Gã con rể bất lương và cái kết đầy oan nghiệt của nữ hoàng bất động sản
Là một trong những phụ nữ giàu nhất Monaco nên cái chết bất ngờ và khó hiểu của Helene Pastor đã gây xôn xao dư luận trong một thời gian dài.
Cuộc sống giàu sang, đầy quyền lực của các tỷ phú luôn khiến nhiều người mơ ước. Tuy nhiên, đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến họ phải đối mặt với vô vàn nguy hiểm, thậm chí có thể phải trả giá bằng mạng sống của mình. Dù luôn được vây quanh bởi đội ngũ vệ sĩ hùng hậu, xe bọc thép, kính chống đạn… nhưng nhiều người trong số đó vẫn không thể tránh khỏi những cái chết tức tưởi mà trong một số trường hợp, nguyên nhân ấy mãi mãi là một ẩn số không lời giải đáp. Loạt bài “ Sự thật đằng sau cái chết bí ẩn của các tỷ phú” sẽ phần nào hé lộ nguyên nhân của những bi kịch ấy.
Bà Helene Pastor là một trong những người phụ nữ giàu nhất Monaco.
Những phát súng định mệnh
Tối 6/5/2014, tại cổng bệnh viện L’Archet ở thành phố Nice ( Pháp), một chiếc xe Lancia Voyaer sang trọng từ từ di chuyển ra bên ngoài. Lúc này, trong xe có 2 người – lái xe Mohammed Darwich (64 tuổi) và bà Helene Pastor (77 tuổi).
Rời khỏi bệnh viện với tâm trạng phấn chấn vì con trai Gildo (47 tuổi) đang hồi phục sau cơn đột quỵ, bà Helene vui vẻ trò chuyện với người tài xế đã phục vụ mình 15 năm qua. Đột nhiên, hai người đàn ông xuất hiện bất ngờ khiến Mohammed phanh gấp. Ngay sau đó, một tên cầm khẩu súng chĩa vào trong chiếc xe.
Video đang HOT
15 ngày sau, bà Helene qua đời trong bệnh viện còn Mohammed Darwich vẫn phải điều trị tích cực vì vết thương khá nặng. Trước khi nhắm mắt, Helene Pastor khai với cảnh sát rằng bà không thể nghĩ được ai muốn giết mình.
Helene Pastor được coi là nữ hoàng bất động sản của Monaco, một trong những người phụ nữ giàu nhất Monaco. Được biết, bà là con gái duy nhất trong 3 người con của tỷ phú Gildo Pastor. Khi qua đời ông đã để lại 500.000 mét vuông bất động sản, trị giá hơn 20 tỷ euro. Khoảng 1/3 bất động sản trong công quốc thuộc sở hữu của gia đình Pastor. Chính vì vậy, cái chết bất ngờ và khó hiểu của bà đã gây xôn xao dư luận trong một thời gian dài.
Cảnh sát Pháp ngay lập tức thành lập ban điều tra, truy tìm hung thủ vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng này. Không lâu sau đó, bằng việc sử dụng hình ảnh camera, dấu vết hai kẻ tình nghi là Samine (24 tuổi) và Alhair (31 tuổi) được làm rõ và thông qua thông tin vệ tinh từ điện thoại di động của các nghi phạm, cảnh sát đã theo dõi được hành tung của họ.
Nhanh chóng, chiếc túi thể thao có chứa loại súng dùng để ám sát nữ tỷ phú kèm theo một khoản tiền lớn được tìm thấy. Các thám tử cũng đã lần ra một số giao dịch ngân hàng trên tài khoản của nghi phạm sau khi phát hiện người này đã rút một khoản tiền không hề nhỏ từ một tài khoản ở nước ngoài. Khách sạn nơi chúng ở và ADN của một trong hai ở phòng tắm cũng được xác định.
Ngày 23/6, cảnh sát đã bắt giữ hai tên gây án trực tiếp và nghi can chính của vụ giết người. Lúc này, dư luận lại được phen bàng hoàng khi kẻ đứng đằng sau mọi việc là Wojciech Janowski (64 tuổi) – con rể bà tỷ phú.
Gã con rể gian dối
Wojciech Janowski và vợ cũng là con gái lớn của nữ tỷ phú.
Wojciech Janowski là chồng của Sylvia Pastor – con gái lớn của bà Helene. Janowski có xuất thân từ một gia đình bình dân tại Ba Lan. Tuy nhiên, đáng nói là người đàn ông này còn có bản lý lịch gian dối. Thực chất, Wojciech không tốt nghiệp Đại học Cambridge và chưa từng là tổng giám đốc khách sạn, mà chỉ làm việc trong phòng truyền thông của hiệp hội khách sạn Monaco.
Trở thành con rể nữ tỷ phú giàu bậc nhất Monaco, mỗi tháng, Wojciech được mẹ vợ chu cấp 500.000 euro và sống trong một căn hộ cao cấp do mẹ vợ làm chủ. Tuy nhiên, số tiền này không thấm vào đâu so với số tài sản khổng lồ của bà Helene Pastor. Theo những người thân quen, Wojciech luôn tỏ ra không hài lòng với cuộc sống hiện tại. Đó chính là động cơ khiến Janowski tìm cách sát hại mẹ vợ.
Là người kinh doanh sành sỏi, bà Helene biết được bản chất con rể không phải người tốt và nhiều lần nói với con gái về nghi ngờ người đàn ông này thực chất là muốn chiếm tài sản từ việc thừa kế. Tuy nhiên, con gái bà vẫn một mực tin tưởng vào người chồng đã kết hôn được 28 năm và có chung một cô con gái đang ở tuổi vị thành niên.
Được biết trước khi xảy ra vụ án, Wojciech đã lâm vào tình cảnh túng thiếu. Chỉ riêng năm 2013, ông ta đã chi tiêu 8,4 triệu euro. Theo kết luận điều tra, động cơ gây án của Wojciech là “muốn nắm được tài sản thừa kế của Helene Pastor “. Bởi khi bà tỷ phú chết đi, con gái lớn Sylvia của nữ tỷ phú sẽ được hưởng một khoản tiền khổng lồ.
Sau khi bị cảnh sát bắt giữ, Janowski khai nhận đã đưa cho huấn luyện viên thể hình của mình 250.000 euro để tìm người giết bà Helene Pastor.
Theo Danviet
Người chết có được xóa nợ thuế?
Nêu quan điểm về phát biểu của ông Lưu Bình Nhưỡng: "Chết không có nghĩa là hết nghĩa vụ đóng thuế", luật sư Nguyễn Anh Thơm (ảnh)cho rằng, đây là ý kiến đúng. Tuy nhiên, có thể trong cuộc họp do ông nói chưa hết ý nên mọi người hiểu sai.
Phát biểu của ông Lưu Bình Nhưỡng tại Quốc hội sáng 26.5: "Cần rà soát kỹ người chết nào thì người thừa kế vẫn phải nộp thuế. Bởi theo quy định của Luật Thừa kế, chết không có nghĩa là hết nghĩa vụ. Chết không có nghĩa là chúng ta xóa hoàn toàn khoản nợ..." đã tạo nên cuộc tranh luận gay gắt. Trong đó, đa số các ý kiến đều cho rằng, chết là hết nghĩa vụ nộp thuế.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo NTNN/Dân Việt, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, phát biểu của Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã được Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định rõ ràng. Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau: Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Từ những phân tích trên, luật sư Thơm khẳng định, phát biểu của ông Lưu Bình Nhưỡng là hoàn toàn đúng. "Tôi lấy ví dụ về việc nộp thuế thu nhập cá nhân, theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, người nhận tài sản thừa kế bao gồm cả chứng khoán các loại; vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh; tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý nhà nước; bất động sản có giá trị trên 10 triệu đồng phải nộp thuế thu nhập cá nhân, với thuế suất 10% cho phần giá trị vượt trên 10 triệu đồng. Hầu hết các nước trên thế giới cũng đều quy định, người nhận thừa kế phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Vì thế, việc đánh thuế thu nhập cá nhân từ tài sản thừa kế của Việt Nam không phải là ngoại lệ"- luật sư Thơm thông tin.
Ngoài ra, vị luật sư này nêu quan điểm: Sở dĩ, phát biểu của ông Lưu Bình Nhưỡng gây ra cuộc tranh cãi bởi vì trước đó, Bộ Tài chính đã đề xuất xóa nợ thuế cho một số đối tượng nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hay giải thể, phá sản... Tuy kiến nghị này chưa được thông qua nhưng nhiều người vẫn tỏ ra lo lắng là việc xóa nợ sẽ tạo ra sự thiếu bình đẳng giữa những người nộp thuế.
Theo Danviet
Tìm vợ bất thành, ông lão 71 tuổi sát hại mẹ vợ và em vợ Cho rằng gia đình bên vợ che giấu vợ mình, ông lão 71 tuổi đã vung dao đâm chết hai người. Sáng nay (7.1), thông tin từ Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết, đơn vị đã bắt giữ ông Lê Văn Ri (71 tuổi, ngụ TP.HCM), nghi phạm sát hại cụ bà N.T.N (79 tuổi) va con gai V.T.P (45 tuôi) ở...