Gã doanh nhân đất Cảng lập hợp đồng đóng “tàu ma” lừa đảo tiền tỷ
Bằng thủ đoạn dùng hồ sơ sai lệch, chưa có sự phê duyệt của cơ quan chức năng, gã doanh nhân đất Cảng đã lừa đảo chiếm đoạt gần 60 tỷ đồng.
Gã doanh nhân làm ăn bất chính
Theo tài liệu mà PV báo Người Đưa Tin thu thập được, Nguyễn Hải Trung (SN 1973, đăng ký hộ khẩu Đông Khê, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng) vốn học hết lớp 12.
Với sự nhanh nhạy của mình, y đã nhanh chóng tiến xa trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Trung nhanh chóng giữ chức Chủ tịch HĐQT công ty CP Đầu tư công nghiệp Nam Trung Bộ.
Ngoài ra, Trung còn là thành viên HĐQT công ty cổ phần khai thác vận tải đường biển Ninh Thuận (Vận tải Ninh Thuận).
Gã đàn ông có vợ và ba con nhanh chóng tìm cho mình người giúp sức. Và Trần Hữu Trung (SN 1979) có hộ khẩu ở phường Máy Chai (quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng) được Hải Trung dựng lên để giúp sức, được “khoác” chức Giám đốc của công ty Vận tải Ninh Thuận, là sân sau của Hải Trung.
Trung và đồng bọn vẽ ra dự án đóng tàu “ma” để lừa đảo (Ảnh minh hoạ).
Từ năm 2008 đến năm 2010, Hải Trung thành lập nhiều công ty khác để lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhà nước và người khác như thông qua công ty Nam Trung Bộ, Hải Trung cùng đồng bọn đã lập 19 hợp đồng mua cà phê, sắn lát xuất khẩu khống.
Hải Trung móc ngoặc với Võ Thành Danh, nguyên giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam (ngân hàng VDB) chi nhánh Ninh Thuận để công ty Nam Trung Bộ vay gần 150 tỷ đồng. Mặc dù hồ sơ vay tiền không hợp lệ, nhưng phía ngân hàng vẫn giải ngân số tiền trên.
Sau đó, cơ quan công an tỉnh Ninh Thuận vào cuộc điều tra và khởi tố Hải Trung về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Danh bị khởi tố về tội “Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Tháng 8/2012, TAND Ninh Thuận đã mở phiên toà xét xử và tuyên phạt Trung 15 năm tù giam, Danh 6 năm tù giam.
Một phi vụ lừa đảo “vô tiền khoáng hậu” khác của Hải Trung là việc 2008 Hải Trung thành lập công ty vận tải Ninh Thuận và để Phan Tuấn Linh làm Chủ tịch HĐQT, Trần Hữu Trung làm Giám đốc và Hải Trung là thành viên HĐQT. Năm 2009, Hữu Trung và Hải Trung đã lập dự án đóng mới hai tàu biển với tải trọng lớn.
Tuy nhiên doanh nghiệp này không có chức năng đóng mới tàu biển. Mà mục đích lập dự án “ma” lừa đảo các nhà đầu tư. Để thực hiện hành vi phạm tội của mình, Hải Trung đã chỉ đạo Hữu Trung và Linh lập dự án nêu trên và đề nghị ngân hàng VDB, chi nhánh Ninh Thuận bảo lãnh vay vốn tại một ngân hàng khác.
Video đang HOT
Sau đó bằng nhiều động thái khác như lập tờ trình gửi UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt dự án, làm việc với một ngân hàng khác về thủ tục hợp đồng tín dụng.
Sau đó, Hải Trung tiếp tục chỉ đạo cấp dưới gửi hồ sơ doanh nghiệp, hồ sơ dự án, các văn bản đề nghị Sở KH&ĐT Ninh Thuận, Ngân hàng VDB chi nhánh Ninh Thuận thẩm định để trình UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt dự án đầu tư và phát hành chứng thư bảo lãnh tín dụng.
Lãnh đạo Ngân hàng VDB chi nhánh Ninh Thuận sau đó đã ký phát hành chứng thư bảo lãnh để công ty Vận tải Ninh Thuận vay số tiền hơn 200 tỷ đồng tại một ngân hàng khác.
Tuy nhiên sau đó, do phát hiện việc phát hành chứng thư này chưa đúng quy định, phía ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp khắc phục và bổ sung quyết định phê duyệt dự án của UBND tỉnh Ninh Thuận nếu không phải hủy chứng thư này.
Sau đó, UBND tỉnh Ninh Thuận có thông báo không phê duyệt dự án đóng 2 tàu này của công ty Vận tải Ninh Thuận. Phía Ngân hàng VDB nhiều lần yêu cầu chi nhánh của mình hủy chứng thư bảo lãnh, nhưng Trung và đám đệ tử vẫn sử dụng chứng thư này để tìm nguồn vốn đối ứng thực hiện dự án.
Qua các mối quan hệ xã hội, Hải Trung quen biết và đặt vấn đề góp vốn làm ăn với công ty Cổ phần Bất động sản Vinalines (Công ty Vinalines). Bằng những giấy tờ trên, Trung đã “qua mặt” được công ty này.
Sau đó hai bên ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, góp vốn. Công ty Vinalines góp 58 tỷ đồng, công ty Vạn tải Ninh Thuận góp 29 tỷ đồng. Công ty Vinalines sau đó đã chuyển tiền cho đối tác.
Ngay sau khi nhận được 58 tỷ đồng, Hải Trung và nhân viên không thực hiện hợp đồng mà chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của Trung để chi tiêu cá nhân. Theo đó, Trung trực tiếp chuyển và chỉ đạo nhân viên chuyển 6 tỷ đồng cho công ty cổ phần tập đoàn Sao Việt Nam, chuyển 14 tỷ đồng cho Ngân hàng VDB chi nhánh Ninh Thuận….
Hải Trung được xác định chiếm đoạt trên 54 tỷ đồng. Số tiền còn lại do Hữu Trung chiếm đoạt.
Ngay sau khi phát hiện ra đối tác của mình có hành vi vi phạm pháp luật, công ty Vinalines đã có đơn trình báo ra cơ quan công an. Cơ quan công an vào cuộc và đã làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Hải Trung và đồng bọn.
Ngày 20/11/2015 Hải Trung bị TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên phạt 20 năm tù, tổng mức hình phạt chung là 30 năm tù giam. Nguyễn Hữu Trung 18 năm tù giam. Linh 19 tháng tù về tội không tố giác tội phạm.
Tòa tuyên hoàn trả cho công ty Vinalines 14 tỷ đồng hiện đang phong toả tại tài khoản tiền gửi của công ty Vinalines mở tại ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Ngân hàng chống lệnh toà án
Những tưởng khi TAND cấp cao đã có phán quyết về việc ngân hàng VDB có trách nhiệm hoàn trả số tiền 14 tỷ đồng do Nguyễn Hải Trung lừa đảo chiếm đoạt của công ty Vinalines mà có.
Phía ngân hàng cố tình chây ì thực hiện phán quyết của toà, khiến vụ việc tưởng chừng được giải quyết đơn giản theo quy định của pháp luật lại trở nên “nhiêu khê”.
Toà đã quyết nhưng ngân hàng VDB không thực hiện.
Theo đó, ngày 12/11/2015, cục Thi hành án Dân sự TP. Hà Nội đã ra quyết định 104 về việc thi hành án đối với việc hoàn trả số tiền 14 tỷ đồng từ tài khoản phong tỏa tại Sở giao dịch 1, ngân hàng VDB theo phán quyết tại bản án số 114/2015 HSPT của TAND cấp cao tại Hà Nội.
Cục Thi hành án Dân sự TP. Hà Nội đã có nhiều thông báo như 137, 627, 926 về việc hết thời hạn tự nguyện thi hành án nhưng Sàn giao dịch 1, ngân hàng VDB cố tình trì hoãn không tiến hành thủ tục mở phong tỏa tài khoản và yêu cầu đơn vị này thực hiện theo phán quyết của TAND.
Trước việc ngân hàng VDB cố tình không thực hiện phán quyết của Tòa án, công ty Vinalines đã có nhiều công văn gửi lên cục Thi hành án Dân sự TP. Hà Nội đề nghị có biện pháp quyết liệt trong việc thực thi bán án có hiệu lực pháp luật.
Thế nhưng phía Cục cũng “lừng chừng” khi thực hiện. Ra quyết định thi hành án từ tháng 11/2015, nhưng đến tháng 2/2016 việc thi hành bản án đã có hiệu lực vẫn “dẫm chân tại chỗ”.
Sau nhiều lần “ngâm tôm”, cục Thi hành án Dân sự TP. Hà Nội mới có công văn trả lời công ty Vinalines với nội dung: Do bản án không tuyên rõ ràng.
Cục này cũng cho biết đã làm văn bản số 923 ngày 19/1/2016 gửi TAND cấp cao tại Hà Nội để giải thích, bổ sung bản án.
“Việc cục Thi hành án Dân sự TP .Hà Nội gửi công văn yêu cầu giải thích bổ sung bản án trong trường hợp đã quá rõ ràng thể hiện trình độ chuyên môn non yếu. hạn hẹp. Ngoài ra, Cục này đã có công văn gửi TAND cấp cao tại Hà Nội đề nghị giải thích bổ sung bản án phúc thẩm số 114.
Đến thời điểm hiện tại là hơn 2 tháng nhưng phía TAND cấp cao vẫn chưa có văn bản nào để giải thích theo đúng quy định của pháp luật. Điều này là vi phạm vào khoản 2 điều 179 Luật thi hành án dân sự quy định từ 15 đến 30 ngày phải có văn bản phúc đáp”, Luật sư Lê Đức Thắng (Trưởng văn phòng luật sư Lê & Đồng sự) cho biết.
Ngoài ra, phía ngân hàng VDB cũng đã nêu lý do chưa thực hiện yêu cầu của cục Thi hành án Dân sự TP. Hà Nội vì đang có đơn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm đối với số tiền hoàn trả này. Đồng thời, ngân hàng VDB cũng nại ra rằng: Số tiền 14 tỷ đồng này được ngân hàng thu nợ được hạch toán và trở thành tài sản nhà nước. Ngân hàng này phải báo cáo với bộ Tài chính và sẽ thực hiện theo ý kiến của Bộ này.
Đánh giá về ý kiến trên của ngân hàng VDB, luật sư Thắng cho rằng: Theo Điều 48 luật Thi hành án dân sự thì đề nghị hoãn thi hành án vì đang có đơn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục Giám đốc thẩm không phải là trường hợp được hoãn thi hành án.
Ngoài ra việc ngân hàng VDB hỏi ý kiến bộ Tài chính về việc giải quyết đối với số tiền 14 tỷ đồng, theo quy định của Bộ luật TTHS, Luật Thi hành án thì bộ Tài chính không phải là cơ quan giải thích pháp luật trong trường hợp bản án chưa có nội dung rõ ràng, đồng thời đây cũng không phải là cơ quan có thẩm quyền can thiệp vào việc giải quyết khi đã có một bản án có hiệu lực pháp luật rõ ràng.
Do đó việc hỏi ý kiến bộ Tài chính là không cần thiết cũng như không có căn cứ pháp luật.
Xuân Hoà
Theo_Người Đưa Tin
Bắt nhóm cướp tuổi teen chuyên "săn đêm" tại Hà Nội
Để lấy tiền tiêu xài, nhóm thanh niên tuổi từ 17 đến 21 mang theo dao đi cướp tài sản. Chúng chặn đầu xe người đi làm về muộn rồi tấn công, cướp tài sản.
Ngày 3/4, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, cơ quan này vừa bắt giữ 4 thanh niên cùng trú tại phường Cổ Nhuế 2 (quận Bắc Từ Liêm) để điều tra làm rõ hành vi cướp tài sản và trộm cắp tài sản. 4 đối tượng gồm: Phùng Quang Huy (SN 1999), Tạ Minh Quý (SN 1999), Bùi Đức Tuấn (SN 1997), Nguyễn Đức Duy (SN 1995).
Nhóm cướp táo tợn trong đêm bị Công an quận Bắc Từ Liêm và Công an phường Xuân Đỉnh mật phục bắt giữ.
Theo điều tra, vào các ngày ngày 31/3 và 1/4, Công an phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) liên tiếp nhận được trình báo từ người dân về việc bị một nhóm 4 đối tượng sử dụng 2 xe máy tấn công, cướp đi tài sản là máy tính xách tay, điện thoại di động... Nạn nhân đa phần là sinh viên đi làm thêm về muộn sau 12 giờ đêm.
Tiếp nhận thông tin, Công an phường Xuân Đỉnh đã phối hợp với Đội Cảnh sát Hình sự, Công an quận Bắc Từ Liêm vào cuộc điều tra, đồng thời lập tổ trinh sát mật phục bắt nhóm cướp.
Rạng sáng 2/4, tổ công tác Công an quận Bắc Từ Liêm phát hiện 4 thanh niên điều khiển 2 xe máy, trong đó có 1 xe không biển kiểm soát di chuyển trên đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm). Nhận thấy nhóm đối tượng có nhiều biểu hiện nghi vấn và đặc điểm khá giống với miêu tả của các bị hại nên tổ công tác yêu cầu kiểm tra. Tuy nhiên, 4 nam thanh niên không xuất trình được giấy tờ tùy thân và phương tiện nên cảnh sát yêu cầu về trụ sở để làm rõ.
Tại cơ quan điều tra, danh tính các đối tượng được làm rõ là Huy, Quý, Tuấn và Duy. Các đối tượng sau đó thừa nhận là đối tượng gây ra một số vụ cướp tài sản và vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn vào thời điểm sau 12h đêm.
Mỗi khi hành động, nhóm này thường mang theo dao. Khi xác định được "con mồi", chúng sẽ chặn đầu xe rồi dùng tay chân, mũ bảo hiểm tấn công nạn nhân để cướp tài sản.
Bước đầu cơ quan điều tra xác định, trong khoảng thời gian từ ngày 28.3 đến khi bị bắt, nhóm này đã gây ra 1 vụ trộm, 3 vụ cướp. Tài sản nhóm trộm cướp tuổi teen này lấy gồm xe máy, điện thoại, xe đạp điện... Tài sản cướp được, nhóm thanh niên mang bán lấy tiền tiêu xài và một phần cất giấu ở nhà trọ ở phường Cổ Nhuế 2.
Hiện Công an quận Bắc Từ Liêm đang điều tra mở rộng vụ việc.
Theo báo Dân Việt
Bắt nhóm cướp tuổi teen chuyên "săn đêm" tại Hà Nội Để lấy tiền tiêu xài, nhóm thanh niên tuổi từ 17 đến 21 mang theo dao đi cướp tài sản. Chúng chặn đầu xe người đi làm về muộn rồi tấn công, cướp tài sản. Ngày 3/4, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, cơ quan này vừa bắt giữ 4 thanh niên cùng trú tại phường Cổ Nhuế 2...