G7 tiếp tục tìm cách hạn chế nguồn thu từ dầu của Nga
Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) tiếp tục tìm cách hạn chế nguồn thu khổng lồ của Nga từ bán dầu mỏ, trong đó xem xét lệnh cấm tất cả các dịch vụ cho phép vận chuyển dầu Nga.
Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: The Moscow Times/TTXVN
Theo trang oilprice.com, thông tin trên được các ngoại trưởng G7 đưa ra ngày 2/8.
Trong nhiều tuần qua, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh, Mỹ và đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) đã nghiên cứu về ý tưởng áp giá trần đối với dầu của Nga. Các ngoại trưởng cho biết những nỗ lực này vẫn tiếp tục được tính tới.
Trong một tuyên bố, các ngoại trưởng G7 nêu rõ: “Khi loại bỏ dần năng lượng Nga khỏi thị trường nội địa, chúng tôi sẽ tìm cách phát triển các giải pháp làm giảm doanh thu của Nga từ dầu, hỗ trợ ổn định trên thị trường năng lượng toàn cầu và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến kinh tế, đặc biệt là đối với các nước thu nhập thấp và trung bình”.
Các ngoại trưởng G7 cho biết họ vẫn cam kết xem xét một loạt phương pháp tiếp cận, trong đó có các phương án cấm toàn diện tất cả các dịch vụ liên quan tới quá trình vận chuyển dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga trên toàn cầu, trừ khi giá dầu Nga bằng hoặc thấp hơn mức giá mà các đối tác quốc tế thống nhất.
Chính quyền Mỹ đã tìm cách để có càng nhiều người mua dầu đồng ý với kế hoạch áp trần giá dầu Nga càng tốt. Mỹ cũng đang trao đổi với Ấn Độ và Trung Quốc về khả năng tham gia cơ chế giới hạn giá dầu Nga.
Theo một quan chức G7, Trung Quốc và Ấn Độ có thể thích ý tưởng giới hạn giá vì điều này sẽ làm giảm hóa đơn nhập khẩu năng lượng.
Video đang HOT
Trong khi đó, xuất khẩu dầu của Nga dường như đã ổn định. Theo dữ liệu Bloomberg công bố ngày 1/8, lượng dầu Nga xuất khẩu hàng ngày giảm 500.000 thùng so với mức đỉnh đạt được trước xung đột ở Ukraine.
3 lý do tại sao Galaxy S23 chỉ dùng chip Snapdragon?
Có nhiều lý do khiến người dùng thích việc Samsung loại bỏ chip Exynos trong những flagship tiếp theo nhưng cũng có một điểm hạn chế.
Gần đây đã có thông tin Samsung đang tập trung đội ngũ để thiết kế dòng vi xử lý mới trên các smartphone của hãng, do vậy tập đoàn sẽ tạm dừng việc trang bị chip Exynos trong 2 năm 2023 và 2024 lên các flagship Galaxy S tương ứng với Galaxy S23 và Galaxy S24. Đây sẽ là bước ngoặt lớn với Samsung nhưng tại sao nó lại việc làm tốt?
Chỉ một phiên bản để làm kẻ đứng đầu
Người dùng ở Châu Âu, Trung Đông, Ấn Độ và Châu Phi trước đây chỉ có thể mua flagship Samsung sử dụng chip Exynos sang đến thế hệ Galaxy S22 rút gọn chỉ còn thị trường châu Âu. Điều đó có thể gây ra yếu tố tâm lý không được thoải mái cho lắm bởi họ cho rằng họ đang nhận được một phiên bản yếu hơn nhưng phải trả mức giá cao hơn rất nhiều.
Chip Exynos luôn bị đánh giá thấp hơn chip Qualcomm ở một số lĩnh vực, điển hình là khả năng chơi game. Lấy ví dụ khi tựa game Diablo Immortal được phát hành, nó đã gặp lỗi trên phiên bản Exynos do thiếu sự hỗ trợ của nhà phát triển. Đây không hẳn là lỗi của Samsung, nhưng chip Qualcomm luôn là ưu tiên hàng đầu của các nhà phát triển. Nếu có lỗi sẽ được sửa nhanh chóng.
Chưa kể đến khả năng quay chụp cũng bị ảnh hưởng. Nếu để ý bạn có thể thấy phiên bản Exynos của Galaxy S22 Ultra được DxOMark đánh giá thấp hơn so với bản Qualcomm trong hầu hết các điều kiện. Vì vậy sắp tới tất cả các khu vực đều được cung cấp cùng phiên bản, không có sự ghen tị nào ở đây cả.
Nỗ lực không đem lại hiệu quả
Có thể dự đoán rằng cuộc đọ sức giữa Qualcomm và Exynos vào năm 2023 sẽ dẫn đến thất bại nặng nề cho Samsung. Cần nhớ Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200 được sử dụng trong dòng S22 năm nay đều do Samsung sản xuất. Nhưng khi sang đến đời Snapdragon 8 Gen 1, Qualcomm lại hợp tác với TSMC để sản xuất. Qualcomm tự tin tuyên bố con chip mới có hiệu suất tăng 30% so với Snapdragon 8 Gen 1, cao hơn 10% đối với tốc độ xung nhịp của CPU và GPU. Cứ nhìn hiệu năng của ROG Phone 6 Pro dùng Snapdragon 8 Gen 1 mới ra mắt là thấy rõ.
Điều này cho thấy TSMC cung cấp khả năng sản xuất vượt trội so với xưởng đúc của Samsung. Nhiều tin đồn cũng cho biết Qualcomm sẽ tiếp tục hợp tác với TSMC để sản xuất Snapdragon 8 Gen 2.
Không còn sự khác biệt về tính năng
Với việc ra mắt dòng Galaxy S23 chỉ dùng chip Snapdragon, Samsung sẽ không cần phải lo lắng về khả năng đồng bộ tính năng. Không ít lần Samsung đã phải loại bỏ một tính năng nào đó vì một trong 2 phiên bản chip không hỗ trợ như cái còn lại.
Chẳng hạn như Galaxy S8 bị cắt khả năng quay 4K/60fps vì Snapdragon 835 không hỗ trợ. Dòng Galaxy S10 không thể quay 8K mặc dù Exynos 990 hỗ trợ nhưng Snapdragon 865 thì không. Galaxy S22 cũng không thể quay HDR 8K vì Exynos 2200 không hỗ trợ. Sự phân cấp này khiến người dùng hoang mang khi phải đưa ra quyết định mua hàng.
Nhược điểm là gì?
Mặc dù có nhiều ưu điểm khi dòng Galaxy S23 chỉ dùng chip Snapdragon, nhưng vẫn có một số nhược điểm tiềm ẩn đối với động thái này.
Đầu tiên đó là tình trạng thiếu chip trên toàn cầu. Quyết định sử dụng một loại chip duy nhất nghĩa là Samsung sẽ không có bất kỳ sự chuẩn bị nào nếu Qualcomm hoặc TSMC gặp vấn đề về sản xuất. Trường hợp xấu nhất, Samsung sẽ không thể bán Galaxy S23 ở một số thị trường hoặc với số lượng rất hạn chế.
Thứ hai, khi Samsung không còn lựa chọn nào khác, họ sẽ gặp áp lực về giá từ Qualcomm. Về lý thuyết, Qualcomm có thể tính phí cao dành cho chip của họ và Samsung gần như buộc phải tăng giá bán để duy trì tỷ suất lợi nhuận của mình.
Thứ ba, dựa vào những con chip gần đây được Qualcomm ra mắt, chúng thường gặp các vấn đề đặc biệt về nhiệt độ nên sẽ chẳng biết Snapdragon 8 Gen 2 sắp tới có gặp vấn đề gì hay không. Nếu có, chắc chắn sức hấp dẫn của Galaxy S23 sẽ giảm đi rất nhiều.
Cuối cùng, Samsung sẽ không thể thêm những tính năng hay ho, thú vị nếu như chip Snapdragon không hỗ trợ.
Nghịch lý: Lượng khách quốc tế đến Nhật Bản giảm sau khi nới lỏng quy định Nhật Bản nới lỏng quy định cho khách du lịch vào đầu tháng 6/2022, tuy nhiên lượng khách trong tháng này giảm 18% so với tháng 5 và 14% so với tháng 4. Từ ngày 10/6, Nhật Bản bắt đầu đón khách du lịch đi theo tour trọn gói từ hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thế nhưng sau đó, trong...