Gà đồi Yên Thế – sản phẩm mang thương hiệu độc quyền
Gà đồi Yên Thế là sản phẩm mang thương hiệu độc quyền, có chất lượng thịt thơm ngon. Tuy nhiên có nhiều giống gà do bà con tự du nhập, phát triển, chất lượng không cao. Việc lai tạo ra giống gà mang đặc tính, đặc điểm riêng biệt của thương hiệu này đang được chính quyền và người dân địa phương quan tâm.
Ưu tiên giống gà chất lượng
Gà đồi Yên Thế được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho giống gà ri lai và mía lai. Tuy nhiên, hiện giống gà được người dân chăn thả vẫn chưa thuần nhất. Để giữ vững thương hiệu, khẳng định độc quyền sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, những năm qua, nhiều chương trình, dự án lai tạo, cải tạo giống gà được thực hiện. Tiêu biểu như đề án “Hỗ trợ phát triển chăn nuôi gà đồi Yên Thế theo hướng VietGAHP giai đoạn 2013-2015″ do UBND huyện làm chủ đầu tư thực hiện tại các xã: Tam Tiến, Đồng Tâm, Đồng Kỳ.
100 hộ dân nuôi gà thương phẩm và ba hộ ấp nở giống tham gia được Trung tâm Giống gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) cung cấp giống và hướng dẫn chăm sóc. Các giống gà chất lượng đưa vào sản xuất theo phương pháp an toàn sinh học là ri lai, mía lai và lai chọi. Ngoài các hộ tham gia dự án, nhiều hộ dân được học cách chăn nuôi mới, sử dụng giống gà mới cho sản xuất đại trà.
Gà đồi Yên Thế thương phẩm.
Sau hai năm triển khai đến nay, chất lượng đàn gà giống của huyện từng bước nâng cao. Tỷ lệ đàn gà ri lai đạt 35- 40%, mía lai 45%, lai chọi 5-10%. Hiện nay, lượng gà giống được sản xuất tại chỗ chiếm khoảng 50% nhu cầu. Giá gà thương phẩm chăn nuôi an toàn sinh học và giống mới cao hơn so với chăn nuôi thông thường từ 5-7 nghìn đồng/kg. Đề án góp phần bảo vệ và nâng cao thương hiệu gà đồi Yên Thế.
Theo ông Lê Văn Hậu, cán bộ thú y xã Đồng Kỳ, xã có khoảng 100 hộ nuôi gà với giống chủ lực là ri lai, mía lai và lai chọi. Bình quân mỗi hộ nuôi quy mô từ 500 đến 1 nghìn con/lứa. Hầu hết các cơ sở ấp nở giống chuyển sang kinh doanh loại con giống này. Người dân nhận thấy đây là giống gà được người tiêu dùng ưa chuộng, giá thành cao nên thay đàn, sử dụng giống mới. Tìm hiểu tại xã Canh Nậu, nơi có nhiều hộ dân chăn nuôi gia cầm lớn nhất huyện cho thấy, phần lớn các chủ hộ chuyển sang nuôi gà ri lai. Đây là giống gà có trọng lượng vừa phải, chất lượng thịt thơm ngon, giá cao, dễ bán. Hộ nuôi thu lãi khoảng 20 triệu đồng/1 nghìn con. Cùng đó, các đề án như: Hỗ trợ chăn nuôi gà an toàn sinh học; chăn nuôi gà đồi hàng hóa bền vững; nâng cao chất lượng giống gà Yên Thế… đã và đang thực hiện nhằm tạo ra cơ cấu đàn, giống gà hợp lý, hiệu quả.
Hỗ trợ sản xuất và sử dụng giống tốt
Video đang HOT
Hằng năm, tổng đàn gà của huyện Yên Thế dao động ở mức 4 triệu con, giá trị sản xuất đạt hơn 1 nghìn tỷ đồng, có hàng nghìn hộ chăn nuôi theo quy mô gia trại, trang trại. Để tiếp tục giữ vững thương hiệu, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, sở, ngành chuyên môn tập trung thực hiện tốt một số giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững về quản lý chất lượng đàn vật nuôi; phát triển thị trường tiêu thụ gà an toàn và kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập khẩu trái phép. Trong đó đặc biệt quan tâm tạo giống gà đặc trưng của Yên Thế và xây dựng cơ cấu đàn hợp lý.
Trung tâm Giống gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) hỗ trợ gia đình anh Hoàng Sỹ Dần, thôn Giếng Chảnh (xã Đồng Kỳ) sản xuất gà giống.
Vừa qua, UBND tỉnh đã ký kết với Cục Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) về thực hiện đề án “Phát triển chăn nuôi gà đồi hàng hóa bền vững giai đoạn 2016-2020″. Theo đó, các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương chỉ đạo duy trì quy mô đàn phù hợp, tăng tỷ lệ giống gà chất lượng cao trong cơ cấu chăn nuôi, chuyển giao công nghệ ấp nở và kỹ thuật nuôi gà bố mẹ giống ri lai theo phương pháp tiên tiến cho Hợp tác xã sản xuất giống gà đồi Yên Thế. Từ nay đến năm 2018, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Cục Chăn nuôi và Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tiếp tục nghiên cứu, lai tạo con giống mang đặc trưng riêng của thương hiệu gà đồi Yên Thế.
Cùng với các chương trình, đề án của tỉnh, theo bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, để giữ vững và phát huy nhãn hiệu hàng hóa tập thể của sản phẩm gà đồi Yên Thế, thời gian tới, huyện xác định đưa giống gà ri lai thành chủ lực trong tổng đàn, mở rộng việc áp dụng phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học và VietGAHP. Thực hiện mục tiêu này, hằng năm, UBND huyện trích gần 1 tỷ đồng hỗ trợ nông dân mua con giống, thuốc thú y, xây dựng chuồng trại; chi trả phụ cấp cho cán bộ thú y thôn, bản.
Bên cạnh đó, huyện có chính sách ưu đãi về vốn và mặt bằng cho các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở ấp nở con giống gà chất lượng, thức ăn chăn nuôi, giết mổ tập trung trên địa bàn với quy mô sản xuất từ 1 tỷ đồng/năm trở lên. Tại các xã có chính sách hỗ trợ vắc xin phòng bệnh và mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi giống gà chủ lực của huyện cho người dân. Nhiều xã đã vận động thành lập các tổ liên kết để thuận tiện việc ứng dụng KHKT và tiêu thụ sản phẩm gà đồi Yên Thế.
Theo Hoàng Phương (Báo Bắc Giang)
Nhận diện nông sản thực phẩm an toàn và đặc sản Nam Bộ
Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn và đặc sản Nam Bộ tại Hà Nội diễn ra từ ngày 12 -18.8.2016 do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội (Sở NNPTNT Hà Nội) tổ chức
Đây là dịp để đông đảo người tiêu dùng Thủ đô nhận biết và lựa chọn các sản phẩm an toàn chất lượng, và là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp... tìm ra những giải pháp tăng cường công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp giữa Hà Nội với các tỉnh.
Nhận diện nông sản sạch
Theo Sở NNPTNT Hà Nội, nhu cầu về lương thực, thực phẩm phục vụ cho người dân thủ đô rất lớn nhưng hiện nay sản phẩm nông sản nhập từ các tỉnh về tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội chủ yếu do các thương lái thu gom và cung cấp về các chợ đầu mối chiếm từ 70-80%. Do vậy, việc quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản gặp nhiều khó khăn, luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm và chưa tạo được niềm tin với người tiêu dùng. Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn và đặc sản Nam Bộ là một hoạt động mới, thiết thực để các cơ sở sản xuất, tổ chức doanh nghiệp trưng bày giới thiệu, bán các sản phẩm an toàn, đặc sản vùng miền của địa phương; hướng dẫn người tiêu dùng Thủ đô cách nhận biết, phân biệt sử dụng những sản phẩm an toàn vì sức khỏe gia đình, cộng đồng và xã hội.
Ông Nguyễn Tiến Hưng (trái) - Giám đốc Công ty Thực phẩm sạch BigGreen trực tiếp giới thiệu sản phẩm sạch tới người tiêu dùng. Ảnh: M.H
Tuần lễ nhận diện nông sản Nam Bộ lần này cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất ký kết biên bản ghi nhớ, hợp đồng liên kết, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Ông Nguyễn Văn Chí -Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội
Tính đến thời điểm này, đã có 103 điểm tại 12 quận nội thành của Hà Nội như Cầu Giấy, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Long Biên... triển khai trưng bày giới thiệu và bán gần 200 loại sản phẩm an toàn và đặc sản Nam Bộ. Nhiều doanh nghiệp phân phối nông sản thực phẩm an toàn tiêu biểu như Công ty cổ phần Nhất Nam (chuỗi siêu thị Fivimart), Công ty TNHH Thực phẩm sạch BigGreen, Công ty cổ phần VietRAP Đầu tư thương mại... tham gia chương trình.
Đến tham quan các gian hàng tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) - điểm khai mạc Tuần lễ từ sáng sớm, chị Hồng Anh hồ hởi cho biết: "Trước thực trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành vấn nạn khiến người dân chúng tôi thực sự hoang mang.
Riêng về mặt hàng trái cây, nếu ra ngoài chợ, tôi thực sự lúng túng không phân biệt được đâu là hoa quả của Trung Quốc, đâu là hoa quả nội địa. Sáng nay, được tận mắt thấy đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng làm kiểm tra test nhanh trên một số sản phẩm, tôi mới hiểu rõ hơn về quy trình sản phẩm an toàn đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP... Thông qua sự kiện tuần lễ này, tôi sẽ sớm bỏ thói quen tiện đâu mua đấy mà không quan tâm đến chứng nhận của các cơ quan chức năng về nguồn gốc sản phẩm nông sản như trước đây".
Bà Nguyễn Huyền Phương-Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ quận Hai Bà Trưng, Hà Nội mong muốn rằng, vì sức khỏe cho bản thân và gia đình, phụ nữ Thủ đô quan tâm đến chất lượng cuộc sống trên nhiều lĩnh vực, trong đó vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang thực sự là câu chuyện nóng của chị em nội trợ. Bà đề nghị Trung tâm Xúc tiến thương mại Hà Nội tổ chức thường xuyên hơn nữa mô hình hội chợ nhận diện sản phẩm an toàn các vùng miền của cả nước để người tiêu dùng có nhiều cơ hội sử dụng những sản phẩm tốt, đảm bảo chất lượng.
Giao thương hợp tác sản xuất và cung ứng
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ, hợp đồng liên kết tiêu thụ nông sản sạch tại tuần lễ. Ảnh: M.H
Trong khuôn khổ tuần lễ, tại hội thảo tăng cường công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố, nhiều ý kiến được đưa ra thảo luận giúp các tỉnh kết nối đưa nông sản tiêu thụ tại thị trường Thủ đô, thông qua các triển lãm, hội chợ; chắp nối tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất giao lưu, trao đổi, tiếp cận thị trường và ký kết các hợp đồng kinh tế. Hầu hết đại diện các doanh nghiệp chuyên kinh doanh mặt hàng nông sản sạch tại Hà Nội đều nhận định, đã qua thời Việt Nam phải thắt lưng buộc bụng, bao nhiêu sản phẩm ngon, lạ, sạch để dành mang xuất khẩu. Thị trường trong nước tiềm năng rất lớn, người tiêu dùng Việt Nam có quyền hưởng thụ các đặc sản vùng miền.
Bà Đinh Thị Bích Loan-Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam đánh giá cao vai trò hợp tác xúc tiến thương mại nông nghiệp của Hà Nội trong những năm qua đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc tìm nguồn sản phẩm nông sản sạch, an toàn tới người tiêu dùng. Hiện các chuỗi hệ thống siêu thị, các nhà hàng, các trường học có "tên tuổi" tại Hà Nội, các loại mặt hàng nông sản an toàn Nam Bộ chiếm tới 70%, nhưng với nhu cầu thực tế phục vụ người tiêu dùng thủ đô, các doanh nghiệp đề nghị Trung tâm Xúc tiến thương mại Hà Nội cần có những chiến lược cụ thể hơn nữa trong hoạt động kết nối xúc tiến đầu tư giữa doanh nghiệp Hà Nội và doanh nghiệp các tỉnh, thành.
Lãnh đạo Sở NNPTNT hai tỉnh Tiền Giang và Hậu Giang nêu lên những khó khăn mà địa phương đang gặp phải, đó là tiềm năng vùng nguyên liệu lớn nhưng vẫn loay hoay tìm đầu ra cho bà con. Bởi đặc thù cây trái Nam Bộ rộ thu hoạch theo mùa vụ, trong khi tỉnh chưa có đơn vị chuyên trách thực hiện công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp nên công tác kết nối còn yếu. Mặt khác, khâu vận chuyển, kho bãi chứa sản phẩm trái cây tươi, khâu sơ chế, chế biến và bao gói sản phẩm đưa về tiêu thụ tại Hà Nội cũng hạn chế. Ông Lê Văn Đời- Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Trung tâm Xúc tiến thương mại Hà Nội, Sở NNPTNT Hà Nội cần xây dựng chính sách hỗ trợ vùng tạo liên kết giữa các doanh nghiệp, chú trọng hơn nữa công tác hướng dẫn, chứng nhận chất lượng sản phẩm và các cơ chế chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất.
Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội - ông Nguyễn Văn Chí nhấn mạnh: Sự liên kết 4 nhà: Nhà sản xuất, nhà quản lý, nhà chứng nhận, nhà lưu thông trong thời gian tới đòi hỏi chặt chẽ hơn và rất cụ thể. Tuần lễ nhận diện nông sản Nam Bộ lần này cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất ký kết biên bản ghi nhớ, hợp đồng liên kết, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo Danviet
Gà Mía Sơn Tây - Giống gà quý cần được phát triển Ga Mia la giông ga đăc san cua Lang cô ơ Đương Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) đươc dung lam lê vât dâng thân thanh, cung tiên vua chua ngay xưa đa trơ thanh net văn hoa âm thưc đôc đao cua đia phương. Giông ga Mia thuân chung ngoại hình gà mía hơi thô, mình ngắn đùi to, mắt sâu, mào đơn,...