Gã chồng ra tay tàn độc sát hại vợ vì không xin được… tiền đánh đề
Đã từng một lần lỡ dở hôn nhân, rổ rá cạp lại, vậy nhưng hai vợ chồng vẫn không xóa nổi mâu thuẫn phát sinh hàng ngày.
Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi người chồng vì không xin được tiền của vợ để đánh đề nên đã ra tay tàn độc. Vụ án giết vợ tàn nhẫn khiến người dân ở tỉnh Kon Tum bàn tán xôn xao.
Mối tình “rổ rá cặp lại”
Tìm về nơi xảy ra sự việc đau lòng trên, trong căn nhà tại thôn 1B, xã Đăk La, Đăk Hà, Kon Tum vừa xây dựng xong vẫn nguyên mùi vôi vữa, quyện trong đó là mùi hương khói tang thương. Người dân nơi đây thương tiếc cho số phận của chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm (36 tuổi) bao nhiêu, lại ghê tởm hành vi giết vợ của gã chồng tàn ác bấy nhiêu. Bên bàn thờ người mẹ trẻ, hai đứa con cả chung lẫn riêng khóc hết nước mắt, vật vã trong bộ đồ tang trắng muốt đã nhuốm màu bazan.
Hình ảnh người mẹ thường xuyên bị đánh đập bởi những trận đòn nhừ tử của ông bố, đỉnh điểm là hành động bố giết mẹ vẫn còn hiện hữu trong tâm trí những đứa con tội nghiệp. Đó là những cú sốc quá lớn về tinh thần sau vụ việc khiến mấy đứa trẻ trở nên bơ vơ và lạc lõng giữa cuộc sống. “Nếu vì ức chế hoặc một phút không làm chủ được bản thân, thì vì tình máu mủ, chúng cháu có thể tha thứ cho hành động ấy. Nhưng vì bố cháu là người vũ phu, tàn nhẫn và thủ đoạn. Bố đã đánh đập mẹ nhiều lần, rượt đuổi, dọa nạt nhiều như cơm bữa. Người như bố cần pháp luật trừng trị nghiêm minh để làm gương. Chúng cháu cũng coi như không có người bố như vậy nữa. Chị em cháu bây giờ là con mồ côi!”, đứa con gái lớn của chị Trâm nói mà lòng nghẹn đắng. Chẳng biết có ai mớm lời cho cháu bé này không, nhưng có lẽ nếu ai nhìn thấy thảm cảnh gia đình như vậy đều đồng tình với quan điểm ấy.
Ngồi trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tảo (cậu ruột của chị Trâm) bần thần kể lại: “Trâm tuy không phải là một người sắc nước hương trời nhưng cũng có nhiều người để ý vì tính tình chịu khó, lại hiền hậu dịu dàng. Thế nhưng không hiểu sao chuyện tình duyên của nó lại lắm nỗi truân chuyên. Trâm kết hôn với người chồng đầu tiên vào năm 2002 sau một thời gian dài yêu nhau. Hai vợ chồng đều có công ăn việc làm ổn định. Cho dù cuộc sống không dư giả nhưng ai thấy cũng mừng cho đôi trẻ khéo kén chọn được cả vợ cả chồng. Cuộc sống êm đềm cứ thế trôi đi, nhưng điều mong mỏi nhất là đứa con thì mãi chẳng thấy. Đến khi phát hiện mình không thể có con, chồng nó đã chủ động chia tay. Người chồng muốn quên đi cuộc sống trước đây đã chuyển đến địa phương khác công tác rồi lập gia đình ở đó và xin một đứa con nuôi”.
Ông Tảo kể chuyện với PV. Ảnh: T.G.
Sau ngày chia tay chồng, chị Trâm lao vào công việc. Rồi phận đàn bà thiếu vắng đàn ông nên cũng buồn bực nhiều trong lòng. Thấy chị cô đơn, nhiều người mai mối hết đám này đến đám khác nhưng chẳng hiểu sao chị lại để ý tới Dã Trường Đô (34 tuổi). Mặc dù Trâm hơn Đô tới 3 tuổi nhưng mối tình chị em cứ thế này nở từ lúc nào không biết. Đã từng có một đời chồng, nên chị Trâm cũng muốn tìm được cho mình một người đàn ông có thể làm điểm tựa cho cuộc đời mình trong lần thứ 2 này. Ngày chị Trâm và Đô tìm hiểu nhau, hai người cũng đã kể hết quá khứ của mình cho nhau nghe. Đô cũng chia sẻ với chị chuyện gia đình không may mắn của mình khi lấy vợ, người vợ sinh được một đứa con gái thì bắt đầu đổi tính đổi nết. Và cũng bởi Đô “tay trắng” nên bị coi thường. Buồn chuyện này nên gia đình Đô thường xuyên mâu thuẫn rồi nhanh chóng đường ai nấy đi. Đô nhận nuôi con để vợ cũ có thể rảnh rang đi tìm tình yêu mới. Thương người đàn ông ít tuổi hơn mình phải sống trong cảnh “gà trống nuôi con” nên chị Trâm chấp nhận rổ rá cạp lại, mong có được một gia đình êm ấm hạnh phúc, vợ chồng con cái biết yêu thương nhau.
Hai lần đò vẫn không thoát khổ đau
Qua bao lần tìm hiểu, cả hai đã quyết định chọn ngày để tổ chức lễ cưới. Gia đình chị Trâm còn tạo điều kiện thuận lợi cho 2 vợ chồng khi gom góp tiền bạc xây riêng cho con ngôi nhà cấp 4, tuy không được rộng rãi nhưng ấm cúng ngay gần nhà. Thời gian đầu, họ cũng hạnh phúc dù cuộc sống thiếu thốn. Chị Trâm coi đứa con riêng của Đô như con đẻ của mình, lo lắng chu toàn tất cả. Tuy nhiên, sau khi chị sinh thêm đứa con, áp lực kinh tế đè nặng thì Đô bắt đầu có những biểu hiện tiêu cực như rượu chè và đánh đập vợ. “Cháu không biết trước đó thế nào, nhưng từ khi đã biết nhận thức, cháu thấy bố hay đánh đập mẹ. Bố lười nhác, công việc đồng áng bắt mẹ làm hết nhưng có bất cứ xích mích gì là bố lại cầm gậy rượt đuổi và đánh mẹ rất đau!” con gái riêng của Đô cho biết. Cũng từ đó, những trận đòn nhừ tử, những câu chửi rủa của chồng trở thành nỗi ám ảnh đối với người vợ tần tảo. Lúc đầu, dân làng còn chạy đến can ngăn, khuyên nhủ nhưng dần dà, người ta cũng quen và chẳng thèm để ý. Họ không còn bận tâm tới những phen cãi vã của hai vợ chồng đó nữa. Người vợ bất hạnh cũng trở nên chai lỳ trước những trận đòn của người chồng vũ phu.
Video đang HOT
Người dân địa phương xôn xao khi xảy ra vụ án. Ảnh: T.G.
Thời gian gần đây, vì công việc làm ăn khó khăn, chị Trâm lại bị Đô nghi ngờ về việc tiêu xài quá mức nên hai vợ chồng thường xảy ra mâu thuẫn. Bực bội vì sự nghi ngờ vô lý của chồng nên chị Trâm bế đứa con nhỏ về nhà cậu ruột ở gần đó để chờ Đô bình tâm tĩnh trí lại, sau đó sẽ nói chuyện. Sau ba ngày không thấy vợ về, Đô đã tìm cách nhắn tin cho vợ nhưng không nhận được phản hồi nào. Bực bội vì nghĩ vợ coi thường mình nên tối ngày 20/2/2014, Đô tìm đến nhà cậu ruột của vợ, nơi chị Trâm đang tá túc để nói chuyện. Thấy Đô đến tìm vợ, ông Nguyễn Văn Tảo đã lánh mặt để hai vợ chồng nói chuyện cho dễ dàng. Nào ngờ mới được một lúc, ông Tảo nghe thấy tiếng đấm đá, rồi tiếng kêu cứu và tiếng chân người chạy rầm rập về phía nhà mình. Chạy vào xem, ông nhìn thấy một thảm cảnh diễn ra, đứa cháu ruột của mình bị đâm vào cổ, máu chảy ra xối xả. Lúc ấy ông mới hoảng hốt cùng mọi người đưa chị Trâm đi cấp cứu, nhưng trên đường đến bệnh viện, chị Trâm đã tử vong.
Nhớ lại giây phút kinh hoàng ấy, ông Tảo kể: “Tôi thấy thằng Đô đi từ ngoài cổng vào nhà và chào hỏi tất cả mọi người trong gia đình. Tôi vội pha nước mời rồi ra phía ra giếng lấy nước để nấu thêm tiếp nó. Ai ngờ vừa đi ra đã thấy cả nhà nháo nhác, hét toáng lên. Vội chạy vào thấy con Trâm nằm bất động sõng soài, còn thằng Đô đã bỏ chạy mất”.
Ngay sau khi vụ án mạng xảy ra, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để điều tra và lấy lời khai. Cơ quan chức năng nhanh chóng xác định chính Dã Trường Đô là kẻ giết vợ nên lập tức triển khai các biện pháp nghiệp vụ để truy tìm đối tượng. Tuy nhiên Đô đã biệt tích. Vụ án mạng kinh hoàng xảy ra, không chỉ hai người con của vợ chồng chị Trâm phải gánh chịu nỗi đau mà những người thân còn lại của họ cũng đang phải chịu một cú sốc quá lớn, rồi những lời đàm tiếu của dư luận. Từ khi sự việc xảy ra, hai đứa con của chị Trâm không ăn uống gì mà chỉ hướng nhìn ánh mắt về một nơi xa xăm, vô định vì nỗi đau xảy ra quá bất ngờ.
Theo Gia đình Xã hội
Cô học trò nghèo chăm mẹ bệnh nặng có nguy cơ bỏ học
"Mấy ngày trước mẹ không muốn ăn gì em rất sợ, hôm nay em nghe mẹ nói mẹ thèm cơm nên em rất vui nhưng em lại không có tiền để đi mua cơm cho mẹ ăn. Năm học mới cũng sắp đến mà em sợ mình sẽ phải nghỉ học", Y Liêng tâm sự.
Bố mất từ năm 2009 do căn bệnh ung thư gan, các anh, chị xây dựng gia đình và ra ở riêng, chỉ còn lại Y Liêng (16 tuổi, học lớp 10, trường Dân tộc nội trú huyện Đăk Hà, Kon Tum) và người mẹ nghèo Y Jũng (trú thôn 9, xã Đăk La, Đăk Hà, Kon Tum) sống trong căn nhà nhỏ. Cuộc sống của 2 mẹ con dù cực khổ với vài sào ruộng nhưng bà Jũng luôn nhận thức được rằng: chỉ có cái chữ mới có thể làm thay đổi cuộc đời Y Liêng. Vì vậy, dù vất vả đến đâu bà cũng cố gắng cho Liêng ăn học một cách tốt nhất.
Thương mẹ, Liêng luôn cố gắng chăm chỉ học tập với thành tích học lực khá và được vào trường Nội trú huyện học để nuôi ước mơ sau này trở thành giáo viên. Cuộc sống của 2 mẹ con cứ trôi qua trong yên bình, nào ngờ tai họa đã ập xuống 2 phận đời éo le này. Cách đây chừng 2 tháng rưỡi, bà Jũng đi làm gặt lúa dưới ruộng lúa nước và bị vi khuẩn tấn công vào chân.
Một tuần sau, trong lúc khiêng bì lúa với người em gái vào nhà, bỗng dưng chân bà Jũng sưng to, đau nhức như muốn vỡ tung ra, cơ thể nóng như có lửa thiêu. Bà Jũng được các con đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cấp cứu và được các bác sĩ kết luận bà bị tụ cầu vàng do vi khuẩn Staphylococcus.aureus tấn công. Khiến bắp chân bà Jũng bị hoại tử, chỉ nằm một chỗ, cơ thể đau yếu và lúc nóng, lúc lạnh. Hiện bà Jũng đang được điều trị tại Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.
Đau ốm, nhưng vì không có tiền để bồi dưỡng cơ thể khiến sức khỏe của bà Jũng rơi vào suy kiệt, lâu hồi phục. Đã hơn 2 tháng trôi qua, nhưng bà Jũng vẫn phải nằm viện điều trị. Các con bà Jũng đã phải vay mượn khắp nơi mới có tiền mua thuốc và đóng tiền viện cho mẹ, nhưng do kinh tế của ai cũng khó khăn, mà mỗi ngày tiền chi tiêu của bà Jũng và Liêng ở trên bệnh viện hết gần cả trăm nghìn nên với họ đó là gánh nặng quá sức. Nhiều ngày qua, để có cơm cho 2 mẹ con ăn, Liêng phải xếp hàng cả tiếng đồng hồ để xin cơm từ thiện. Nhưng do sức khỏe bà Jũng quá yếu, cơm từ thiện lại không đủ chất nên vết thương của bà Jũng khó hồi phục.
"Người mẹ em rất mệt, mẹ không muốn ăn gì nhưng em phải ép cho mẹ ăn. Mỗi lần mẹ nói mẹ thèm ăn cơm với cái này, cái kia em rất vui nhưng em không có tiền để đi mua những thứ mẹ muốn ăn khiến em chỉ biết trốn đi chỗ khác để khóc. Mấy cô, chú ở cùng phòng thấy mẹ con em không có tiền mua cơm ăn, em phải thường xuyên nhịn đói nên thỉnh thoảng họ cũng cho em vài chục nghìn hoặc cho mẹ con em bánh mì, đồ ăn", Liêng tâm sự.
Năm học đã chuẩn bị bắt đầu nhưng Y Liêng vẫn phải ở bệnh viện để chăm mẹ bệnh nặng
Liêng cho biết, gia đình em có 5 người con, em là con út trong gia đình. Các anh, chị đều đã lập gia đình và ra ở riêng, mưu sinh bằng nghề nông vì vậy cuộc sống của họ cũng khá khó khăn. Từ ngày bà Jũng bị bệnh, họ đã thay nhau ghóp tiền và đi vay nợ để trang trải tiền viện phí, thuốc men và tiền ăn cho bà Jũng. Nhưng do vết thương của bà Jũng khá nặng lại nằm viện lâu nên nhiều ngày qua, các anh, chị Liêng chỉ thỉnh thoảng vào thăm mẹ chứ không có tiền để chu cấp thêm. "Mấy năm trước, bố em bị bệnh nên mẹ em đã mang sổ đỏ đi vay ngân hàng để lấy tiền cho bố em chữa bệnh và mẹ em có vốn làm ăn. Bây giờ, mẹ em vẫn chưa có tiền để trả nợ ngân hàng, đi vay cũng không được nữa", Liêng cho biết thêm.
Do không có tiền để mua đồ ăn bồi bổ cơ thể nên sức khỏe bà Jũng bị suy kiệt nhiều
Mẹ bệnh, nhà nghèo, năm học mới chuẩn bị bắt đầu nhưng Liêng vẫn chưa biết mình có thể được tiếp tục đến trường nữa không, bởi trước hoàn cảnh trên, các anh, chị Liêng đều khuyên Liêng nên nghỉ học ở nhà chăm mẹ và làm rẫy. "Em rất thích đi học, em rất thương mẹ. Em đã mất bố rồi nên em không muốn mất thêm mẹ, em rất sợ mất mẹ, mẹ rất thương em và không muốn em nghỉ học. Chỉ còn chưa đầy nửa tháng nửa là khai giảng năm học rồi, các bạn em ai cũng lo chuẩn bị để đi học, còn em thì chưa biết có được đi học nữa không. Bây giờ em chỉ ước sao cho mẹ sớm khỏi bệnh để 2 mẹ còn em về nhà", Liêng bộc bạch.
Trao đổi về tình trạng của bà Jũng, bác sĩ Văn Đức Phong, Phó phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết: tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc của bà Jũng đã được cải thiện, nhưng bệnh nhân vẫn đang trong tình trạng suy kiệt cơ thể. Khả năng cắt bỏ chân là rất ít xảy ra, tuy nhiên vấn đề điều trị rất phức tạp và dai dẳng, khó khăn và kéo dài nên cần sự chăm sóc và dinh dưỡng tốt cho bà Jũng.
Bác sĩ Phong cho biết thêm: "Bà Jũng là hộ nghèo, chế độ ăn dành cho người bệnh hoàn toàn không có, tiến trình phục hồi còn tùy thuộc vào sức khỏe của bà, trong khi dinh dưỡng thì không có gì ăn".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1134: Em Y Liêng : Thôn 9 - Xã Đăk La, Huyện Đăk Hà - Tỉnh Kon Tum 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OFVIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thiên Thư
Theo Dantri
Công chức Việt: Xin được ấn đền Trần là...yên tâm công tác Đầu xuân năm mới, nhiều người cứ khăng khăng cho rằng các vị quan chức, công chức nhà ta chỉ cần xin được ấn đền Trần là cứ thế mà yên tâm "công tác". Năm nào cũng vậy, cứ đến 14 tháng Giêng là người dân cả nước lại nô nức đổ về Nam Định, đi lễ đền Trần, thắp hương, xin ấn,...