G7 nhóm họp nhắm vào Nga, nội bộ vẫn còn chia rẽ
Bất chấp những nỗ lực thành lập một mặt trận thống nhất chống lại Nga trong vấn đề Ukraine do Mỹ dẫn đầu, nhóm G7 vẫn bộc lộ sự chia rẽ nội bộ trong vấn đề này.
Các cường quốc công nghiệp thế giới hôm 5/6 đã lần đầu tiên trong 17 năm qua tổ chức nhóm họp mà không có Nga, thành viên bị khai trừ hồi tháng trước liên quan tới sự kiện ở Ukraine.
Trọng tâm của cuộc họp mới nhất của nhóm G7 tại Brussels là lên án các hành động của Moscow trong vấn đề Ukraine và đe dọa tăng cường trừng phạt Nga nếu Tổng thống Vladimir Putin không giúp khôi phục ổn định tại quốc gia láng giềng.
Các nhà lãnh đạo G7 tại Brussels.
“Chúng tôi thống nhất trong việc tiếp tục lên án hành vi vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga đối với Ukraine. Sự thôn tính bất hợp pháp của Nga đối với Crimea và hành động gây bất ổn ở phía đông Ukrain là không thể chấp nhận được và phải dừng lại”, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Italy và Canada cho biết trong một tuyên bố chung.
Video đang HOT
Thông điệp được củng cố thêm bằng tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama, người nói rằng nền kinh tế Nga sẽ hứng chịu tổn thất nặng nề hơn nữa nếu Tổng thống Putin không thay đổi “hành động khiêu khích” của mình.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo G7 cũng lên án động thái phủ quyết các nghị quyết trong vấn đề Syria của Nga và Trung Quốc. G7 cũng cho rằng việc Moscow sử dụng các nguồn cung cấp năng lượng như một phương tiện cưỡng chế chính trị hoặc như một mối đe dọa đối với an ninh là không thể chấp nhận.
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực thành lập một mặt trận thống nhất chống lại Nga trong vấn đề Ukraine do Mỹ dẫn đầu, nhóm G7 vẫn bộc lộ sự chia rẽ nội bộ trong vấn đề này.
Pháp, dưới áp lực của Mỹ đòi hủy bỏ hợp đồng bán hai tàu chiến cho Nga, đã có cuộc tranh luận gay gắt với Tổng thống Obama khiến nhà lãnh đạo này thừa nhận rằng thỏa thuận này có thể tiếp tục được tiến hành bất chấp sự phản đối của mình.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, các nước châu Âu chưa sẵn sàng để mở rộng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và không có lý do gì để Pháp hủy hợp đồng bán tàu chiến trên của mình.
Nhật Bản, dù vẫn còn ít quan tâm tới vấn đề Ukraine, đã nhấn mạnh tới biện pháp đối thoại với Nga là phương pháp hòa giải tốt nhất.
Các nhà lãnh đạo EU cho biết, họ sẽ theo dõi chặt chẽ hành động của Nga trong những tuần tới và đưa ra quyết định tại hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng Sáu về việc liệu có cần thiết áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn hay không.
Theo Giáo Dục
G7: Dùng vũ lực thay đổi hiện trạng là không chấp nhận được
Ngày 4/6, các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã hối thúc Nga chấm dứt việc tiếp tục có các hành động có thể gây bất ổn khu vực miền Đông của Ukraine nếu không sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt nặng nề hơn.
Thông cáo của G7 đưa ra sau các cuộc hội đàm tại Brussels (Bỉ) nêu rõ: "Các hành động nhằm gây bất ổn miền Đông Ukraine là không thể chấp nhận và phải ngừng lại. Chúng tôi sẵn sàng tăng cường các biện pháp trừng phạt có mục đích và triển khai các biện pháp chế tài bổ sung đáng kể khiến Nga phải trả giá hơn nữa nếu cần phải như vậy".
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) José Manuel Barroso thông báo về cuộc họp G7
Còn theo Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, các nhà lãnh đạo G7 cũng nhất trí rằng việc sử dụng vũ lực nhằm làm thay đổi hiện trạng là không thể chấp nhận được tại Ukraine và khu vực Đông Á.
Ông Abe nhấn mạnh G7 cũng nhất trí ủng hộ Tổng thống mới đắc cử của Ukraine Petro Poroshenko trong khi tiếp tục đối thoại với Nga.
Đây là lần đầu tiên G7 họp tại Brussels, trụ sở của Liên minh châu Âu (EU) mà không có sự tham dự của Nga.
Tại cuộc họp báo vài giờ trước khi khi mạc hội nghị, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy cho biết EU dự kiến sẽ ký thỏa thuận thương mại trong Hiệp định liên kết với Ukraine chậm nhất vào ngày 27/6 tới. Chủ tịch Van Rompuy cũng nhấn mạnh G7 và EU bàn bạc việc hỗ trợ Ukraine nhằm ổn định tài chính, kinh tế và chính trị tại quốc gia này.
Tại cuộc họp báo, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) José Manuel Barroso cũng thông báo EU sẵn sàng tổ chức vào đầu tháng 7 tới một cuộc họp nhằm điều phối các hoạt động trợ giúp cho Ukraine trước khi diễn ra hội nghị quốc tế về vấn đề này vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, Chủ tịch Van Rompuy lưu ý, EU cũng sẽ không đề cập đến việc mở rộng trừng phạt kinh tế đối với Nga theo yêu cầu của Mỹ vì nhiều thành viên của EU vẫn còn phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga.
Theo Vietnam
Tình hình Ukraine: Nga bị dồn vào thế yếu? Nhóm G7, EU áp thêm lệnh trừng phạt kinh tế với Nga xung quanh việc chính quyền Matxcơva bị Mỹ và EU cáo buộc can thiệp vào khủng hoảng tại Ukraine. Trong một tuyên bố chung công bố hôm 26/4, nhóm G7 (Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển) khẳng định sẽ "đẩy nhanh tiến độ áp lệnh trừng phạt bổ sung với...