Gà dai Hàn Quốc cũng là loại thải
Vừa qua, một số doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu loại gà dai của Hàn Quốc đã có buổi họp báo cho rằng, gà nhập khẩu từ Hàn Quốc là gà dai chứ không phải gà loại thải, các chỉ tiêu về VSATTP và chất lượng vẫn đảm bảo. Tuy nhiên, Cục chăn nuôi đã khẳng định, loại gà này là gà loại thải.
Cục chăn nuôi khẳng định, gà dai Hàn Quốc thực chất là gà loại thải
Việt Nam là thị trường tiêu thụ chính
Video đang HOT
Vừa qua, sau những thông tin gà nhập khẩu Hàn Quốc là gà loại thải, tại TP Hồ Chí Minh, các công ty xuất khẩu gà Hàn Quốc và đơn vị nhập khẩu gà tại Việt Nam (Công ty TNHH Dũng Thành Đạt – TP Hồ Chí Minh) có cuộc họp lên tiếng về vấn đề này. Nhà nhập khẩu cho biết: Gà Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là loại gà già, đã qua khai thác đẻ trứng. Theo đại diện cơ quan xúc tiến thương mại nông thủy sản Hàn Quốc, loại gà mà các công ty Hàn Quốc xuất khẩu vào Việt Nam không phải là gà thải mà đó là gà nuôi từ 1-1,5 năm và trải qua một số lần đẻ trứng.
Bà Đỗ Thị Hồng Nhi, Giám đốc Công ty TNHH TMDV xuất nhập khẩu Dũng Thành Đạt – một trong những công ty chuyên nhập khẩu gà già Hàn Quốc cho biết, gà của công ty nhập về đều có giấy chứng nhận kết quả phân tích về các chỉ tiêu cảm quan, lý hóa do Công ty CP Giám định Lửa Việt thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam, giấy chứng nhận kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng của các cơ quan chức năng và giấy chứng nhận kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm của Cơ quan Thú y vùng VI. Theo bà Nhi, trung bình mỗi tháng đơn vị này nhập khẩu khoảng 800 tấn gà từ các nước như Hàn Quốc, Mỹ, Australia.
Tại Hàn Quốc hiện có 4 nhà máy chuyên gia công, giết mổ gà già (khoảng 27 triệu con). Tuy nhiên, khoảng 70% tổng sản lượng sản xuất một năm được dùng để tiêu thụ trong nước và sản lượng để xuất khẩu chỉ chiếm từ 10 – 30%. Mọi trang thiết bị gia công đều phải được khử trùng đạt tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế. Hiện Nhật Bản và Việt Nam là thị trường chính tiêu thụ loại gà này.
Theo đại diện cơ quan xúc tiến thương mại Hàn Quốc, do bên Hàn Quốc có những chính sách trợ giá xuất khẩu thực phẩm với nhiều ưu đãi về thuế, phí cho người chăn nuôi nên giá gà thấp. Loại gà già này bên Hàn Quốc hiện tại là 1.400 – 1.5000 won, tương đương với 25.000 đồng/kg. Khi nhập khẩu về Việt Nam, sau khi chịu thuế nhập khẩu thêm 40% và 5% thuế VAT, gà già Hàn Quốc có giá vào khoảng 40.000-50.000 đồng/kg.
Tiếp tục ăn thức ăn gia súc
Số liệu của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho thấy, nhập khẩu gà từ Hàn Quốc tăng từ tháng 5-2012 đến nay, đặc biệt tăng mạnh trong tháng 7 và 8-2012. Tính đến hết tháng 9, Việt Nam đã nhập khẩu 6.147 tấn, chiếm 11,7% tổng lượng thịt gà nhập khẩu.
Không đồng tình với quan điểm của nhà nhập khẩu, ông Nguyễn Đức Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) khẳng định, gà đã nuôi hơn 1 năm, thì chỉ có gà loại thải. Theo ông Trọng, gà nuôi đạt đến độ dai, chỉ khoảng 4 tháng. Còn nuôi hơn 4 tháng mà bán thịt, hiệu quả không cao, và giá bán cũng sẽ không có mức 16.000-17.000 đồng/kg. Nên loại gà Hàn Quốc nhập về là gà loại thải.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần cho biết, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu kháng sinh trên gà của Hàn Quốc. Kết quả phân tích cho thấy, các chất tồn dư đều dưới ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, về chỉ tiêu dinh dưỡng vẫn chưa có thông tin cụ thể. “Điều tôi lo ngại, ngoài gà loại thải Hàn Quốc, thì sắp tới, có thể nhiều loại gà loại thải ở nước khác (dù họ chỉ làm thức ăn gia súc) có thể nhập vào Việt Nam. Chưa kể, một lượng gà loại thải do các trang trại Việt Nam nuôi” – ông Tần nói. Để bảo vệ chăn nuôi trong nước, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần yêu cầu Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường kiểm tra, rà soát các quy định cụ thể, sau đó xây dựng quy chuẩn để kiểm soát việc nhập vào: “Chúng ta phải chuẩn bị trước, chứ đến khi họ ồ ạt nhập vào thì chúng ta không có gì khống chế. Lúc đó, ngành chăn nuôi lại tiếp tục khốn đốn”, ông Tần bày tỏ.
Theo ANTD
Hà Nội tích cực hỗ trợ doanh nghiệp
Đến hết tháng 9-2012, Sở Công Thương Hà Nội này đã tổ chức được gần 50 chuyến bán hàng về nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất.
Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp khuyến mãi với 6.500 lượt doanh nghiệp đăng ký, trị giá hàng hóa khuyến mãi trên 5.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Thành phố cũng đã chi 17,6 tỷ đồng trong năm 2012-2013 cho chương trình xúc tiến thương mại "Mỗi làng một sản phẩm" để sản phẩm của làng nghề Hà Nội có mẫu mã, thương hiệu và chất lượng vào thị trường 43 nước trên thế giới... Những giải pháp này đã giúp doanh nghiệp giải phóng một lượng hàng tồn kho đáng kể trong thời gian qua.
Theo ANTD
Hơn 35 tỷ đồng xúc tiến thương mại đợt 2-2012 Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng vừa ký Quyết định số 5050/QĐ-BCT phê duyệt đợt 2 Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2012, gồm 44 đề án của 29 đơn vị chủ trì với tổng kinh phí 35,456 tỷ đồng. Trọng tâm của đợt này là các hoạt động xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu, xúc...