Gã giang hồ khét tiếng Bờ “điên” và Ngũ hổ thành Nam
Chỉ có trên tay một thanh chống cửa, Bờ lao vào ngay chủ tướng Nam để “khợp” (tiếng lóng chỉ việc đánh nhau).
Bờ “điên” là nỗi ám ảnh lớn nhất của các bạn tù tại trại giam Nam Hà (ảnh minh họa)
Năm 1980, hai chú ngựa Việt Bắc được đưa về trại Nam Hà (Tỉnh Hà Nam) để làm đạo cụ phục vụ cho bộ phim Tình và Tội của xưởng phim Công An Nhân Dân khởi quay với 2/3 bối cảnh là ở phân trại B. Bộ phim với nhân vật chính là một phạm nhân đặc biệt từng thụ hình ở vùng núi đá tai mèo đầy hiểm trở, ngõ tắt đi về chùa Hương Tích.
Nhân vật Lê Văn Bờ, tức Bờ “điên” được khắc họa khá rõ trong bộ phim là ai? Và, số phận của bộ phim vì sao không được trình chiếu dù là sản phẩm của một xưởng phim chính thống được thực hiện khá công phu?
Chân dung Bờ “điên”
Khi được gọi nhập ngũ chuẩn bị cho việc mở rộng chiến tranh giải phóng miền Nam, Lê Văn Bờ cũng vừa tới tuổi thành niên. Khổ nỗi, là một nông dân thứ thiệt nhưng Bờ chẳng khoái việc cày bừa nên sớm tụ tập với nhóm thanh niên bỏ ruộng ra thành, sống lê la quanh nhà ga Phủ Lý. Theo bạn bè, Lê Văn Bờ đáp xe qua thành phố Nam Định để ăn chơi một chút trước ngày lao vào cuộc chiến. Nam Định lúc này đang là một thành phố lớn với đầy đủ những hệ lụy phức tạp vốn có. Nổi bật và hầu như uy quyền tuyệt đối trong giới giang hồ là ngũ hổ thành Nam. Đầu sỏ là Nam “rồ” và phó tướng là Huy “lô”, gần như kiểm soát toàn bộ hoạt động của giới làm ăn phi pháp tại Nam Định. Thế rồi cuộc đụng độ đầu tiên giữa giang hồ gốc đánh dậm Lê Văn Bờ và băng Nam “rồ” xảy ra trong một quán nước tại bến đò Quan.
Nguyên nhân của cuộc hỗn chiến là… làm gì có nguyên nhân, nhìn ngứa mắt thì tẩn thôi. Chỉ có trên tay một thanh chống cửa, Bờ lao vào ngay chủ tướng Nam để “khợp” (tiếng lóng chỉ việc đánh nhau). Huy và vài tên đệ tử của Nam nhào ra cản. Lê Văn Bờ dính vài nhát dao nhưng vẫn không thèm quan tâm, cứ thế vụt đại ca Nam.
Túng thế sau khi bị vụt gãy tay và bị Bờ điên đè cổ xuống đất toan đập vỡ sọ, cọp chúa Nam “rồ” cố sống cố chết đạp tung đối phương ra rồi… bỏ chạy. Bờ quay qua tiếp tục lao vào Huy. Đến Huy “lô” cũng chạy thục mạng trước một tên thấp con nhưng đậm người, mình mẩy đầy máu đang cố sát Huy.
Sau trận chạm trán, Nam cho người hỏi dò và càng trọng Lê Văn Bờ hơn khi biết lý lịch thực sự của gã nông dân chân đất. Nam và Huy đạp xe qua Phủ Lý và mời Lê Văn Bờ chén một bữa túy lúy. Tuy không kết thành băng nhóm, nhưng giữa 2 bên đã có một mối giao tình. Thế rồi Bờ vào quân đội.
Thói quen của một tên lưu manh ga Phủ Lý khiến Bờ hết sức khó chịu khi bị gò vào kỷ luật nghiêm minh của đời lính. Gã quyết định đào ngũ bằng cách trốn ra Quảng Trị, lợi dụng đêm tối… bơi qua sông Bến Hải để về lại đất Bắc. Ngay khi vừa đặt chân lên xứ Bắc, Lê Văn Bờ lập tức bị bắt và nhận quyết định tập trung cải tạo 3 năm, Bờ được đưa luôn vào trại Nam Hà.
Khi nghe kể câu chuyện vượt tuyến khó tin của Lê Văn Bờ, vài cán bộ chiến sĩ trại giam buông luôn nhận xét: “Thằng điên”. Cái tên Bờ “điên” ra đời từ đó. Và cũng chẳng hiểu sao, sau khi được tấn phong danh hiệu Bờ “điên”, gã nông dân đánh dậm ngày nào ngày càng có biểu hiện… điên thật!
Cũng cần nói thêm về giang hồ lưu manh xứ Bắc trong trường trại lúc bấy giờ. Có hai loại được phân biệt khá rõ là phạm nhân thụ hình án và trại viên tập trung cải tạo. Nếu không có biểu hiện tốt trong quá trình án phạt thì lệnh tập trung cải tạo thứ 2, thứ 3 là chuyện rất dễ xảy ra. Giang hồ gọi là án cao su.
Và tất nhiên, thứ dữ dằn quậy phá, đâm chém trong trại giam đều rơi vào loại tù này. Đứng đầu trong thế giới hẹp của giang hồ trại giam tứ xứ là Bình “lác” (tức lé mắt) xuất thân Hà Nội. Với những tên tuổi nổi cộm lúc bấy giờ còn có thêm Thiện “chọi”, Hạnh “Pygmé”, Sinh “đại bàng” đều là dân Hà thành.
Linh “gù”, em ruột Hòa “củi”, nhờ danh của anh mình khét tiếng Hải Phòng, Quảng Ninh, nên cũng có một vị trí nhất định nhưng chỉ dám bóc lột đám tù cô thế yếu hơi non gan ở phạm vi đội lao động mà Linh là đội trưởng. Bờ được đưa về một đội mà đa phần là dân vùng chiêm trũng Hà Nam Ninh. Chỉ sau vài buổi, Bờ được quản giáo giao ngay vai trò đội trưởng. Theo phương pháp “dĩ độc trị độc” được xem là tối ưu thời đó, việc chọn lính mới Bờ làm tù chúa, được xem là quyết định khôn ngoan.
Một hôm sau giờ lao động, các đàn anh cộm cán xứ Bắc ngồi tụ tập uống trà ở sân. Ấm trà Bắc là thứ quý giá để khẳng định số má giang hồ. Đang vui vẻ chờ trà ngấm, cả bọn há hốc mồm nhưng ngay sau đó phải cụp mắt không dám nhìn khi Bình “lác” buồn chân đi ngang tiện thể lấy luôn ấm trà bằng sắt tráng men và một chiếc chén nhỏ! Gã hung thần trại Nam Hà ngồi xuống dưới gốc cây gạo giữa phân trại B ung dung rót trà nhấm nháp.
Và chuyện còn gây kinh ngạc hơn với toàn thể giang hồ máu mặt xứ Bắc khi Bờ xuất hiện từ cửa phân khu, đi thẳng đến chỗ Bình lẳng lặng cúi xuống nhấc ấm trà lên và nhanh như chớp vụt thẳng vào giữa đỉnh đầu hung thần trại giam.
Cú đánh chuẩn xác cộng với sức cơ bắp của một tên lưu manh có nguồn gốc nông dân khiến Bình lác ngã lăn quay ra bất tỉnh nhân sự. Bờ vẫn không thèm liếc mắt nhìn đối phương, cúi xuống nhặt ấm và chén. Gã đi chậm rãi đến ngay nơi các chiến tướng giang hồ tứ xứ đang dõi theo sự cố, chìa cái ấm ra, nhìn cả bọn với cái nhìn của một kẻ rất ư là không bình thường, nói với giọng như rít lên trong kẽ răng: “Lấy cho bố mày ấm trà mới!”.
Bình dĩ nhiên không thể chịu thua, ra lệnh cho đàn em xuống nhà bếp, lợi dụng sơ hở lúc phát cơm cho các đội lao động, thuổng ngay một con dao. Gã gói con dao vào bộ quần áo cũ rồi đi tìm Bờ. Nhưng khi đến tận phòng của Bờ, Bình chợt khựng lại. Thuở ấy, gì cũng quý nhất là đường sữa, thịt cá. Thế mà Bờ sai quân nấu nước pha cả chục hộp sữa vào, ngồi múc sữa ấm nhẩn nha tắm dưới mái hiên, miệng liên tục gào to: “Tao là hoàng đế La Mã!”. Bình choáng quá, vội quay về phòng mình.
Vài ngày sau, Bờ trèo lên cây gạo trồng giữa trại và hoàn toàn không mặc quần áo giữa trời đông rét buốt xương. Cán bộ và ngay cả giám thị là Trung tá Xuyên xuống tận nơi khuyên giải gã leo xuống cho an toàn trong khi gã liên tục giải thích ngược lại cho mọi người rằng “vì là chim nên có lao ra khỏi cành cây cũng chẳng sao!”. Dứt câu, Bờ điên buông tay rơi tự do từ cây gạo xuống… đất.
Video đang HOT
Gã lập tức được đưa ra Bệnh viện Phủ Lý với thân thể đa chấn thương nhưng còn thoi thóp. Khi Bờ tương đối bình phục, trại giam điện ra cho 2 chiến sĩ canh giữ với ý định sáng hôm sau sẽ có xe u-oát ra đón để đưa Bờ về tiếp tục điều trị tại trạm xá trại giam cho đúng quy định. Ngay đêm ấy, lợi dụng sơ hở của 2 chiến sĩ trẻ, Bờ bỏ trốn. Lập tức trại điều ngay một tổ trinh sát để săn lùng.
Trưa hôm ấy, khi các trinh sát ghé vào một cửa hàng mậu dịch để dùng bữa, Bờ xuất hiện. Gã đi thẳng đến trước mặt các cán bộ chiến sĩ đang săn lùng mình, trên tay là một chiếc giỏ cói căng phồng đường sữa, bánh “uôi” (một loại bánh nếp chỉ có ở Phủ Lý), nói tỉnh bơ: “Xe ra đón chưa cán bộ?”. Trại mừng húm vì nếu tên giang hồ điên này lọt ra xã hội thì có trời mà biết gã sẽ gây họa đến mức nào! Nghe chuyện bắt lại được Bờ một cách hy hữu khó tin, Trung tá Xuyên và một cán bộ phụ trách an ninh của trại cho gọi Bờ ra hỏi. Gã cho biết lý do bỏ trốn một cách hơn cả thực thà: “Thèm ăn phở ở ga Phủ Lý… Nhờ chẳng ai mua giùm cả!”.
Hội ngộ Ngũ hổ thành Nam và chiến dịch “cướp cờ”
Thời điểm Bờ điên đang thụ án, thì nhóm ngũ hổ thành Nam cũng ra Tòa, chịu các mức án khác nhau. Nam “rồ” án chung thân, Huy “lô” 18 năm và hàng loạt bản án nghiêm khắc khác dành cho toàn bộ đám cướp nhất nhì Nam Định, tất cả được chuyển đi thụ hình tại trại… Nam Hà! Nghe tin Bờ nghỉ lao động, ở lại phòng giam để đón chiến hữu xưa. Với hàng chục tên có máu mặt và thành tích giang hồ cùng xứ Hà Nam Ninh thoắt tụ về một chỗ, Bờ trở thành một hiểm họa với toàn bộ giới đầu gấu còn lại.
Có Bờ – với uy danh đã từng hạ nhục Bình “lác”, hung thần Hà Nội – chống lưng, Nam và Huy bắt đầu cuộc chiến giành lấy toàn bộ quyền lợi cho dân Nam Định. Chính đây là lý do sau này, các con cọp xứ Nam Định đi tung hoành khắp nơi vẫn không kiêng nể dân Hà Nội và Hải Phòng một mảy may.
Thiện “chọi” – biệt danh cũng do Trung tá Xuyên giám thị trưởng đặt, để chỉ tính hung hăng như gà chọi của gã – đã tránh giao tranh với băng Bờ “điên” một cách đơn giản nhưng rất khôn ngoan. Gã lấy cớ và nện một bạn tù khác vỡ đầu bằng gạch thẻ. Với biên bản kỷ luật 3 tháng giam cùm 2 chân, Thiện nghiễm nhiên tránh cuộc chiến cướp cờ của Bờ mà chiến hữu Hà Nội chẳng trách cứ. Còn Bình thì sau hàng loạt vụ đâm chém khốc liệt trước đó đã bị nhốt riêng trong nhà kỷ luật đặc biệt sát chân núi đá nên dù có tức tối đến đâu cũng phải chịu thua nhìn cánh Nam Định đè bẹp các băng nhóm khác. Hạnh “Pygmé” không chịu thua nên đã cầm đầu một nhóm cả chục đàn em tìm cách hạ thủ Nam. Nhưng khi giáp mặt Bờ, bất giác cả bọn tháo chạy. Hạnh cầm dao trên tay nhìn Bờ. Bờ nhìn Hạnh rồi cười sằng sặc, gọi đàn em pha trà mời đối thủ. Hạnh quay về và hôm sau bèn áp dụng cách thức của Thiện “chọi”: tìm ai đó nện để bị kỷ luật, tránh xa giao tranh. Chỉ sau nửa tháng, toàn bộ giang hồ xứ Bắc ở trại Nam Hà đều khuất phục băng nhóm của Bờ.
Việc gây rối và cộng thêm cú trốn trại ăn phở của mình, Bờ được đưa vào danh sách “đặc biệt” của Cục Cải tạo. Và đến một chuyến chuyển những phạm nhân có thành tích gây rối đi trại Quyết Tiến, Cổng Trời (Hà Giang), tên Lê Văn Bờ được xướng lên đầu tiên.
Xách một túi nhỏ hành lý, Bờ bước ra khỏi cổng trại để lên xe, dặn Nam cùng các chiến hữu thành Nam đúng mỗi một câu: “Ở lại nhớ cẩn thận!”. Đúng như Bờ tiên liệu, ngay sau khi tên này rời trại, các đầu gấu tứ xứ đặc biệt là Hà Nội bắt đầu phục thù. Nam “rồ”, Huy “lô” và các đàn em khác chính thức “rớt số”.
Bờ “điên”, với danh xưng và thành tích, khi đến trại mới, vẫn nghiễm nhiên là cọp với đầy đủ quyền lợi cộng thêm ý thức kính nhi viễn chi của các đầu gấu tứ xứ. Thời điểm này, chiến tranh biên giới với tất cả sự khốc liệt không loại trừ trại giam nơi Bờ đang thụ hình. Chưa kịp di chuyển đã bị tấn công, trại bị vỡ. Bờ chộp được một khẩu AK và mở đường máu về đến hậu phương, mang theo một nữ chiến sĩ công an bị thương nặng.
Vài tháng sau, theo quy định của luật pháp, căn cứ trên công trạng, tội lỗi của Bờ được xóa. Cầm trên tay tờ lệnh tha, Bờ trở lại quê nhà. Và tất cả mọi người đã tiếp xúc với Lê Văn Bờ lúc ấy đều nhận xét: “ Cha này mà điên gì, khôn hết biết!”.
Cuộc đời Lê văn Bờ với tất cả tình tiết ly kỳ mà không kịch bản văn học nào hấp dẫn hơn, lập tức được chú ý. Ngay năm sau, phim Tình và Tội được khởi quay trong lúc nhân vật Lê Văn Bờ tức Bờ “điên” đang là chủ một cửa hiệu buôn phụ tùng xe đạp ở huyện lỵ và đã lấy vợ, chính là người đã mang ơn cứu mạng của Bờ.
Phim được quay khá công phu, tỉ mỉ với sự hỗ trợ tối đa của cán bộ, giám thị trại Nam Hà và có cả sự tham gia diễn xuất của Hậu lõ, Toại ngựa, Thắng… là phạm nhân đang thụ hình tại phân trại B. Với câu chuyện dày về tính nhân bản, phong phú về tình tiết và cảnh đẹp như vẽ của vùng núi đá vôi Kim Bảng, ê-kíp thực hiện và cả lãnh đạo xưởng phim hết sức hài lòng chờ ngày ra mắt khán giả. Chợt một thông tin đến một cách chính thức khiến tất cả những ai liên quan đến việc thực hiện bộ phim chết điếng. Lê Văn Bờ, tức Bờ “điên”, nhân vật nguyên mẫu của phim nói về sự quay về nẻo thiện một cách hết sức tích cực của con cọp dữ nhất miền Bắc, bị bắt vì tội danh “Cướp!”.
Thế là số phận của cuốn phim được định đoạt không chờ bất kỳ quyết định chính thức nào của cơ quan chức năng. Cho đến giờ phút này, được xem phim Tình và Tội bản hoàn chỉnh là dân ngoài ngành, có lẽ đếm được trên đầu ngón tay.
Theo xahoi
Tội phạm và cảnh báo : Những trùm giang hồ khét tiếng từng là Công an
Từng là các chiến sĩ công an, cảnh sát, vì nhiều lý do họ bị sa thải khỏi ngành, vô tình hay cố ý họ theo lối mòn &'chết người' để thành tội phạm.
Nhiều người vì không chịu tu dưỡng đạo đức nên bị loại khỏi ngành
Những đối tượng này sau đó đã trở thành tội phạm và là mầm mống vô cùng nguy hiểm bởi thủ đoạn tinh vi, tâm lý không phát triển theo nguyên lý của các đối tượng bình thường phạm tội.
Trinh sát hình sự thành trùm giang hồ khét tiếng
Dương Hoàng Dũng (tức Dũng "ben", 47 tuổi, quê ở Tiền Giang) từng là nguyên cán bộ trinh sát hình sự của CA quận Tân Bình, TP. HCM. Sau khi ăn trộm súng của đồng nghiệp và bị phát hiện Dũng đã bị sa thải khỏi ngành và từ đây đánh dấu sự chuyển biến mới trong con đường đi của Dũng.
Dũng ra nhập hàng ngũ &' xã hội đen' và sớm &'nổi tiếng' bởi sự tàn bạo và &'máu' đâm chém trong thế giới ngầm của bọn giang hồ. Ngày ngày Dũng làm nghề đâm thuê chém mướn để kiếm kế sinh nhai. Dũng đã từng phải ngồi tù vì tội gây rối và xả súng tại quận Phú Nhuận. Sau khi ra tù Dũng vẫn tiếp tục con đường cũ.
Ngày 6/5/2011, Dũng được Phan Tuấn Thành (32 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Hải Nam Phát), nhờ đòi giúp 500 triệu đồng mà trước đó Thành đã đặt cọc để mua đất của vợ chồng anh Phan Văn Lan (40 tuổi, giám đốc Công ty TNHH Lan Thảo).
Hung thủ khi bị bắt
Sau khi thoả thuận với Thành, Dũng mang súng, cùng một số người khác kéo đến trụ sở Công ty Lan Thảo. Anh Lan không ở nhà, chúng đập phá nhiều vật dụng trong nhà.
Khi anh Lan vừ bước chân về nhà, Dũng bèn rút súng ra bắn chết tại chỗ rồi nhanh chóng tẩu thoát. Sau đó y ra Hà Nội lẩn trốn cùng người tình tại số nhà 3 ngõ 292 (Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội).
Trong người y luôn luôn dắt một khẩu súng colt để phòng thân và sẵn sàng xả súng với bất kì ai hắn thấy &'không ưng mắt'.
Các trinh sát TP. Hà Nội phát hiện được y đang cố thủ trong nhà liền nhanh chóng tác chiến và bắt gọn đối tượng giết người này trong vòng 4 phút.
Xahoi thủ đoạn: Từng là trinh sát nên Dũng nắm được một số nguyên tắc hoạt động trong ngành, từ đây y loại bỏ những mũi tấn công của các chiến sĩ công an để hoạt động và phạm tội. Khi bị truy bắt y di chuyển thật xa, cố thủ trong nhà, luôn luôn phòng thân và sẵn sàng xả súng vào lực lượng công an để tẩu thoát.
Bị tước quân tịch, nguyên cán bộ công an thành tội phạm
Gần đây nhất phải kể đến là vụ án ở Thanh Hóa, một đối tượng từng là công an nhưng do vi phạm nên bị đuổi khỏi ngành và cũng từ đó hắn trở thành tên tội phạm nguy hiểm, là mối lo sợ của nhân dân.
Đó chính là Nguyễn Việt Anh (SN 1984), nguyên là cán bộ công an huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, trong quá trình công tác đã mắc rất nhiều vi phạm nên Nguyễn Việt Anh đã bị tước quân tịch, đuổi khỏi lực lượng CAND.
Sau khi bị đuổi ra khỏi lực lượng CAND, Việt Anh đã tham gia nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn TP Thanh Hóa. Một tháng trước đây, hắn đã dùng súng bắn bị thương một người và chống trả lại lực lượng CA tỉnh Thanh Hóa.
Đối tượng Nguyễn Việt Anh tại cơ quan điều tra
Cơ quan CSĐT CA thành phố Thanh Hóa đã quyết định truy nã đặc biệt đối với tên tội phạm nguy hiểm Nguyễn Việt Anh.
Chiều ngày 6/8, Công an thành phố và lực lượng Cảnh sát cơ động đã tổ chức vây bắt tóm gọn đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm này. Nhưng sau khi biết Công an đến vây bắt mình, tên này vẫn ngoan cố dùng súng cố thủ trong nhà và bắn bị thương 1 cảnh sát.
Xahoi phát hiện thủ đoạn: Do tham gia nhiều vụ án đặc biệt trong ngành nên y nắm rõ được những đối tượng phạm tội trên địa bàn tỉnh, sau khi bị đuổi khỏi ngành y đã nhanh chóng móc nối với những đối tượng này để hoạt động. Luôn mang theo súng để phòng thân.
Hiếp dâm thiếu nữ, ra tay giết người khi bị &'nhắc nhở'
Đó là Trần Văn Minh (SN 1961, Hải Dương) từng có 17 năm phục vụ trong ngành Công an, sau khi không chịu tu dưỡng đạo đức và có nhiều hành động sai trái nên bị loại ra khỏi hàng ngũ cán bộ công an. Trở về với cuộc sống thực tại y liên tục giở trò trêu ghẹo thiếu nữ, khi bị 1 thanh niên nhắc nhở thì y lại gây sự, ra tay giết hại người này.
Ngày 2/10/2009, Minh đến thuê phòng trọ số 1 tại phường Thạnh Xuân (quận 12) của bà Trang Thị Mỹ Lệ. Tại đây, Minh đã vào phòng trêu ghẹo chị Nguyễn Thị Ánh Nguyệt cũng là người đi thuê phòng trọ. Lúc này Huỳnh Tấn Thiện (con trai bà Lệ) có chút men trong người nên gây gổ với Minh.
Trần Văn Minh làm trò khi thấy máy ảnh
Thấy thế Minh bỏ về phòng mình, vừa đi vừa chửi thề. Thấy Minh vẫn tiếp tục chửi nên Thiện đi sang nói chuyện thì bị tên Minh đâm chết tại chỗ.
Minh bị giải về trụ sở Công an phường, trên đường đi y liên lục la lối và chống cự quyết liệt để tìm đường tẩu thoát. Hắn liên tục chống trả lực lượng cảnh sát, đánh cảnh sát và cả người đi đường.
Trong suốt phiên tòa, Minh luôn khăng khăng "Tôi là công dân Việt Nam, đến giờ phút này, tôi không có lỗi". Không những thế, bị cáo còn cười khẩy, có thái độ thiếu nghiêm túc khi HĐXX thẩm vấn nhân chứng. Thấy ống kính của PV y cười tươi và &'chọc' vào ống kính...
Với tội ác của mình Minh phải nhận 10 năm tù giam vì tội giết người.
Xahoi phát hiện thủ đoạn: Do có thời gian hoạt động rất lâu trong ngành và có kiến thức về pháp luật nên y "xem thường" các đồng nghiệp khác, sau khi gây án y bình thản và dùng 'luật' để 'cãi' lại HĐXX.
Dùi cui điện vô tình thành kẻ... giết người
Trước đó vào ngày 27/9/2011, TAND thành phố Hà Nội cũng đã tuyên phạt Vũ Đình Nghĩa, 31 tuổi, nguyên Phó trưởng công an xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, 8 năm tù giam, Lê Văn Hoan, 34 tuổi và Nguyễn Viết Cương, 26 tuổi, nguyên công an viên xã Thủy Xuân Tiên, mỗi bị cáo 7 năm tù cùng về tội "giết người".
Theo cáo trạng vào 21h ngày 7/6/2010, anh Nguyễn Phú Trung, 42 tuổi, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đi vào nhà một người dân xã Thủy Xuân Tiên.
Do không quen biết, thấy Trung tự tiện vào nhà mình, chủ nhà lôi anh này ra ngoài, hai bên đã xảy ra xô xát. Hàng xóm thấy vậy đã gọi điện thoại cho công an xã tới giải quyết.
Hoan và Cương được cử tới hiện trường. Đến nơi, Hoan hỏi anh Trung về nhân thân nhưng anh này không nói. Tức tối, Hoan đã đánh anh Trung còn Cương lục người tìm giấy tờ.
Nhóm bị cáo hành hung "kẻ gian" đối mặt tội giết người.
Khi anh Trung phản ứng, Cương dùng dùi cui điện chích vào ngực rồi cầm khóa số 8 vụt vào đầu anh Trung. Khi thấy anh Trung đứng dậy bỏ đi, 2 công an viên liền lao vào đấm đá.
Bỏ đi khoảng 20 phút, anh Trung quay lại dùng đoạn tre đập phá một số nhà dân ở khu vực này nên tiếp tục bị Hoan, Cương và thêm Phó trưởng công an xã Vũ Đình Nghĩa lao vào đánh.
Trên đường về trụ sở để giải quyết, thấy anh Trung kêu đau, 3 viên công an này đã bỏ anh ở lại bên lề đường quốc lộ 6A, xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, khiến anh Trung tử vong tại đây.
Từng khoác áo của ngành nhưng đã không có phẩm chất đạo đức của các chiến sĩ công an, bản án cho những kẻ 'biến chất' này là bài học đắt giá cho những người đang khoác áo ngành công an.
Xahoi phát hiện thủ đoạn: Lợi dụng chức vụ và đang hoạt động trong ngành mà gây ra tội lỗi
Theo xahoi
Những kiểu "xử" chồng dã man của người vợ Việt Dường như với 1 số phụ nữ Việt, khi tức giận, bị dồn đến bước đường cùng họ có thể thực hiện những hành động vượt ngoài sức tưởng tượng của người thân. Thời gian gần đây, hàng loạt các vụ án vợ giết chồng diễn ra ở Việt Nam đã khiến xã hội vô cùng lo lắng (Ảnh minh họa) Tẩm xăng...