Gà ác và những món ăn bổ dưỡng
Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, thịt gà ác vị ngọt, tính bình không độc, chữa hư nhược, phụ nữ băng huyết, bạch đới, đau bụng và trẻ em đi lị, không ăn được.
Thịt gà ác được ưa chuộng vì tính bổ dưỡng, thường dùng cho người suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy, đau lưng, ra mồ hôi trộm, chân tay yếu mỏi, phụ nữ mới sinh. Gà ác thường được hầm chung với các vị thuốc như hoài sơn, sinh địa, sâm, hạt sen, câu kỷ, đại táo… Nếu kết hợp với tam thất, mật ong thì làm thành một món ăn rất bổ dưỡng.
Ảnh minh họa – Nguồn: Internet
Đông y sử dụng thịt gà ác để bổ can thận, ích khí huyết, chữa các chứng bệnh hư nhược, tiêu khát, đi tả lâu ngày do tỳ hư, chán ăn, khí hư, liệt dương, di tinh, hoạt tinh, ra mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều…
Còn theo dinh dưỡng học hiện đại, thịt gà ác ít mỡ, rất giàu đạm, có chừng 18 loại acid amin, nhiều vitamin như A, B1, B2, B6, B12, E, PP… và các nguyên tố vi lượng như K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu…
Sau đây là một số món ăn bổ dưỡng chế biến từ gà ác:
1. Canh gà ác, hà thủ ô
Gà ác trống: một con, hà thủ ô: 10g, sơn tra: 10g, trái dâu: 10g, tỏi :10g, gừng: 5g, hành: 5g, một ít muối.
Hà thủ ô rang khô, tán thành bột sơn tra rửa sạch, bỏ hột, cắt miếng dâu bỏ cuống rửa sạch gà làm sạch, cắt miếng. Thịt gà ướp gừng, hành, tỏi, muối cho thấm sau đó cho hà thủ ô, sơn tra, dâu vào nấu thành canh. Ba ngày ăn một lần.
Tác dụng: bổ thận âm, bổ huyết, sinh tinh, giảm mỡ, hạ huyết áp.
Video đang HOT
Ảnh minh họa – Nguồn: Internet
Gà ác: 1 con, hạt sen: 50g, cải bẹ trắng: 50g, gừng: 5g, hành: 5g, tỏi: 10g, một ít muối.
Hạt sen ngâm nước ấm cho mềm, rửa sạch cải bẹ trắng ngâm nước, rửa sạch gà ác làm sạch, ướp gừng, hành, tỏi đập dập. Cho gà ác và hạt sen vào nồi, thêm vào chừng 500ml nước, nấu sôi trên lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm khoảng 40 phút thì cho cải vào, nấu đến khi nước sôi lại là được.
Mỗi tuần ăn một lần.
Tác dụng: bổ thận âm, bổ phế, trừ ho, hạ huyết áp.
3. Gà ác hầm hoài sơn, câu kỷ
Thịt gà ác: 100g, câu kỷ tử: 10g, hoài sơn: 30g, gia vị các loại.
Gà làm sạch, cho vào nồi đất cùng các dược liệu, thêm nước vừa đủ để hầm nhừ rồi nêm gia vị vừa ăn. Chia ra, ăn nhiều lần trong ngày.
Tác dụng: bổ gân cốt, dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu.
4. Gà ác hầm hà thủ ô
Thịt gà ác: 200g, hà thủ ô đỏ: 20g, hoàng kỳ:15g, táo đỏ: 10 quả.
Thịt gà ác làm sạch, chặt miếng vừa ăn. Cho 3 vị thuốc vào túi vải, buộc kín miệng túi. Để tất cả các nguyên liệu vào nồi đất, châm ngập nước. Nấu lửa lớn cho sôi rồi để lửa nhỏ riu riu khoảng 2 giờ đến khi gà chín mềm thì nêm gia vị vừa ăn. Dùng vào lúc đói bụng.
Tác dụng: bổ thận âm, ích khí bổ huyết, sinh tinh, tăng cường sinh lực.
Gà ác: 1 con (500g), râu bắp (long tu): 30g, thục địa: 12g, gừng: 5g, hành: 10g, một ít muối.
Thục địa và râu bắp rửa sạch. Cho hai thứ vào nồi, đổ vào 500ml nước, nấu khoảng 25 phút, vớt ra bỏ xác, lấy nước. Gừng cắt miếng mỏng, hành cắt khúc. Gà làm sạch, cho gà vào thố, lấy muối chà đều trên mình gà, đổ nước thuốc (thục địa, râu bắp) vào, thêm 100ml nước. Để thố vào nồi chưng cách thủy khoảng 60 phút nữa là được. Ăn mỗi ngày một lần, mỗi lần chỉ nên ăn 50g thịt gà.
Tác dụng: bổ thận âm, bổ huyết, hạ huyết áp.
Ảnh minh họa – Nguồn: Internet
6. Gà ác chưng ngũ vị
Gà ác: 1 con, hạt sen: 50g, đại táo: 30g, đậu ván trắng: 30g, hoài sơn: 20g, mộc nhĩ: 12g, gia vị các loại.
Gà ác làm sạch, bỏ lòng. Các loại dược liệu rửa sạch, cho vào bụng gà, khâu kín lại. Để gà vào nồi đất cùng với gia vị và lượng nước vừa đủ để hầm nhừ. Ăn vào lúc đói bụng.
Tác dụng: bổ thận âm, bổ huyết, giúp ăn ngon, giúp người suy nhược cơ thể nhanh hồi phục .
7. Gà ác hầm kỷ tử
Thịt gà ác: 50g, kỷ tử: 10g, gừng tươi vài lát, gia vị các loại.
Gà ác rửa sạch, cho vào nồi đất cùng kỷ tử, gừng và một lượng nước vừa đủ để hầm nhừ, nêm vừa ăn, dùng nóng vào lúc đói bụng.
Tác dụng: bổ can thận, thường dùng cho những trường hợp đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau lưng, rối loạn cương dương do can thận âm hư.
8. Gà ác hầm đương quy, hoài sơn
Gà ác: 1 con, đương quy: 20g, hoài sơn: 20g, hạt sen: 50g, gia vị các loại.
Gà ác làm sạch, bỏ lòng. Cho các vị thuốc vào bụng gà, khâu kín, hầm nhừ, nêm gia vị vừa ăn. Chia ra ăn nhiều lần trong ngày.
Tác dụng: bổ can thận, dùng cho những người bị rối loạn cương dương thể thận âm hư, người suy nhược cơ thể, phụ nữ sau khi sinh con, người mới ốm dậy…
Theo PNO
[Chế biến]-Gà ác tiềm thuốc Bắc
Nguyên liệu:
Gà ác: 1 con
Táo đỏ: 10g
10g kỷ tử, 10g đương qui, 10g bắc kỳ, 10g xuyên khung, ½ thìa súp hạt nêm, ½ thìa cà phê nước mắm
Cách làm
- Ngâm các vị thuốc Bắc vào nước cho nở
- Gà rửa sạch, cho vào thố, rải thuốc bắc xung quanh, đổ nước cho ngập gà
- Cho thố gà vào nồi hấp cách thủy hoặc có thể nấu trực tiếp với lửa nhỏ cho gà mềm và thấm vị thuốc, nêm hạt nêm và nước mắm, nếm vừa ăn, hầm hoặc hấp trong khoảng 45 phút là được
- Gà chín để nguyên trong thố, dùng nóng rất ngon và bổ dưỡng.
Mách nhỏ
Nên chọn gà ác từ 4 - 5 tuần tuổi để tiềm vì lượng đạm trong gà lúc này là nhiều nhất, thịt mềm và thơm ngon.
Theo PNO
Củ sen: Món ngon thuốc quý Vẻ đẹp của những đóa sen tạo cho người đầu bếp nhiều cảm xúc để sáng tạo ra những món ăn tinh túy. Và đến cả phần củ sen vẫn có thể cho ra đời những tác phẩm ẩm thực tuyệt vời. Củ sen được thu hoạch khi hồ sen đã héo tàn, nhưng lại là thuốc quý cho sức khỏe con người....