G7 yêu cầu ‘thượng tôn pháp luật’ Biển Đông, Hoa Đông
Một tuyên bố đưa ra tại cuộc gặp thượng đỉnh G7 ở Brussels có thể nêu rõ tầm quan trọng của “quy định pháp luật” ở Hoa Đông và Biển Đông, báo Yomiuri Shimbun đưa tin.
Theo tờ báo trên thì đây rõ ràng là nhằm vào các hành động khiêu khích mà TQ đang lặp đi lặp lại trong khu vực. Báo dẫn một nguồn tin cho hay, các quốc gia G7 gồm Nhật, Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy và Mỹ – hiện đang điều chỉnh lần cuối các ngôn từ trong tuyên bố.
G7 thúc giục tôn trọng luật pháp ở Biển Đông, Hoa Đông. Ảnh: guardian
Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra hôm nay và ngày mai, ban đầu dự kiến là G8 (thêm Nga) và diễn ra ở Sochi, Nga. Tuy nhiên, kế hoạch đã thay đổi sau khi Nga sáp nhập Crưm hồi tháng 3.
Video đang HOT
Sự kiện lần này sẽ tập trung vào cuộc khủng hoảng Ukraine, nhưng tuyên bố G7 có thể thể hiện quan ngại về việc TQ gây hấn mở rộng chủ quyền hàng hải.
Căng thẳng trên biển leo thang khi Bắc Kinh đơn phương triển khai giàn khoan ở vùng đặc quyền kinh tế của VN. Các tàu TQ được điều động để hộ tống giàn khoan đã nhiều lần đe dọa, đâm va và làm hỏng tàu chấp pháp VN.
Tuyên bố G7 dự kiến còn bao gồm yêu cầu duy trì tự do hàng hải và hàng không, tôn trọng luật pháp quốc tế trong bối cảnh TQ đơn phương lập vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông hồi tháng 11 bao trùm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe có kế hoạch tăng cường tầm quan trọng của các quy định pháp luật trên biển tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong bữa tiệc tối sau phiên khai mạc thượng đỉnh G7.
Tại Đối thoại Shangri La diễn ra ở Singapore cuối tuần qua, ông Abe đã nhấn mạnh vai trò của luật pháp trong ứng xử hàng hải. TQ phản ứng mạnh mẽ với điều này và khả năng sẽ tiếp tục như vậy đối với tuyên bố của các lãnh đạo G7.
Theo Vietnamnet
Câu chuyện về tàu Cảnh sát biển 2016 con tàu gan lỳ nhất
Chiều 3.6, tàu CSB 2016 trên mình đầy thương tích đã về đến Đà Nẵng sau 2 tuần làm nhiệm vụ trên vùng biển Hoàng Sa. Đây là con tàu đã đưa PV Báo Lao Động (được cử đi đợt thứ hai) ra thực địa, từ đó chuyển sang tàu của lực lượng kiểm ngư tác nghiệp.
Tàu CSB 2016. Ảnh: Infonet
Thượng úy Quản Đình Dương - thuyền trưởng tàu CSB 2016 - cho biết: Tối 1.6, khi tàu CSB 2016 đang làm nhiệm vụ trên vùng biển Hoàng Sa thì bị một tốp các tàu hải cảnh, hải giám, tàu kéo của Trung Quốc (TQ) bao vây tấn công. Trong đó tàu hải cảnh 46105 hung hăng nhất, vừa bật loa công suất lớn, vừa phun vòi rồng và tìm cách đâm va tàu CSB 2016. Tàu CSB 2016 đã tăng tốc, linh hoạt, tận dụng lợi thế tàu nhỏ để thoát khỏi vòng vây tàu TQ. Khi đến tọa độ 15,30 độ vĩ bắc, 111,23 độ kinh đông, tàu hải cảnh 46105 nhờ công suất lớn hơn đã theo kịp, đâm thẳng vào mạn phải gây thiệt hại nặng cho tàu CSB 2016.
Cú đâm làm gãy 6 cột lan can, 2 đường ống dẫn khí, rạn nứt con lươn và thủng 4 lỗ bên mạn phải. Các lỗ thủng này - lớn nhất có chiều dài 40cm, rộng 9cm - nằm cách mớn nước khoảng 40cm về phía trên, do vậy nước có thể tràn vào trong điều kiện sóng to. Sau cú đâm này, tàu hải cảnh nói trên còn tiếp tục đuổi theo tàu tàu CSB 2016 hòng tiếp tục đâm va, nhưng tàu CSB 2016 cơ động tránh được. Sau khoảng 2 giờ tấn công dồn dập, các tàu TQ mới giảm tốc độ và chuyển hướng. Các cán bộ, chiến sỹ tàu CSB 2016 đã khắc phục tạm thời bằng cách nhét gối, đệm vào các lỗ thủng rồi lấy các thanh gỗ đóng chèn bên ngoài. Hôm sau tàu được lệnh về đất liền sửa chữa.
Trước đó, tàu CSB 2016 từ Hoàng Sa về đất liền chiều 19.5, đến tối 20.5 lại xuất phát ra thực địa (chuyến đi có PV Lao Động) làm nhiệm vụ. Suốt 26 giờ trong đất liền, anh em làm việc tất bật. Trưa không nghỉ, tối đến 20 giờ mới ăn cơm. Ai cũng nôn nóng trở lại thực địa làm nhiệm vụ.
Đêm 20.5, trên hành trình ra Hoàng Sa, thượng úy Nguyễn Quốc Huy - chính trị viên tàu CSB 2016 - nói với tôi: "Đây là con tàu gan lỳ nhất, nhiều lần đối mặt với tình huống nguy hiểm, nhưng chưa từng bị tàu Trung Quốc gây thiệt hại". Mỗi khi gặp tàu cá Việt Nam, thuyền trưởng Quản Đình Dương lại ra lệnh: "Kéo còi chào bà con để bà con yên tâm đánh bắt" - nhớ lại tôi vẫn chưa hết xúc động trước trách nhiệm, tình cảm của các anh đối với ngư dân.
Ra đến Hoàng Sa, lúc 20 giờ ngày 21.5, giữa sóng biển ầm ào, tôi chia tay các anh để sang tàu kiểm ngư HP 926 tác nghiệp. Không ngờ con tàu đưa tôi ra Hoàng Sa bị tàu Trung Quốc tấn công, gây thiệt hại nặng nề, rất may là toàn thể cán bộ, chiến sỹ trên tàu vẫn an toàn. Việc tàu CSB 2016 bị tấn công, ở vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 12 hải lý, một lần nữa cho thấy tàu Trung Quốc đang tiếp tục leo thang bạo lực trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Theo LDO
Úc "kịch liệt phản đối" hành động đơn phương trên biển Đông Trước chuyến thăm Indonesia vào hôm nay 4.6, Thủ tướng Úc Tony Abbott cho biết Úc "kịch liệt phản đối" những hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng ở biển Đông và biển Hoa Đông. Thủ tướng Úc Tony Abbott Ông Abbott đưa ra phát ngôn trên, được cho là ám chỉ Trung Quốc, trước khi lên đường đến gặp Tổng...