Ga giường, khăn tắm: Ổ lây nhiễm vi khuẩn nguy hiểm
Theo một phát hiện mới nhất, những vật dụng cá nhân trong gia đình như ga giường, bộ điều khiển tivi và khăn tắm là ổ lây nhiễm vi khuẩn MRSA.
Ảnh minh họa: Internet
Thông tin trên vừa được Tiến sỹ Stephanie A. Fritz, thuộc trường Đại học Y dược Washington, cùng các trợ lý của bà báo cáo trên một tạp chí y khoa.
“Nhiều vật dụng trong nhà là nơi chứa nhiều tụ cầu khuẩn Staphylococcus, nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ em”, bà Stephanie A. Fritz cho biết.
Tụ cầu khuẩn vàng kháng Methicillin (MRSA), còn gọi là khuẩn tụ cầu, là một loại mầm bệnh được biết như vi khuẩn. Bất cứ người khỏe mạnh nào đều có mầm bệnh này trên da hoặc trong mũi của họ.
Vi khuẩn mầm bệnh thường gây ra nhiễm trùng phần nhiều trên da như loét, mụn mủ hoặc nhọt. Nhiễm trùng có thể đi vào nơi phẫu thuật, trong máu hoặc gây ra viêm phổi. Nếu nhiễm trùng nặng, dấu hiệu có thể là mệt mỏi, buồn nôn hoặc ói mửa, thở hổn hển, đau thắt ngực hoặc loạn nhịp tim.
Video đang HOT
Được biết, đây là loại mầm bệnh nhiễm trùng khó chữa trị vì không thể giết chết bằng bất cứ thuốc kháng sinh thông thường nào. MRSA có thể nhiễm bất cứ bộ phận nào của cơ thể.
Để kiểm tra xem các vật dụng nào trong nhà là nguồn gốc nhiễm bệnh của loại vi khuẩn này, các nhà khoa học đã làm thực nghiệm trên 50 trẻ em ở 20 hộ gia đình, cùng môi trường sống trong nhà của họ.
Sau một thời gian, họ tiến hành lấy các mẫu nghiệm từ mũi, nách và vùng háng của mỗi trẻ em để kiểm tra.
Kết quả cho thấy 23/50 trẻ em được phát hiện nhiễm khuẩn MRSA khi tiếp xúc với các vật dụng như ga giường (18%), điều khiển TV (16%) và khăn tắm (15%).
Phòng bệnh tụ cầu khuẩn cũng như các bệnh nhiễm khuẩn khác thì yếu tố vệ sinh cá nhân là điều kiện quan trọng, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là yêu cầu cơ bản để phòng bệnh, giữ gìn sạch sẽ những vết trầy xước trên da.
Theo Infonet
Cảnh giác với tình trạng trẻ suy giảm miễn dịch
Nhiều trẻ ốm liên tục nhưng đi khám tại các cơ sở y tế đều không tìm được nguyên nhân. Theo PGS.TS Lê Thị Minh Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư, suy giảm miễn dịch là một bệnh khiếm khuyết về di truyền khiến cơ thể bệnh nhi không có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ ốm liên tục kéo dài
Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ thường mắc các bệnh nhiễm trùng nặng, dai dẳng hoặc tái phát nhiều đợt. Tùy theo bản chất loại suy giảm miễn dịch, bệnh nhân sẽ mắc những bệnh nhiễm trùng khác nhau.
Năm nay 6 tuổi, N.D.H. (ở Hải Phòng) là bệnh nhân quen mặt với các bác sĩ và nhân viên khoa Miễn dịch-Dị ứng-Khớp từ nhiều năm nay. Mẹ của bệnh nhân cho biết, từ lúc 14 tháng H. đã ốm liên tục từ bệnh thủy đậu, viêm phổi, viêm mũi họng lại viêm tai giữa.
Đặc biệt trong gần 1 năm qua H. đã 3 lần nhập viện vì viêm màng não mủ. Kết quả khám và xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân mắc hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh, một căn bệnh hiếm với tỷ lệ mắc 1/1.200 trẻ sinh sống.
Tại Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp còn có bệnh nhân V.N.M (6 tuổi, ở Hà Nội) cũng đang dùng các thuốc hỗ trợ để điều trị suy giảm miễn dịch. Cách đây nửa năm, cháu M. được các bác sĩ chẩn đoán mắc căn bệnh suy giảm miễn dịch.
Kể từ khi phát hiện bệnh, tháng nào bệnh nhi cũng được mẹ đưa đến bệnh viện để truyền chế phẩm miễn dịch và mua thuốc uống. Chị Bích, mẹ bệnh nhân cho biết, trước đây khi chưa biết bệnh và được điều trị thì trẻ khác mắc bệnh gì là cháu M. lại lây bệnh đó, nên sức khỏe suy giảm nhiều. Từ ngày được dùng thuốc đều đặn, sức khỏe bệnh nhân này ổn định hơn nhiều.
Hiện tại, Bệnh viện Nhi T.Ư đang điều trị cho khoảng 80 bệnh nhi mắc suy giảm miễn dịch. TS Lê Thị Minh Hương cho biết, suy giảm miễn dịch được chia thành 2 loại: Dạng tiên phát bẩm sinh (do gene) và dạng thứ phát (do mắc phải nhiễm HIV, suy dinh dưỡng nặng, dùng thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị...). Hiện trên thế giới có hàng chục ngàn bệnh nhân đang phải sống với căn bệnh này.
Ghép tủy cơ hội khỏi bệnh đạt tới 95%
Theo TS Lê Thị Minh Hương, để điều trị một số bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh hiện nay chỉ có 2 phương pháp hiệu quả nhất là ghép tủy và truyền chế phẩm miễn dịch. Tại nhiều quốc gia trên thế giới như Hà Lan, Hồng Kông, Pháp... trẻ được phát hiện bệnh trước 6 tháng tuổi và tiến hành ghép tủy thì cơ hội khỏi bệnh có thể đạt tới 95%. Trẻ bị bệnh ở thể nhẹ, nếu được truyền chế phẩm miễn dịch đều đặn, vẫn có thể học tập, vui chơi và có cuộc sống bình thường như các bạn.
Tại Việt Nam, do hiểu biết về căn bệnh này của các gia đình còn hạn chế, việc chẩn đoán sớm gặp rất nhiều khó khăn. Mới đây, bé gái T.L.D.
(11 tháng tuổi, Hà Nội), nhập viện trong tình trạng nguy kịch do viêm phổi tái phát nhiều lần, tiêu chảy kéo dài. Các bác sĩ đã tích cực cấp cứu bằng nhiều biện pháp như thở máy, truyền dịch, truyền chế phẩm tăng cường miễn dịch IVIG nhưng bé không đáp ứng với bất kỳ biện pháp can thiệp nào và đã tử vong.
Bác sĩ Hương khuyến cáo chẩn đoán bệnh sớm là yếu tố quan trọng nhất giúp việc điều trị hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh đạt hiệu quả cao.
Theo TPO
Những việc cần làm trước khi mang thai Để có một thai kỳ khỏe mạnh, thai phụ cần thực hiện một số khuyến nghị sau của các chuyên gia. Ảnh minh họa: Internet Đến bác sĩ Bác sĩ có thể đánh giá tình hình của bạn thông qua việc kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng thích hợp. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra khả năng miễn dịch của bạn...