G7 phản đối quân sự hoá Biển Đông, Trung Quốc bực tức
Các lãnh đạo G7 bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông, phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động đơn phương gia tăng căng thẳng, khiến Trung Quốc lên tiếng thể hiện sự phẫn nộ.
Đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo và xây đường băng trên đó. Hình ảnh được máy bay không quân Philippines chụp hồi tháng 4. Ảnh: AP
“Chúng tôi hối thúc tất cả các bên phi quân sự hoá thực thể tranh chấp”, lãnh đạo các nước G7 hôm qua phát tuyên bố chung sau khi nhóm họp tại Italy, thể hiện sự quan ngại với tình hình Biển Đông và Hoa Đông, phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng.
Các nước cũng tái khẳng định cam kết duy trì trật tự dựa trên luật định trên biển, theo các nguyên tắc của luật quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển ( UNCLOS) và giải quyết tranh chấp hàng hải thông qua ngoại giao cũng như phương tiện pháp lý, bao gồm toà trọng tài.
Video đang HOT
Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, sáng sớm nay cho rằng nước này cam kết “bảo vệ hoà bình và ổn định” Biển Đông và Hoa Đông thông qua đối thoại và tham vấn trực tiếp với các bên liên quan, theo Xinhua. Ông Lục còn ngang nhiên kêu gọi G7 và các nước bên ngoài “dừng các phát biểu vô trách nhiệm”.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines. Trung Quốc còn bối đắp trái phép 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo và xây ba đường băng cấp quân sự dù Chủ tịch Tập Cận Bình năm 2015 tuyên bố sẽ không tiếp tục “quân sự hóa” chúng.
Việt Nam nhiều lần khẳng định mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.
Trọng Giáp
Theo VNE
Tàu Mỹ lần đầu tuần tra tự do hàng hải Biển Đông dưới thời Trump
Tàu chiến Mỹ đi vào vùng 12 hải lý quanh một đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Trường Sa, trong chuyến tuần tra tự do hàng hải đầu tiên dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Tàu khu trục USS Dewey của Mỹ. Ảnh: USNavy
Tàu khu trục USS Dewey tuần tra xung quanh Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa, trong chiến dịch được biết với tên gọi tự do hàng hải, Wall Street Journal dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết. Đây là cuộc tuần tra đầu tiên kể từ tháng 10 năm ngoái, cũng là lần đầu tiên kể từ khi ông Trump lên nắm quyền hồi tháng một.
Đá Vành Khăn là một trong 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo. Trung Quốc đã xây ba đường băng cấp quân sự trên các đảo nhân tạo này, dù Chủ tịch Tập Cận Bình năm 2015 tuyên bố sẽ không tiếp tục "quân sự hóa" chúng.
Jeff Davis, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, từ chối bình luận về chiến dịch, nhưng cho biết Mỹ hoạt động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương hàng ngày, trong đó bao gồm Biển Đông. "Chúng tôi hoạt động theo luật quốc tế", ông nói, thêm rằng các cuộc tuần tra "không nhằm vào bất cứ nước nào hay tập trung vào bất cứ vùng biển nào".
Tuần tra tự do hàng hải (FONOP) thể hiện sự "thách thức với tuyên bố chủ quyền hàng hải quá mức", theo Bộ Quốc phòng Mỹ. Các chiến dịch phải diễn ra trong phạm vi 12 hải lý quanh một đảo hoặc thực thể để cấu thành một cuộc tuần tra tự do hàng hải về mặt pháp lý.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Việt Nam nhiều lần khẳng định mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị. Washington không công nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các đảo nhân tạo, tuyên bố hải quân Mỹ sẽ hoạt động ở mọi nơi luật pháp quốc tế cho phép.
Trọng Giáp
Theo VNE
Thế khó của Mỹ trên Biển Đông vì khủng hoảng Triều Tiên Vì muốn Trung Quốc giúp kiềm chế Triều Tiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump phải gạt bỏ các yêu cầu tuần tra gần những đảo nhân tạo Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở Biển Đông. Tuần dương hạm USS Chancellorsville thuộc biên chế hải quân Mỹ trở về eo biển Luzon, gần đảo Luzon, Philippines, sau chuyến tuần tra Biển...