G7 ủng hộ tiếp tục trừng phạt Nga
Các lãnh đạo G7 nhấn mạnh lệnh trừng phạt Nga sẽ duy trì cho tới khi hiệp định hòa bình Minsk ở Ukraine được thực thi đầy đủ.
Lãnh đạo G7 trong phiên làm việc hôm qua tại Ise Shima, Nhật. Ảnh: Reuters
“Chúng tôi tái khẳng định tuyên bố lên án Nga sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimea và tái khẳng định chính sách không công nhận, trừng phạt với các bên liên quan”, Sputnik dẫn thông cáo chung của lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 phát hôm nay tại Nhật.
Các lãnh đạo G7 cho rằng xung đột ở Ukraine chỉ có thể được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ toàn diện luật quốc tế, đặc biệt là nghĩa vụ pháp lý trong việc tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập Ukraine.
G7 cũng cho hay lệnh trừng phạt có thể được rút lại khi Nga thực hiện đầy đủ cam kết trong thỏa thuận Minsk, nhưng dọa có thêm biện pháp để buộc Moscow trả giá nếu cần thiết. Lãnh đạo G7 chỉ ra rằng duy trì đối thoại với Nga vẫn là điều thiết yếu nhằm giải quyết khủng hoảng nội bộ ở Ukraine.
Video đang HOT
Lãnh đạo các nước công nghiệp phát triển gồm Anh, Italy, Đức, Pháp, Canada, Nhật và Mỹ hôm qua bắt đầu dự hội nghị thượng đỉnh tại vùng Ise Shima, Nhật. Cuộc họp theo truyền thống xử lý các vấn đề kinh tế toàn cầu.
Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt với Nga vào tháng 7/2014, sau vụ sáp nhập Crimea và trong bối cảnh xung đột ở đông Ukraine. Sau đó, họ hai lần gia hạn lệnh trừng phạt năm 2015. Bỉ cáo buộc Nga “làm xói mòn chủ quyền Ukraine”, trong khi Moscow bác bỏ bất cứ sự liên quan nào đến cuộc khủng hoảng.
Trọng Giáp
Theo VNE
Hạ viện Pháp thông qua nghị quyết dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga
Hạ viên Pháp ngày 28.4 đã bỏ phiêu thông qua nghị quyêt dỡ bỏ lênh trừng phạt kinh tê của EU đôi với Nga do vai trò của nước này trong xung đôt tại miên đông Ukraine và viêc sáp nhâp Crimea.
Ha viên Phap ngay 28.4 thông qua nghi quyêt không rang buôc, kêu goi dơ bo lênh trưng phat NgaReuters
Nghị quyết được thông qua với 55 phiếu thuận và 44 phiếu chống và 2 người bỏ phiếu trắng, theo Le Figaro ngày 28.4. Chỉ có 101 trong tổng số 577 hạ nghị sĩ tham gia cuộc bỏ phiếu lần này. Đây chỉ là nghị quyết để xin ý kiến và không có tính ràng buộc đối với lãnh đạo Pháp.
Ông Nicolas Dhuicq, thành viên đảng Cộng hoà và uỷ viên uỷ ban nghị viện về vấn đề quốc phòng và vũ trang nói rằng dù đảng cầm quyền phản đối, nhưng nghị quyết lần này được nhiều thành viên nghị viện ủng hộ và nên được chính phủ xem xét nghiêm túc, theo TASS.
EU áp đặt lệnh trừng phạt Nga vì nước này liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine và sáp nhập Crimea Reuters
"Chúng tôi không thê tha thứ cho việc các doanh nghiệp Pháp bị mất mát hàng tỉ USD vì các lệnh trừng phạt", ông Dhuicq nói. Ông này cho rằng các lệnh trừng phạt đã trở thành gánh nặng đối với nền nông nghiệp Pháp.
Nghị quyết kêu gọi chính phủ Pháp không gia tăng các biện pháp của EU hạn chế và trừng phạt kinh tế lên Nga, theo nghị sĩ Thierry Mariani, thành viên đảng trung hữu Người cộng hoà. Ông Mariani là người đề ra nghị quyết này, cũng cho rằng việc thông qua nghị quyết là một sự ngạc nhiên. "Chính phủ có thể bác bỏ việc thực thi nghị quyết này, nhưng việc đó có nghĩa là chối bỏ nền dân chủ".
EU áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga hồi tháng 8.2014. Đến tháng 12.2015, EU kéo dài lệnh trừng phạt thêm 6 tháng nữa. Các lệnh trừng phạt bao gồm việc cấm vận các ngân hàng quốc doanh của Nga, ngành quốc phòng và dầu mỏ. EU cũng cấm cung cấp vũ khí và thiết bị, công nghệ quân sự cho Nga...
Nga sau đó đáp trả bằng việc cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm và nguyên liệu thô của các nước trừng phạt Nga.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Ông Putin tự tin 'EU cần Nga' Tổng thống Nga Putin nói rằng EU sẽ không thể giữ vị thế và chỗ đứng toàn cầu nếu không có sự giúp sức của Nga. Tổng thống Nga Putin muốn hợp tác với EU. REUTERS Nga muốn lại gần EU Trả lời phỏng vấn nhật báo Kathimerini (Hy Lạp) ngày 26.5, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Liên minh châu Âu...