G7 và Mỹ đồng loạt chỉ trích Nga, hỗ trợ Ukraina
Nhóm G7 đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt xa hơn với Nga về các hành động của quốc gia này ở Ukraina. Tổ chức này vừa ra tuyên bố chung lên án Moskva “tiếp tục vi phạm” chủ quyền của Ukraina. Đây là lần đầu tiên trong suốt 17 năm qua Nga bị trục xuất khỏi G7 vì “sự sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimea” vào hồi tháng 3
Các chính sách ngoại giao đã được mở rộng để cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng lớn nhất trong năm giữa Nga và phương Tây, phóng viên Chris Morris của BBC tại Brussels cho biết.
Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu trước báo giới rằng: “Chúng ta không có quyền tạo ra những bất ổn xa hơn ở Ukraina. Chúng tôi đã thông báo rõ rằng chúng tôi muốn tiếp tục với cách tiếp cận ba bước – đó là hỗ trợ Ukraina về kinh tế, đàm phán với Nga, tuy nhiễn vẫn chưa có sự tiến bộ trong tất cả các vấn đề”.
Video đang HOT
Trước đó, Thủ tướng Anh David Cameron cho biết ông dự kiến nhóm G7 sẽ đưa ra một thông điệp rõ ràng về việc ủng hộ Ukraina.
Mặc dù Tổng thống (TT) Nga Vladimir Putin không có mặt tại Hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở thành phố Brussels, nhưng có tin ông sẽ có các cuộc gặp trực tiếp với với một số nhà lãnh đạo của G7 ở Paris, tuy nhiên TT Mỹ Barack Obama không trong số đó.
Tuy nhiên, cả ông Putin và ông Obama đều tham dự buổi lễ kỷ niệm 70 năm ngày D-Day (ngày quân đồng minh đổ bộ lên bãi biển Normandy của Pháp, bắt đầu chiến dịch giải phóng châu Âu khỏi Đức quốc xã) tại Pháp vào ngày 6.6 tới.
Trong khi tại cuộc họp ngày 4.6 tại Ba Lan, ông Obama đã cảnh báo Nga về những “chiến thuật đen tối” của quốc gia này tại Ukraina. Phát biểu tại Warsaw, ông Obama ca ngợi “nền dân chủ của Ba Lan như một ngọn hải đăng cho nước láng giềng Ukraina”.
Ông cũng gặp Tổng thống đắc cử của Ukraine, Petro Poroshenko, và cam kết sẽ hỗ trợ các kế hoạch khôi phục lại hòa bình cho đất nước. Ông Obama cam kết rót 5 triệu USD (3 triệu bảng) viện trợ quân sự cho Kiev, bao gồm cả áo giáp và kính nhìn ban đêm. TT Mỹ Barack Obama tuyên bố: “Chúng tôi sẽ ủng hộ nhau bây giờ và mãi mãi, nền tự do của bạn cũng là nền tự do của chúng tôi”!
Trong khi đó, TT Putin phát biểu với đài truyền hình Pháp rằng: “Ông sẽ không tránh né bất kì ai”, tuy nhiên theo ông Putin, thì TT Poroshenko cần phải nghiêm túc về một một cuộc đối thoại với các phe phái ở miền đông Ukraina.
Ông phát biểu: “Tôi nghĩ rằng ông Poroshenko đang có một cơ hội duy nhất. Ông vẫn có thể ngừng hoạt động trả thù hiện nay, và bắt đầu một cuộc đối thoại trực tiếp với công dân của phía nam và phía đông của đất nước mình”.
Theo Ladong
Phải lên án tất cả những hành vi dùng vũ lực
Chiều 3-6, tại Hà Nội, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp - Việt của Quốc hội Pháp Pascal Deguilhem đã gặp gỡ báo chí nhân chuyến thăm Việt Nam.
Nghị sĩ Pascal Deguilhem cho biết: Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp-Việt của Quốc hội Pháp là một trong những nhóm nghị sĩ hữu nghị đông thành viên nhất trong các nhóm các nghị sĩ hữu nghị Pháp. Nhóm được thành lập để bày tỏ mối quan tâm của các nghị sĩ Pháp tới đối tác, cụ thể ở đây là Việt Nam; đồng thời cũng là sự thể hiện của nhiều mối liên hệ thân tình hữu nghị của các thành viên trong nhóm với Việt Nam.
Về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam, gây nên tình hình hết sức căng thẳng ở Biển Đông, Chủ tịch Pascal Deguilhem cho biết, Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp - Việt của Quốc hội Pháp đã bày tỏ ý kiến của mình từ rất sớm bằng văn bản ngay từ ngày 3-5-2014, thể hiện sự quan ngại và đã nêu mong muốn các bên liên quan sớm đối thoại để tìm ra giải pháp hòa bình cho vấn đề này; đồng thời khẳng định quan điểm mong muốn tất cả các giải pháp được tìm đến cần phải dựa trên luật pháp quốc tế. Chủ tịch Pascal Deguilhem đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng giải pháp hòa bình và thực hiện biện pháp tăng cường đối thoại.
Đánh giá về việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam, ông Pascal Deguilhem nhận xét, về nguyên tắc, tất cả những hoạt động nào dùng vũ lực, đặc biệt là những hoạt động không có lý do chính đáng đều đáng phải lên án. Bởi trong tất cả các cuộc xung đột dùng vũ lực luôn có những rủi ro nhất định. Thông điệp của Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp -Việt là kêu gọi các bên kiềm chế, hạn chế những hành động dùng vũ lực gây ảnh hưởng đến người dân.
Theo ANTD
Thêm luận cứ không thể bác bỏ về chủ quyền ở Biển Đông Xuất bản trong bối cảnh Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cuốn sách "Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông" do Viện Nghiên cứu...