Ga Hà Nội và các tòa nhà 70 tầng được đề xuất quy hoạch như thế nào
Hà Nội đề xuất giữ nguyên trạng nhà ga Hà Nội, xung quanh ga quy hoạch nhiều cao ốc cho dân số khoảng 44.000 người.
Hà Nội đang quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận với mục tiêu đưa nơi này thành cửa ngõ mới của Thủ đô, gồm ba chức năng “đầu mối giao thông”, “trung tâm thương mại – văn phòng” và “đầu mối giao lưu cấp vùng”.
Theo phân loại sử dụng đất, trong diện tích tổng cộng 98 ha của quy hoạch, sẽ có 27 ha làm văn phòng, nhà ở; 30 ha thương mại; 3,6 ha công viên; 21 ha cho giao thông…
Ga Hà Nội được bảo tồn nguyên trạng
Trong quy hoạch do Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering Ltd-Nhật Bản lập, ga Hà Nội được đề xuất trở thành điểm trung chuyển đa phương thức; quảng trường trước ga là đầu mối giao thông đảm nhiệm chức năng khớp nối tổng hợp nhiều phương tiện, nơi hội tụ các hoạt động của người dân thành phố.
Nhà ga Hà Nội ở vị trí hiện tại sẽ được bảo tồn nguyên trạng với mặt tiền nằm trên đường Trần Hưng Đạo, do đây là công trình lịch sử quan trọng trong ký ức người Hà Nội. Thậm chí, theo đề nghị của tư vấn, bề ngoài nhà ga cần được khôi phục theo đúng nguyên mẫu kiến trúc từ thời Pháp.
Phối cảnh khu vực ga Hà Nội và vùng phụ cận.
Tại khu vực ga sẽ tạo dựng hệ thống mạng lưới đỗ xe ngầm, cầu đi bộ trên cao, đảm bảo an toàn giao thông cho người đi bộ và kết nối với tàu điện ngầm.
Tư vấn đưa ra ba phương án quy hoạch ga Hà Nội và đường Trần Hưng Đạo, trong đó có hai phương án giữ nguyên nhà ga ở vị trí hiện tại, không kéo dài đường Trần Hưng Đạo về phía Tây. Tuy nhiên, xây dựng đường trục Đông Tây ở phía bắc nhà ga hoặc kéo dài đường Quốc Tử Giám về phía Đông để liên kết với đường Lý Thường Kiệt.
Phương án khác là nhà ga di chuyển về phía nam và bảo tồn; đường Trần Hưng Đạo kéo dài về phía Tây để kết nối với đường Quốc tử Giám.
Quy hoạch tầng ngầm trong ga Hà Nội.
Đề xuất tòa nhà cao 70 tầng khu vực lân cận ga Hà Nội
Theo quy hoạch chung Hà Nội đã được Chính phủ phê duyêt, khu vực phố cũ gần ga Hà Nội, Văn Miếu sẽ được bảo tồn, giới hạn các tòa nhà cao tầng. Khu vực phía tây ga Hà Nội được định hướng cải tạo hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Do vậy, đơn vị tư vấn đề nghị sử dụng đất mật độ cao ở xung quanh ga, triển khai phát triển một cách phức hợp công trình giao thông với công trình kiến trúc cao tầng. Phần thấp tầng sẽ tiến hành bảo tồn và phát huy yếu tố văn hóa lịch sử.
Đơn vị tư vấn dẫn theo mô hình của trung tâm đô thị của New York, Osaka, Bangkok, nhiều khối nhà cao tầng thương mại, dịch vụ hình thành xung quanh ga trung tâm, đường giao thông được bố trí thành kiểu lưới ô vuông.
Video đang HOT
Quy hoạch do tư vấn Nhật Bản xây dựng chia ga Hà Nội và vùng phụ cận thành 9 phân khu chức năng, với tòa nhà cao nhất 150 m (tương đương 40 tầng). Trong đó, khu ga đường sắt nằm ở trung tâm của quy hoạch; khu văn hóa gồm Văn Miếu và khu vực xung quanh được xác định bảo tồn, xây dựng công trình mới phải hạn chế chiều cao kiến trúc…
Khu nghỉ dưỡng đô thị lấy hồ Linh Quang làm trung tâm, biến hồ thành không gian mở mới của đô thị. Khu lối sống mới là khu nhà ở nơi những người trẻ tuổi; khu thương mại quốc tế tập trung các doanh nghiệp với quy mô đa dạng; khu tài chính được xây dựng cao tầng, hiện đại liên kết trực tiếp với ga tàu điện ngầm bằng tuyến đường ngầm dành cho người đi bộ.
9 phân khu chức năng được xác định trong quy hoạch.
Theo tờ trình của Hà Nội đang được gửi đi lấy ý kiến các bộ ngành, trong 9 phân khu thì các khu kiến trúc, truyền thông, thương mại được xây dựng chiều cao tối đa 200 m (70 tầng); khu nghỉ dưỡng, lối sống mới được xây dựng tối đa 60 tầng; khu văn hóa thấp tầng.
UBND TP Hà Nội đề xuất ba phương án thiết kế chiều cao các công trình điểm nhấn, từ 100 đến 200 m, xây dựng xung quanh khu vực hồ Linh Quang, trong đó có phương án xây dựng công trình 70 tầng tại phía tây bắc hồ.
Cũng theo tờ trình này, hiện dân số khu vực quy hoạch là 34.000 người, dự báo tăng thêm 10% dân số nên tổng dân số của đồ án sẽ là 44.000 người. Qua đó, Hà Nội sẽ tăng dân số khu vực nội đô (4 quận nội thành cũ) từ 800.000 người lên 824.000 người.
Khu vực hồ Linh Quang và ga Hà Nội.
Cần 23.800 tỷ đồng đầu tư xây dựng theo quy hoạch
UBND Hà Nội đề xuất giai đoạn một đến năm 2020 sẽ xây dựng các công trình tái định cư khu vực Nhà máy nước Ngô Sỹ Liên và khu tập thể văn Chương, tái thiết ga Hà Nội và khu vực hồ Linh Quang, đồng thời xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ bản, mạng lưới đỗ xe ngầm.
Giai đoạn hai đến năm 2030 sẽ xây dựng đường giao thông, đường ngầm cho người đi bộ, các khu truyền thông, khu lối sống mới, khu thương mại quốc tế, khu ga đường sắt; đến năm 2035 xây dựng các trung tâm tài chính, nhà ở để đảm bảo tái định cư.
Theo đề xuất của Hà Nội, nguồn vốn xây dựng các công trình theo quy hoạch khoảng 23.800 tỷ đồng, trong đó, vốn cho hạ tầng kỹ thuật, công trình ngầm do nhà nước đầu tư khoảng 700 tỷ đồng; chủ thể xây dựng tuyến đường sắt đô thị số một đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng; chủ thể xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 3 đầu tư 100 tỷ đồng; các dự án phát triển đô thị đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng.
Còn theo nghiên cứu của tư vấn Nhật Bản, các công trình xây dựng theo quy hoạch cần 13.500 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư các công trình kiến trúc do các chủ đầu tư bỏ ra là 12.000 tỷ đồng.
Ga Hà Nội đang thông qua 3,5 triệu hành khách mỗi năm, trong tương lai khi đường sắt được nâng cấp về dịch vụ cũng như thuận tiện hơn trong việc kết nối các phương thức vận tải, lưu lượng hành khách sử dụng loại hình này sẽ tăng lên. Ngoài ra, khu vực đầu mối ga Hà Nội sẽ có thêm đường sắt đô thị số 1 và số 3; đường sắt quốc gia, liên vận, cao tốc, nên sẽ tập trung lượng hành khách rất lớn.
Đoàn Loan
Theo VNE
Quy hoạch Hà Nội nhìn từ trên cao
Cao ốc với mật độ dày đặc đã và đang mọc lên vội vã, trong bối cảnh quy hoạch Hà Nội được cho là bị làm theo kiểu "băm nát".
Phát biểu tại buổi tổng kết của Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội chiều 4/1, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng thành phố đã không tận dụng được giá trị bất động sản trong rất nhiều năm, gây lãng phí. "Giờ chúng ta phải trả giá vì đã làm quy hoạch băm nát Hà Nội", người đứng đầu chính quyền Thủ đô nói.
Khu vưc thuôc quân Tây Hô, nha cao tâng và thâp tâng san sat bao quanh Hô Tây.
Quân Đông Đa vơi điêm nhân truc Liêu Giai, Nguyên Chi Thanh có hàng loạt cao ốc nhiều chục tầng.
Ngoai truc đương lơn Nguyên Chi Thanh, tư goc nhin trên cao hâu hêt cac tuyên đương kêt nôi vơi khu dân cư ơ quân này đêu nho.
Quân Ba Đinh theo truc đương Đôi Cân vơi nhưng day nha thâp tâng san sat. Khu vưc nay có nhiều ngo phô nho chằng chịt.
Câu Chương Dương kêt nôi hai quân Hoan Kiêm va Long Biên. Hai quân nay chay doc ven sông Hông, tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng hiên nay kiên truc, canh quan nơi đây không co điêm nhân.
Long Biên là quận mơi, tuy nhiên nhưng khu phô cu gân câu Long Biên va Chương Dương kha day nha thâp tâng.
Quân Thanh Xuân phia tiêp giap vơi truc vanh đai 3, đường Khuât Duy Tiên. Nơi đây nha cao tâng moc lên san sat, mỗi khu cao ốc thường là một dự án đơn lẻ.
Khu đô thi Trung Hoa - Nhân Chinh môt phân thuôc quân Câu Giây va môt phân cua quân Thanh Xuân. Điêm nhân của khu vực này là hang loat chung cư cao tâng có từ chuc năm nay.
Một số dư an công viên hô điêu hoa va nhiều dư an chung cư tư 25 đên trên 30 tâng cũng đang đươc xây dưng ở đây.
Trục đường Tố Hữu với hàng loạt dự án cao tầng đã và đang được khẩn trương xây dựng, nằm san sát bên nhau.
Tuyến đường này đã trở nên chật chội lâu nay, thường xuyên ùn ứ giao thông kéo dài.
Khu vực phía nam Thủ đô thuộc quận Hoàng Mai.
Hơn 10 năm trước, Linh Đàm là đô thị kiểu mẫu của Hà Nội. Khoảng 2 năm trở lại đây, khu vực này trở nên quá tải bởi mật độ chung cư dày đặc, trong đó có nhiều tòa nhà cao 40 tầng.
Do cao ốc dày đặc, hạ tầng đường xá không được mở rộng nên khu vực đường Nguyễn Hữu Thọ, đường vành đai 3 (Nghiêm Xuân Yêm) thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm.
Theo Bộ trưởng Xây dựng, khu đô thị ở bán đảo Linh Đàm ban đầu quy hoạch rất tốt, tuy nhiên qua nhiều lần điều chỉnh thì "hiện trạng bây giờ rất quá tải".
Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Trần Ngọc Chính cũng cho rằng: "Một khu đô thị từng được giải thưởng quốc gia về thiết kế kiểu mẫu nhưng vài năm trở lại đây cho một doanh nghiệp vào xây dựng nhà giá rẻ, với 5 ha mà xây 12 tòa nhà cao tới 40 tầng... Ai cho phép ký quy hoạch này. Tôi cho rằng đây là một điều cần phải xem xét".
Theo Giám đốc Sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội Lê Vinh, hiện việc phát triển thành phố để di dân ra phía ngoài chưa thực hiện được, vì cơ sở hạ tầng bên ngoài chưa có.
Bá Đô - Giang Huy
Theo VNE
Bộ GTVT chưa nhận được đề xuất xây cao ốc 40-70 tầng khu ga Hà Nội Với ý tưởng xây dựng cao ốc từ 40-70 tầng, Hà Nội muốn hiện thực hóa khu vực ga Hà Nội trở thành trung tâm tài chính, kiến trúc, nghỉ dưỡng đô thị. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết hiện chưa nhận được bất kỳ văn bản nào liên quan đến công trình này. Khu vực ga...