịch

09:32:21 20/09/2024
Ban Quản lý vịnh Hạ Long thông báo, từ ngày 20/9/2024, các hành trình còn lại trên vịnh Hạ Long đảm bảo đủ điều kiện đón tiếp, phục khách tham quan.

Song Hye Kyo, Đường Yên đụng độ concept, điểm nhấn ở cách phối cực kỳ tôn dáng

Phong cách sao

09:24:46 20/09/2024
Đường Yên cũng là một trong những gương mặt được cho là ấn tượng tại thảm đỏ lần này. Đụng chung concept với đàn chị trong thiết kế ôm sát. Tông xám cực kỳ tôn da với điểm nhấn là bộ đôi trang sức ánh bạc đắt giá.

Váy midi và bốt, nét duyên dáng từ phong cách đường phố mùa thu

Thời trang

09:21:45 20/09/2024
Dù theo đuổi phong cách cá tính, phóng khoáng hay nhẹ nhàng, đáng yêu bạn đều có thể áp dụng cặp đôi này bằng cách sử dụng linh hoạt chân váy midi (dài ngang bắp chân) phối cùng bốt lửng hoặc bốt cổ cao sành điệu.

Không chỉ Kỳ Duyên mà Hoàng Thùy, Ngọc Châu, Bùi Quỳnh Hoa... cũng chưa tốt nghiệp Đại học

Sao việt

09:09:06 20/09/2024
Vượt qua nhiều cô gái để đăng quang ở một cuộc thi nhan sắc, Hoa - Á hậu trong mắt công chúng là người tài sắc vẹn toàn.Vì vậy học vấn của các nàng hậu luôn là điều được công chúng quan tâm.

Sao Kpop 20/9: Jennie nói về bê bối hút thuốc, Kim Tae Hee 'trốn con' hẹn hò

Sao châu á

09:05:16 20/09/2024
Jennie nhận nhiều chỉ trích khi lên tiếng về bê bối hút thuốc, Kim Tae Hee và Bi Rain tận hưởng khoảng thời gian hẹn hò ngọt ngào.

Biến đổi khí hậu: Cảnh báo cuộc sống tại các thành phố lớn sẽ trở nên không thể chịu nổi

Thế giới

09:02:24 20/09/2024
Các nhà nghiên cứu thấy rằng tác động đối với các thành phố này và 2,1 tỷ dân sống ở đó sẽ khủng khiếp so với kịch bản khi Trái Đất ấm lên ở mức giới hạn 1,5 độ C.

Mê đắm trước vẻ đẹp của hot girl Đà Nẵng từng mắc bệnh tự kỷ

Người đẹp

08:49:41 20/09/2024
Tuy từng mắc bệnh tự kỷ nhưng hot girl Nguyễn Thị Vân Anh đã vượt qua chính mình để trở thành Tiktoker nổi tiếng. Nguyễn Thị Vân Anh còn được biết đến với biệt danh Pinky.

Công chúa YG nghĩ gì về khoảnh khắc l.ột á.o "cuốn phăng" hình tượng ngoan hiền, theo đuổi phong cách hở bạo?

Nhạc quốc tế

08:44:35 20/09/2024
Jennie có khoảnh khắc để đời khi lột phăng chiếc áo sơ mi, chỉ mặc độc chiếc váy ống khoe trọn vòng 1 quyến rũ trên sân khấu SOLO thuộc show diễn In Your Area Hong Kong năm 2019.

Rào cản của văn hoá fandom Việt, đu idol quốc nội hoá ra lại khó!

Nhạc việt

08:36:48 20/09/2024
Các anh trai trở thành chủ đề nóng nhất trên các diễn đàn âm nhạc, khiến cục diện đi đu idol của các FC Việt thay đổi.

Show thực tế căng thẳng nhất hiện nay: Mai Âm Nhạc suýt bị đuổi, một cô gái khiến khán giả phát mệt vì lại khóc

Tv show

08:21:08 20/09/2024
Nhiệm vụ Kpop của Nữ Hoàng Vũ Đạo Đường Phố đã khiến các team không khỏi bối rối và xảy ra xung đột trong quá trình tập luyện