G7 sẽ không ngần ngại gia tăng trừng phạt Nga nếu cần thiết
Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, G7 sẽ không do dự nếu các biện pháp trừng phạt là cần thiết.
Trong cuộc gặp ngày 30/4, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đang ở thăm Berlin, cùng nói rằng, nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới- G7 sẽ thống nhất trong tăng cường trừng phạt Nga. Hai nhà lãnh đạo G7 cho rằng, nhóm này sẽ không do dự nếu các biện pháp trừng phạt là cần thiết.
“Chúng ta sẽ không thể né tránh thực tế nếu các biện pháp trừng phạt là cần thiết. Cuộc thảo luận với Thủ tướng Nhật Bản cho tôi thấy rằng, một hướng đi chung của G7 là điều có thể và chắc chắn. Bởi vì chúng ta có cùng cách nhìn nhận các vấn đề” – Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố.
Video đang HOT
Một cuộc họp của nhóm G7 – (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Về phần mình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng, điều quan trọng là hiệu quả mà các biện pháp trừng phạt mang đến để xoa dịu tình hình Ukraine. Ông cũng nhấn mạnh đến đối thoại để giải quyết khủng hoảng.
Theo Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe: “Với tình hình Ukraine, chúng ta cần hành động thống nhất trong khuôn khổ G7. Nó không chỉ là việc tăng cường trừng phạt mà quan trọng hơn là chúng ta thu được kết quả gì sau trừng phạt. G7 cần đoàn kết và tiếp tục đối thoại với Nga về vấn đề này. Chúng ta cần những nỗ lực để giải quyết nhanh chóng cuộc khủng hoảng Ukraine, đưa người dân trở lại cuộc sống hòa bình. Nhật Bản mong muốn làm việc với Đức và các nước G7, với hy vọng về sự thành công của cuộc bầu cử Tổng thống trong tháng 5 này tại Ukraine”.
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo 2 nước cũng nhắc đến những khó khăn của suy thoái kinh tế. Thủ tướng Đức hy vọng, Nhật Bản sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến chống giảm phát kéo dài và trở lại với tăng trưởng./.
Theo VNE
Khủng bố là nguy cơ lớn của an ninh quốc gia Mỹ
Chính quyền Tổng thống Barack Obama ngày 30/4 xác định khủng bố vẫn là một nguy cơ lớn đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn báo cáo hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ công bố ngày 30/4 về tình hình khủng bố năm 2013, cho biết sự gia tăng về số lượng các chi nhánh của nhóm khủng bố quốc tế al-Qeada và các nhóm khủng bố khác ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi tiếp tục là một nguy cơ đe dọa thực sự đối với an ninh quốc gia, lợi ích của Mỹ và các đồng minh.
Cựu Thị trưởng Boston Thomas Menino, Thị trưởng Boston Marty Walsh, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và các đại biểu ngày 15/4 dành một phút tưởng niệm các nạn nhân tại buổi lễ ở Boston. Ảnh: AFP-TTXVN
Trong thời gian 2012 - 2013, số lượng các vụ tấn công khủng bố trên toàn cầu tăng tới 43%. Báo cáo cho biết ban lãnh đạo chóp bu của Al-Qeada ở Pakistan và Afghanistan trong năm 2013 đã gia tăng tốc độ mở rộng mạng lưới, dẫn tới việc xuất hiện nhiều chi nhánh độc lập hơn và nguy hiểm hơn, nhất là tại Yemen, Syria, Iraq, phía tây bắc châu Phi và Somalia.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong năm ngoái, trên toàn thế giới xảy ra 9.707 vụ tấn công khủng bố lớn nhỏ, làm thiệt mạng tổng cộng hơn 17.800 người và hơn 32.000 người bị thương, cao hơn so với năm 2012 (6.771 vụ tấn công làm hơn 11.000 người bị chết và hơn 21.000 bị thương).
Phần lớn các vụ tấn công này xảy ra tại Afghanistan, Ấn Độ, Iraq, Nigeria, Pakistan, Phillipines, Somalia, Syria, Thái Lan và Yemen. Các vụ tấn công khủng bố gây chết người nhiều nhất trong năm 2013 là do các tay súng Taliban thực hiện ở Afghanistan, Taliban người Pakistan, nhóm Boko Haram ở Nigeria, chi nhánh al-Qeada ở Iraq, nhóm al-Qeada thuộc Nhà nước Iraq Hồi giáo, nhóm Levant và al-Qeada ở bán đảo Arab. Năm 2013, Iran tiếp tục bị Mỹ liệt vào danh sách gọi là "nhà nước bảo trợ khủng bố".
Theo VNE
Mỹ: Tàu chở dầu trật bánh bốc cháy dữ dội 3 đến 4 toa của đoàn tàu này đã bị rò rỉ khiến dầu chảy ra sông James. Ngày 30/4, một đoàn tàu chở dầu đã bị trật đường ray và bốc cháy tại thành phố Lynchburg, tiểu bang Virginia, Mỹ. Hiện trường vụ tàu chở dầu trật bánh, bốc cháy (Ảnh: AP) Một lượng dầu lớn đã tràn xuống sông James chảy...