G7 tập trung giải quyết vấn đề an ninh năng lượng và trung hòa carbon
Ngày 15/4, các bộ trưởng thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã bắt đầu cuộc họp kéo dài 2 ngày tại thành phố Sapporo ( miền Bắc Nhật Bản), nhằm tìm giải pháp tăng cường an ninh năng lượng, đồng thời đẩy nhanh các nỗ lực trung hòa carbon.
Nhật Bản chủ trì cuộc họp Bộ trưởng Tài chính G7 G7 cam kết hợp tác kiểm soát xuất khẩu công nghệ Nhật Bản mời Việt Nam dự Hội nghị cấp cao G7 mở rộng
Toàn cảnh nhà máy điện than của Tập đoàn RWE ở Niederaussem, miền Tây Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Hãng tin Kyodo dẫn các nguồn thạo tin cho biết trọng tâm chú ý của dư luận xoay quanh việc liệu cuộc họp G7 về các vấn đề khí hậu, năng lượng và môi trường có thể đạt được sự thống nhất về các mục tiêu đầy tham vọng nhằm giảm lượng khí thải CO2, bao gồm cả trong lĩnh vực sản xuất điện và ô tô, hay không. Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi các cuộc họp trực tiếp cấp bộ trưởng trước thềm hội nghị thượng đỉnh của khối vào tháng 5 tới.
Tại hội nghị thượng đỉnh G7 năm ngoái do Đức chủ trì, các quốc gia thành viên đã nhất trí trung hòa carbon “hoàn toàn hoặc phần lớn” trong ngành điện vào năm 2035, song không thống nhất được mốc thời gian cụ thể về mục tiêu loại bỏ dần sản xuất điện than do sự phản đối của các nước nghèo tài nguyên. Nhật Bản là một trong số những quốc gia tuyên bố tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch có chi phí tương đối rẻ này.
Tại cuộc họp năm nay, Anh và Canada cho rằng cần loại bỏ cụm từ “phần lớn” nêu trên, đồng thời thúc đẩy quá trình khử carbon hoàn toàn trong ngành điện vào năm 2035, trong khi Đức là một trong những quốc gia kêu gọi loại bỏ dần điện than mà không hạn chế các công nghệ giảm lượng khí thải.
Video đang HOT
Một trọng tâm khác là cam kết của các bộ trưởng G7 về việc thúc đẩy các phương tiện không phát thải, bao gồm cả việc liệu họ có đặt mục tiêu thị phần cho các phương tiện đó, hay thậm chí là đặt ra khung thời gian để loại bỏ dần các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch hay không.
Cuộc họp của các bộ trưởng G7 diễn ra trong bối cảnh thế giới đang đứng trước nhu cầu cấp bách về các nỗ lực để hạn chế sự ấm lên toàn cầu. Trong một báo cáo hồi tháng trước Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc khẳng định: “Những lựa chọn và hành động được thực hiện trong thập kỷ này sẽ có tác động ngay bây giờ và cho tới 1.000 năm sau”.
Báo cáo của IPCC nêu rõ để kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5 độ C so với thời kỳ tiền Cách mạng Công nghiệp theo mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, trong năm 2023 thế giới cần cắt giảm được lượng khí thải tương đương 50% lượng khí thải CO2 ghi nhận vào năm 2019, đồng thời nâng tỷ lệ này lên mức 65% trong năm 2035.
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), tình hình xung đột tại Ukraine đang đặt ra những thách thức lớn cho các nỗ lực trung hòa carbon toàn cầu, do các quốc gia dựa vào dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từ Nga buộc phải tìm cách đa dạng hóa và đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định, trong đó bao gồm cả than đá.
Dự kiến, cuộc họp G7 do hai bộ trưởng Nhật Bản là ông Akihiro Nishimura (Bộ Môi trường) và ông Yasutoshi Nishimura (Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp) đồng chủ trì cũng sẽ thảo luận về các biện pháp ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học.
Theo các nguồn thạo tin, cuộc họp sẽ đưa ra những hướng dẫn, nhằm khuyến khích các công ty sản xuất các sản phẩm dễ tái chế, trong bối cảnh nhu cầu về kim loại hiếm được dự báo sẽ tăng cao khi xe điện ngày càng được sử dụng rộng rãi. Các bộ trưởng G7 cũng cho rằng cần đảm bảo nguồn cung khoáng sản thiết yếu minh bạch và bền vững, nhằm tăng cường an ninh năng lượng, trong bối cảnh việc sản xuất kim loại hiếm như lithium và coban đang phụ thuộc vào một số quốc gia như Trung Quốc.
Liên hợp quốc kêu gọi hành động khẩn cấp để giảm lượng khí thải
Ngày 20/3, Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi chính phủ các nước hành động khẩn cấp để giảm lượng khí thải và tăng cường khả năng phục hồi trước tình trạng biến đổi khí hậu, nhằm đảm bảo một tương lai bền vững về môi sinh cho tất cả mọi người.
Một cánh đồng hoa hướng dương bị cháy khô tại Hortobagy, Hungary. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc LHQ công bố báo cáo khoa học, đánh giá toàn diện về các vấn đề khí hậu toàn cầu định kỳ 6-7 năm/lần. Những báo cáo này cung cấp cơ sở khoa học để các chính phủ lên kế hoạch và đánh giá tiến độ thực thi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, với mục tiêu kiềm chế sự tăng nhiệt toàn cầu ở mức dưới 2 độ C - và tốt nhất là ở mức thấp hơn 1,5 độ C - so với thời kỳ tiền Cách mạng Công nghiệp.
Trong Báo cáo tổng hợp thứ 6 được công bố ngày 20/3, IPCC cảnh báo rằng thế giới sẽ vượt qua giới hạn nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C trong khoảng 10 năm tới, đồng thời dự báo các tác động tàn phá của biến đổi khí hậu đang xảy ra nhanh hơn dự kiến. Theo báo cáo, có nhiều phương án khả thi, hiệu quả để giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu do con người gây ra. Mặc dù vậy, báo cáo cũng chỉ ra rằng tốc độ và quy mô của những biện pháp đã được các nước thực hiện cho đến nay, cũng như những kế hoạch đã được phác thảo, là không đủ để giải quyết vấn đề này, theo đó cần tăng tốc hơn nữa những hành động khẩn cấp để bảo vệ Hành tinh Xanh. Báo cáo khẳng định thực hiện hành động đúng đắn ngay bây giờ có thể mang lại sự thay đổi cần thiết cho một thế giới bền vững và công bằng.
Toàn cảnh một nhà máy điện than ở Schkopau, miền Đông Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Báo cáo dài 36 trang tập trung vào những thiệt hại mà tình trạng biến đổi khí hậu đã gây ra và sẽ tiếp tục gây ra trong tương lai, trong đó đặc biệt lưu ý tới những nhóm dân cư và những hệ sinh thái dễ bị tổn thương nhất. Theo bà Aditi Mukherji - một trong 93 tác giả thực hiện báo cáo trên, "công bằng khí hậu là rất quan trọng", trong khi mức độ góp phần gây ra tình trạng biến đổi khí hậu và mức độ bị ảnh hưởng hiện nay là không tương xứng. Bà Mukherji cho biết: "Gần 50% dân số thế giới đang sống ở những khu vực rất dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Trong thập kỷ qua, số người thiệt mạng do lũ lụt, hạn hán và bão tại những khu vực dễ bị tổn thương cao gấp 15 lần so với những khu vực còn lại, mặc dù nhiệt độ mới chỉ tăng chưa tới 1,2 độ C".
Chủ tịch IPCC Hoesung Lee nhấn mạnh: "Sự chuyển đổi nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực và hệ thống là điều cần thiết để đạt được mức giảm phát thải sâu và bền vững, đồng thời đảm bảo một tương lai đáng sống và bền vững cho tất cả mọi người. Chúng ta có bí quyết, công nghệ, công cụ, nguồn tài chính - mọi thứ cần thiết để khắc phục các vấn đề về khí hậu mà chúng ta đã biết từ lâu. Điều còn thiếu vào thời điểm này là ý chí chính trị mạnh mẽ để giải quyết những vấn đề này một lần và mãi mãi. Việc đưa các hành động khí hậu hiệu quả và công bằng vào chính sách sẽ không chỉ giúp giảm tổn thất và thiệt hại cho thiên nhiên và con người, mà còn mang lại lợi ích rộng lớn hơn".
Báo cáo cũng đề xuất các chính phủ lồng ghép các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm hoặc tránh phát thải khí nhà kính vào chính sách phát triển. Ví dụ: khuyến khích người dân sử dụng năng lượng sạch để cải thiện sức khỏe; điện khí hóa carbon thấp, đi bộ, đi xe đạp và sự dụng phương tiện vận tải công cộng để góp phần nâng cao chất lượng không khí... Báo cáo nêu rõ: "Lợi ích kinh tế đối với sức khỏe con người từ việc cải thiện chất lượng không khí sẽ tương đương hoặc thậm chí có thể lớn hơn chi phí giảm hoặc tránh phát thải khí nhà kính".
Toàn cảnh một nhà máy điện than ở Schkopau, miền Đông Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo báo cáo, trong bối cảnh khí hậu, hệ sinh thái và xã hội có mối liên quan mật thiết với nhau, việc bảo tồn hiệu quả và hợp lý khoảng 30-50% đất đai, nước ngọt và đại dương của Trái Đất sẽ giúp đảm bảo một hành tinh khỏe mạnh. Ví dụ: những thay đổi trong lĩnh vực thực phẩm, điện, giao thông, công nghiệp, tòa nhà và sử dụng đất có thể giúp giảm phát thải khí nhà kính, điều này có thể giúp mọi người dễ dàng hướng tới lối sống ít carbon hơn và từ đó cũng cải thiện sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc.
Ông Simon Stiell - Thư ký điều hành Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) - nêu rõ: "Báo cáo này chỉ ra rất rõ ràng về tình cảnh của chúng ta - cơ hội để đạt được mục tiêu kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C đang bị thu hẹp, song cũng báo hiệu rằng cơ hội vẫn còn đó".
Trong khi đó, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đánh giá: "Báo cáo của IPCC là khuyến nghị về cách tháo gỡ 'quả bom hẹn giờ' khí hậu. Đó là hướng dẫn sinh tồn cho nhân loại. Như báo cáo cho thấy, giới hạn 1,5 độ C là có thể đạt được, nhưng cần phải có một bước nhảy vọt trong hành động về khí hậu".
Theo các nhà khoa học, việc nền nhiệt trung bình của Trái Đất tăng 1,5 độ C có thể khiến thế giới tiến gần hơn tới "điểm tới hạn" trong hệ thống khí hậu, dẫn tới sự tuyệt chủng của một số loài sống trên đất liền và trong đại dương, làm mất đi những rạn san hô giàu đa dạng sinh học, khiến băng tan nhanh hơn, nước biển dâng cao và tình trạng mất mùa nghiêm trọng hơn... Nếu sự tăng nhiệt ở mức 1,8 độ C, nhân loại có thể phải đối mặt với thời kỳ nhiệt độ và độ ẩm cực cao, đe dọa đến tính mạng vào năm 2100.
Bài học về chuyển đổi xanh Hướng tới một nền kinh tế thịnh vượng và sạch hơn, hạn chế phát thải đã được Chính phủ Canada xác định là ưu tiên hàng đầu trước mắt và cần một nỗ lực bền vững của toàn xã hội trong nhiều thập niên. Khói bốc lên từ một cơ sở khai thác dầu ở Fort McMurray, Alberta, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN Tháng 3...