G7 tiến hành họp kín về Ukraine
Ngày 24/2, lãnh đạo các nước thuộc Nhóm Các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tiến hành họp kín trực tuyến để thảo luận về tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine sau khi quân đội Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền Đông Ukraine.
Khói bốc lên tại sân bay quân sự ở Chuguyev, gần Kharkiv, Ukraine ngày 24/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
G7 gồm các nước Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ.
Dự kiến tại cuộc họp, các nhà lãnh đạo G7 sẽ thống nhất các phản ứng chung trước diễn biến căng thẳng hiện nay tại miền Đông Ukraine, đồng thời kêu gọi Nga chấm dứt chiến dịch quân sự tại đây.
Video đang HOT
Trước đó, các nước thành viên G7 đã tìm cách thuyết phục Tổng thống Nga Vladimir Putin tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng. Theo hãng tin Reuters, Nhật Bản dự kiến áp đặt trừng phạt nhằm vào lĩnh vực tài chính của Nga cũng như hạn chế xuất khẩu, trong khi Mỹ cũng đề nghị áp đặt trừng phạt nhằm vào lĩnh vực tài chính và công nghệ cao của Nga.
Nhà Trắng cho biết trước cuộc họp G7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã triệu tập cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia để thảo luận về những diễn biến mới nhất ở Ukraine. Tổng thống Biden đã tuyên bố Mỹ và các đồng minh cùng đối tác sẽ có phản ứng một cách thống nhất và quyết đoán trước những động thái của Nga tại miền Đông Ukraine.
Trong diễn biến liên quan cùng ngày 24/2, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định Moskva luôn sẵn sàng đối thoại, đồng thời bày tỏ hy vọng vẫn còn cơ hội để quay trở lại các nghĩa vụ quốc tế. Hãng tin Sputnik dẫn lời Ngoại trưởng Lavrov nói thêm rằng các biện pháp mà Moskva thực hiện ở Ukraine là nhằm đảm bảo an ninh cho người Nga. Ông nêu rõ khi Nga thực hiện các biện pháp mà Tổng thống Vladimir Putin đã công bố để đảm bảo an ninh của đất nước và người dân Nga, Moskva chắc chắn sẽ luôn sẵn sàng tiến hành đối thoại.
Nga đã phá hủy 74 cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine
Theo đài Sputnik, Bộ Quốc phòng Nga cho biết các cuộc không kích của quân đội nước này đã phá hủy 74 mục tiêu cơ sở hạ tầng quân sự của lực lượng vũ trang Ukraine.
Nga hành tập trận với Belarus. Ảnh: Sputnik
Trong số đó, có 11 sân bay, 3 trung tâm chỉ huy, 1 căn cứ hải quân, 18 radar S-300 và hệ thống phòng không Buk của quân đội Ukraine.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết, các lực lượng Nga đã bắn rơi một máy bay trực thăng tấn công của Ukraine và 4 máy bay không người lái tấn công Bayraktar ở khu vực Donbass.
Trước đó, Cơ quan biên giới Nga tại khu vực Kuban cho biết, hai tàu hàng dân sự SGV-FLOT và SERAPHIM SAROVSKIY mang cờ Nga đã trúng tên lửa của Ukraine trên biển Azov vào lúc 11h ngày 24/2.
Tên lửa đánh trúng tàu chở hàng SGV-FLOT, gây hỏa hoạn, khiến một thủy thủ bị thương nghiêm trọng. Cơ quan biên giới Nga đã điều xuồng đến hỗ trợ sơ tán thủy thủ bị thương.
Cơ quan giao thông đường biển và đường sông Liên bang Nga đã thông báo đình chỉ tất cả hoạt động lưu thông của tàu dân sự trên biển Azov từ ngày 24/2 cho tới khi có thông báo mới. Trong khi đó, hoạt động đi lại ở eo biển Kerch nối đại lục Nga với bán đảo Crimea vẫn diễn ra bình thường.
Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố triển khai chiến dịch đặc biệt tại Donbass nhằm bảo vệ người dân hai nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk (DPR và LPR) tự xưng. Ông giải thích rằng hoạt động này là điều cần thiết để ngăn chặn các hành động quân sự của lực lượng Ukraine ở miền Đông Ukraine.
Nga để ngỏ khả năng đối thoại về lo ngại an ninh khi Ukraine sẵn sàng Trong một phát biểu ngày 24/2, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga không loại trừ khả năng đối thoại với Ukraine nếu như Kiev sẵn sàng. Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov. Ảnh: AFP/TTXVN Hãng tin Sputnik dẫn câu trả lời của ông Peskov trước báo giới về khả năng diễn ra các cuộc tiếp xúc giữa...