“Gã đào hoa” bán trà đá vỉa hè, làm thơ
Gọi ông là “nhà thơ vỉa hè” cũng được, gọi là lão bán trà đá ông cũng gật đầu. Tìm được nguồn cảm xúc thì ông làm thơ, treo đầy quán trà đá của mình. Ai xin thì cho, ai mua ông cũng bán.
Ông là Nguyễn Hữu Long, gã đào hoa và si tình, ngày ngày làm thơ, bán nước.
Quán trà đá của ông Long lúc nào cũng đông khách tới uống nước, bình thơ
Bán nước và làm thơ
Quán trà đá vỉa hè nằm đối diện với số nhà 94 đường Bưởi, Hà Nội, lúc nào cũng đông khách. Người đi trên đường qua quán trà này không mấy ai không ngoái lại tò mò nhìn những tờ lịch to được chép kín thơ, treo ngay ngắn ở vỉa hè. Có người đọc xong im lặng, cũng có người trầm trồ thán phục khen ý thơ, tứ thơ…
Ông Nguyễn Hữu Long – chủ quán nước và kiêm luôn “nhà thơ” – cho biết, ông bắt đầu bán nước từ tháng tư năm nay, thời gian đầu mới mở quán ít khách nên ông lấy mấy tờ tranh, lịch ra chép lại những bài thơ do chính ông sáng tác lên mặt sau rồi cẩn thận treo lên hàng rào lưới sắt để tự thưởng thức. Không ngờ nhiều người đi đường thấy lạ dừng xe ghé vào uống nước và đọc thơ. Càng ngày lượng khách càng đông, họ không chỉ đọc, cảm nhận, phân tích rôm rả mà còn góp ý những câu, từ theo họ là chưa hay khuyên ông nên thay sao cho hợp lý và hay hơn…
Lúc đầu, những bài thơ được ông chép vào mặt sau tờ tranh lịch nhưng gặp khi trời mưa, không chạy kịp, lịch bị ướt, nhàu, phải viết lại rất mất thời gian. Từ đó ông nghĩ ra cách đi nhặt các loại băng rôn, phông bạt quảng cáo đem về cắt lại vuông vắn và chép thơ lên đó.
Chân dung ông chủ quán trà thích làm thơ, thích mặc như “c ông chức nhà nước”
Video đang HOT
“Có những vị khách đến uống nước đọc thơ và hỏi: Sao bác không mang thơ đi in mà lại treo lên thế này? Tôi cũng thật thà trả lời họ là chưa có điều kiện, còn treo lên thế này là để thỏa lòng đam mê thôi”, ông Long chia sẻ.
Nhờ có năng khiếu và lòng đam mê thơ ca, ông Long còn thu hút được cả những vị khách là các cô cậu học trò, vào uống nước rồi mang thơ ra nhờ ông phân tích, bình luận. Cũng có khi gặp người yêu thơ ông, muốn mua thơ là ông bán. Nhưng gặp người xin thơ ông cũng sẵn lòng cho luôn.
Ông tâm sự: “Mình làm như vậy chỉ để vui tuổi già thôi, không có ý gì cả”.
Vốn là người có thói quen ăn mặc chỉn chu nên bây giờ ngồi bán trà đá ông cũng vẫn giữ cho mình thói quen mặc áo trắng, đeo cà vạt. Ông bảo: “Nhiều người bảo tôi là dị nhân, hâm, dở khi ngồi bán trà đá mà làm như công chức nhà nước. Nhưng tôi thì nghĩ khác. Mình ăn mặc như vậy không chỉ làm đẹp cho bản thân mà còn thể hiện sự tôn trọng với khách”.
Lẻ bóng về già
Vốn được coi là người đào hoa nhưng khi chia sẻ với tôi về chuyện tình cảm cá nhân, ông đọc luôn 2 câu thơ: “Tiền vàng tôi chẳng nợ ai/ Nợ duyên cũng có một vài người thương”.
Ông Long kể, mối tình đầu tiên của ông là với cô Lê Thị Xuân Lộc. Học với nhau từ lớp 5 đến lớp 9, mối tình của ông với cô học trò này duy trì được 5 – 6 năm. Năm 1960, cô Lộc làm giáo viên cấp 3 ở Thái Bình. Ông Long theo gia đình tản cư lên Yên Bái. Đến khi cô Lộc lên Yên Bái tìm ông thì ông lại về Hà Nội. Trò đuổi bắt đó khiến mối tình của chàng thư sinh và cô gái Lộc đứt gánh.
Say sưa bình thơ
Sau đó ông Long cưới người vợ đầu quê ở Khuyến Lương (Thanh Trì, Hà Nội). Có với nhau được 4 mặt con nhưng rồi hạnh phúc ấy cũng không giữ được. Ông đành ngậm ngùi cảnh giường đơn gối chiếc. Ông bảo, số ông đào hoa nhưng trời bắt sống một mình. Kể cả bây giờ cũng có nhiều người muốn làm bạn đời tuổi già với ông nhưng ông không muốn bận lòng thêm chuyện tình cảm.
Giờ niềm vui của ông là quán nước vỉa hè, câu lạc bộ thơ ca phường Nghĩa Đô, câu lạc bộ thơ ca quận Cầu Giấy… Với ông, thơ là để trải lòng, và những tờ lịch chép thơ treo bên quán trà đá là cách ông Long chia sẻ lòng mình với mọi người.
Cuộc đời với ông giờ thanh thản nhẹ nhàng như bài thơ ông viết: “… Ta nghèo nhưng lại thấy hay/ Lương tâm thanh thản chẳng vay chẳng phiền/ Có tiền nhiều của vẫn buồn…”
Theo Dantri
Văng tục vì phải nhường ghế cho người già
Bị nhân viên y tế mắng vì ngồi tranh ghế của người già và phụ nữ có thai, cậu thanh niên đứng dậy nhưng mặt hằm hằm: "Muốn ngồi thì mở miệng mà hỏi một câu chứ không thì ai biết ngứa chỗ nào mà gãi?".
Thích là nói, thích là chửi?
Nhà chị Linh ở khu tập thể Bách Khoa (Hai Bà Trưng - Hà Nội), ngay dưới sân là một loạt các quán trà đá, cà phê... Theo chị Linh, khu này tập trung nhiều trường, từ bậc tiểu học, trung học cơ sở đến bậc đại học nên học sinh, sinh viên nhiều. Sau giờ tan trường, ở các quán trà đá, học sinh ngồi đông nghịt.
Vừa "bắn" thuốc lào, vừa nói bậy chửi tục.
Chị Linh vốn là dân gốc ở đây, nhưng mỗi lần đi qua "khu trà đá", chị vẫn thấy hơi "rợn rợn" vì hôm nào mấy nhóm học sinh, sinh viên cũng tụ tập để hút thuốc lào, thuốc lá rồi nói bậy, chửi tục ầm ĩ. Đã vậy, lại còn thêm cái khoản thấy cô gái nào đi qua là trêu chọc, rồi nhận xét đánh giá ...
"Có lần, một cô gái mặc váy ngắn lại mang đôi giầy cao gót đi bộ qua, không may bị trẹo chân nên ngã xuống đường. Thế mà cả nhóm học sinh, không có ai ra đỡ cô gái lại vỗ tay ầm ĩ rồi đồng thanh cười khoái trá khiến cho cô gái kia ngượng chín mặt" - chị Linh kể.
"Lần khác, cũng có một chị khoảng 35 - 40 tuổi mặc váy đi bộ ngang qua. Chị ấy chưa kịp đi khuất thì cả nhóm học sinh độ 13, 14 tuổi đã xúm lại chê bai, dè bỉu, nào là già rồi mà còn đú, chân thì như cái com - pa, bụng cũng đến một rổ mỡ, tưởng ngon lắm hay sao mà còn mặc váy ngắn... khiến mình đứng gần đó vừa bực vừa thấy thương cho chị kia. Không những thế, nhóm học sinh này còn vô duyên đến mức, thấy một chị trang điểm khá đậm đi vào quán hỏi mua thẻ điện thoại (vì quán có bán kèm dịch vụ này) thì hét lớn : "...(văng tục) cứ tưởng là cái mông con khỉ", rồi cười nghiêng ngả với nhau" - chị Linh bức xúc.
Văng tục vì phải nhường ghế
Là một giáo viên, gắn bó mấy chục năm với nghề, nhưng đến khi về hưu, cô Nhân (Thanh Xuân - Hà Nội) vẫn còn trăn trở với lứa tuổi học trò ngày nay.
Cô Nhân bảo: "Bọn trẻ bây giờ, cái gì cũng giỏi giang, và năng động hơn thời ngày trước rất nhiều. Duy chỉ có một điều mà cô băn khoăn đó là vấn đề đạo đức. Nhiều em bây giờ, cứ thích nói là nói, thích chửi là chửi cho sướng mồm, chẳng cần biết trên dưới, phải trái ra sao".
Nhiều bạn trẻ còn làm ngơ với văn hóa nhường chỗ.
"Còn nhớ, cách đây chừng một tháng, cô đi cùng con gái đến khám bệnh ở một phòng khám tư nhân trên phố Thái Hà. Lúc đó, con gái cô mới có thai được 5 tháng. Khi cô đến thì ghế chờ thì đã chật kín người, thế là 2 mẹ con cô đứng sát vào một góc tường.
Lúc này, một nhân viên y tế đi ra, nhìn thấy vậy nên quát thẳng vào mặt một bạn nam và yêu cầu cậu ta nhường chỗ. Cậu ấy đứng dậy, nhưng mặt hằm hằm, miệng lẩm bẩm: "Muốn ngồi thì mở miệng mà nói một câu. Ai biết ngứa chỗ nào mà gãi hộ?". "Thế anh không nhìn thấy một người già và một bà bầu đang đứng à? Đàn ông con trai khỏe mạnh, ngồi như vậy mà cũng trông được sao?" - chị nhân viên y tế đáp lại. "Khỏe mạnh thì vào đây làm gì ?" - anh thanh niên cãi cố.
"Rồi cuộc tranh luận còn kéo dài thêm vào câu nữa, và cậu thanh niên không kiềm chế được nóng nảy nên đã văng tục. Thế là tôi quyết định trả lại ghế cho cậu ta. Sau đó tôi ra ngồi ở chỗ ghế mà mấy bạn trẻ khác đã đứng lên để nhường" - cô Nhân thở dài.
Cô nói tiếp: "Từ khi còn đứng trên bục giảng, tôi vẫn luôn nói với học sinh của tôi rằng, dù các em có học nhiều đến đâu, giỏi giang đến đâu thì những bài học về đạo đức, về văn hóa ứng xử, rồi phép lịch sự tối thiểu ... các em cũng không bao giờ được xem nhẹ. Bởi vì, có như vậy, các em mới có thể thành công, và không bao giờ bị người đời khinh rẻ".
Theo Vietnamnet
Hà Tĩnh: Công viên, quán trà đá hút khách đêm hè Nắng nóng, oi bức kéi, rấng ngn TP Hành thay vn quán cà ph nh thng lệổ x rang, cn và tập trung tại cán tràáể giải nhiệt,uổi bt sự oi ả kéi sut cả ngày. Ghi nhậa nhóm PV Dân trí tại TP Hành ti 1/5, rấng ổ rang hoặc các cn hóng gió. Cn Lý Tự Trọt trongiểm thu húảo ngn...