G7 “tung” thêm đòn trừng phạt Nga, Ukraine cảnh báo “chiến tranh thế giới”
Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhất trí áp dụng lệnh trừng phạt mới đối với Nga do liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, trong khi đó Ukraine tố Nga muốn khởi động một cuộc “chiến tranh thế giới” thứ 3.
Lính Ukraine đã dựng các chốt chặn ở thành phố Sloviansk, miền đông nước này, nơi những người biểu tình đã chiếm các tòa nhà chính quyền.
Động thái trên cho thấy G7 (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada, Nhật) đang ngày một gia tăng áp lực lên Kremlin, thành viên đã bị nhóm G7 loại khỏi G8 sau khi Nga cho sáp nhập Crimea, bán đảo nằm bên bờ Biển Đen từng thuộc Ukraine, vào tháng 3 vừa qua.
“Chúng tôi vừa nhất trí sẽ nhanh chóng áp dụng trừng phạt thêm với Nga”, một tuyên bố chung của G7 cho hay.
“Do sự khẩn thiết trong việc bảo toàn cơ hội cho cuộc bầu cử tổng thống Ukraine vào tháng tới thành công và hòa bình, chúng tôi đã cam kết hành động khẩn nhằm gia tăng các trừng phạt đã có và các biện pháp gia tăng cái giá mà Nga phải trả cho hành động của mình”.
Những tuyên bố cứng rắn trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Obama, hiện đang công du Seoul, nói chuyện qua điện thoại với các lãnh đạo cấp cao của châu Âu, mà theo Bộ Ngoại giao Mỹ là minh chứng cho thấy các đồng minh đang sát cánh bên nhau.
Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của Mỹ nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt của mỗi nước không giống nhau. Nhiều nền kinh tế châu Âu hiện đang gắn kết chặt chẽ với Nga, nhà cung cấp năng lượng chính của họ.
Video đang HOT
“Mỗi nước sẽ quyết định dùng biện pháp trừng phạt nào”, ông cho hay. “Những biện pháp trừng phạt này sẽ được phối hợp và bổ trợ cho nhau, nhưng không nhất thiết phải giống nhau. Trừng phạt của Mỹ có thể được đưa ra ngay vào thứ hai tới”.
Ngoài ra, nhóm G7 còn ca ngợi “sự kiềm chế” của chính quyền mới ở Kiev, khi đối phó với những người biểu tình có vũ trang ở đông Ukraine, những người đã chiếm các tòa nhà chính quyền ở đó.
“Ngược lại, Nga lại không có biện pháp cụ thể nào để hỗ trợ thỏa thuận Geneva (thỏa thuận đạt được giữa Mỹ, Nga, EU và Ukraine vào tuần trước nhằm làm giảm căng thẳng)”.
“Nga không công khai ủng hộ hiệp ước, cũng không lên án hành động của những người biểu tình đòi ly khai nhằm gây bất ổn Ukraine, cũng không kêu gọi các chiến binh vũ trang rời các tòa nhà chính phủ họ đã chiếm một cách hòa bình và buông vũ khí” – G7 cáo buộc.
Trong khi đó, các nguồn tin cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ nhắm tới các cá nhân nhưng sẽ không chống lại các ngành trong nền kinh tế Nga. Chính phủ Mỹ được cho là đang giữ “quyền lực” trừng phạt này cho trường hợp lượng Nga tiến vào nước láng giềng phía tây của họ.
Ukraine cảnh báo “Thế chiến III”
Trong khi đó Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk cho hay thế giới chưa quên Thế chiến II và cáo buộc Nga muốn khởi động “thế chiến III”.
“Việc Nga ủng hộ cho những kẻ khủng bố ở Ukraine đã cấu thành nên tội ác quốc tế và chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp nhất chống lại sự hiếu chiến của Nga”, ông Yatsenyuk tuyên bố.
“Chúng tôi không còn loại trừ khả năng Nga can thiệp quân sự vào Ukraine trong những ngày tới”, hãng tin AFP dẫn một nguồn tin ngoại giao cho biết. Người này cũng nhắc đến động thái đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin “đã bị triệu về Mátxcơ va khẩn cấp”.
Căng thẳng ở đông Ukraine càng bị đẩy tăng cao kể từ khi quân đội Ukraine tiến hành cuộc tấn công mới nhằm vào thành phố Slavyansk đang bị người biểu tình chiếm đóng và lực lượng phản đối được cho là đã bắn hạ một trực thăng quân sự của Ukraine.
Kiev công bố lực lượng của họ đang tìm cách “phong tỏa” những người biểu tình chiếm giữ thành phố Slavyansk. Theo AFP, lính Ukraine được trang bị tận răng đã lập một chốt kiểm soát cách thành phố khoảng 15km.
Vào ngày thứ năm, xe tăng Ukraine và lính đặc công đã tiến hành một cuộc tấn công chớp nhoáng vào Slavyansk, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng. Lực lượng biểu tình ở Slavyansk hôm qua tuyên bố sẽ không đầu hàng.
Nga đã phản ứng với cuộc tấn công quân sự của Ukraine bằng lệnh tập trận mới ở giáp biên giới Ukraine. Ngoại trưởng Nga Lavrov cáo buộc cuộc tấn công là một phần âm mưu của Mỹ nhằm “chiếm Ukraine” để thực hiện cho “những tham vọng địa chính trị của mình và không phải cho lợi ích của người dân Ukraine”.
Vũ Quý
Tổng hợp
Không để ASEAN trở thành công cụ của các nước lớn
Ngày 4/4 (theo giờ Việt Nam), Diễn đàn Quốc phòng giữa các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Mỹ bước vào ngày làm việc cuối cùng và cũng là ngày quan trọng nhất.
Trong ngày làm việc tại khu nghỉ dưỡng Kalaha trên bờ biển Thái Bình Dương thuộc đảo Honolulu, Bộ trưởng Quốc phòng nước ta, Đại tướng Phùng Quang Thanh cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN đã có cuộc thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về một loạt các vấn đề liên quan tới quốc phòng và an ninh. Phát biểu với báo giới, sau khi kết thúc diễn đàn, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel cho biết Diễn đàn Quốc phòng Mỹ - ASEAN lần đầu tiên diễn ra trên lãnh thổ nước Mỹ là cơ hội lớn để Mỹ với các quốc gia châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng xây dựng và tăng cường quan hệ đối tác nhằm đối phó hiệu quả với những thách thức mới trong thế kỷ 21. Diễn đàn cũng là một cột mốc lịch sử đánh dấu sự gắn kết và can dự ngày càng gia tăng của Mỹ với ASEAN, và cũng là minh chứng cho thấy vai trò quan trọng của các nước ASEAN trong việc duy trì sự ổn định và hòa bình của khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh (thứ 2 trái) và các đại biểu tại diễn đàn. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bộ trưởng Hagel, trong ba ngày diễn ra diễn đàn, các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và ASEAN đã thảo luận hàng loạt vấn đề, trong đó có việc hợp tác hàng hải và cách thức giải quyết các căng thẳng ở Biển Đông. Bộ trưởng Hagel cho biết, tại diễn đàn lần này, ông đã bày tỏ các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN về mối quan ngại ngày càng tăng của Mỹ trước những căng thẳng gia tăng ở khu vực Biển Đông, nơi quyền lợi của các nước cần phải được tôn trọng và Mỹ quan ngại về những đe dọa sử dụng vũ lực. Bộ trưởng Hagel kêu gọi các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cần phải dựa trên luật pháp và các nguyên tắc ứng xử quốc tế, đồng thời khẳng định việc gia tăng hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và ASEAN không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào. Trong chính sách tái cân bằng với châu Á, Mỹ cũng gia tăng quan hệ với Trung Quốc và ngay sau diễn đàn này, Bộ trưởng Hagel sẽ tiến hành chuyến thăm tới Trung Quốc, một quốc gia mà ông cho rằng cần đóng góp vai trò tích cực hơn trong các vấn đề quốc tế.
Trả lời phỏng vấn TTXVN sau khi Diễn đàn Quốc phòng Mỹ - ASEAN kết thúc, Bộ trưởng Quốc phòng nước ta, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Diễn đàn Quốc phòng Mỹ - ASEAN khác với các diễn đàn đa phương khác ở chỗ đây là diễn đàn giữa ASEAN với riêng Mỹ. Việc tổ chức diễn đàn là cần thiết nhằm tăng cường sự hợp tác và phối hợp đối phó với các thách thức phi truyền thống như cứu trợ, giải quyết hậu quả thiên tai. Tuy nhiên, điều quan trọng là ASEAN phải duy trì được vai trò trung tâm và chủ đạo, không để ASEAN trở thành công cụ của các nước lớn. Diễn đàn còn là cơ hội để Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN thảo luận với nhau về các vấn đề cùng quan tâm cũng như quan hệ của ASEAN với Mỹ.
Về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết đây là một vấn đề nổi cộm, đã và tiếp tục được đề cập tại các hội nghị của ASEAN, trên nguyên tắc chung là giữ được sự ổn định và an ninh hàng hải, giải quyết các bất đồng bằng biện pháp ngoại giao, theo các nguyên tắc luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, tuyên bố 6 điểm của ASEAN, tôn trọng các nguyên tắc duy trì nguyên trạng trong Tuyên bố của các bên về Biển Đông (DOC), tiến tới việc ASEAN cùng Trung Quốc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Theo Thái Hùng
P/v TTXVN từ Honolulu
Trụ sở Hải quân Ukraine tại Crimea bị đột kích Các binh sĩ trong quân phục không phù hiệu, được cho là lính Nga, đã đột kích vào trụ sở Hải quân Ukraine tại thành phố Sevastopol của Crimea vào ngày 19.3. Lính Ukraine bước ra khỏi trụ sở Hải quân Ukraine tại thành phố Sevastopol của Crimea ngày 19.3 - Ảnh: Reuters Các binh sĩ này xông vào và nhanh chóng kiểm...