G7 nhất trí quan điểm duy trì trừng phạt Nga
Lãnh đạo các quốc gia thuộc Nhóm 7 nước có nền công nghiệp phát triển (G7) hôm qua nhất trí quan điểm duy trì trừng phạt Nga đến khi nào ông Putin và phe ly khai tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận hòa bình đối với miền đông Ukraine.
Lãnh đạo các nước G7 muốn Nga và Ukraine tuân thủ chặt chẽ lệnh ngừng bắn được ký tại Minsk hồi tháng hai. Ảnh: RTE
Khủng hoảng ở miền đông Ukraine trở thành chủ đề nóng trong ngày họp đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh thường niên G7. Các lãnh đạo đều bày tỏ mong muốn Nga và Ukraine tuân thủ chặt chẽ lệnh ngừng bắn được ký tại Minsk hồi tháng hai.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết việc các lệnh trừng phạt có được giảm nhẹ hay không phụ thuộc hoàn toàn vào hành động của Nga ở Ukraine. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk thì ủng hộ việc áp đặt trừng phạt nghiêm khắc hơn lên Moscow và hy vọng chúng sẽ được thực hiện vào tháng sau.
Video đang HOT
“Nếu bất kỳ nước nào muốn thảo luận về việc thay đổi cơ chế trừng phạt thì cuộc thảo luận đó chỉ có thể là về vấn đề làm sao để tăng cường chúng mà thôi”, Reuters dẫn lời ông Tusk nhấn mạnh.
Thủ tướng Anh David Cameron cũng kêu gọi lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) thống nhất duy trì trừng phạt Nga bất chấp những tổn thương mà chúng có thể gây ra cho toàn khối.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest cho hay Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Đức Merkel đã thảo luận và nhất trí rằng các nước đồng minh cần “thể hiện sự đoàn kết trong việc đối phó với hành động của Nga ở Ukraine”.
Phương Tây cáo buộc Nga gửi lực lượng quân sự tới đông Ukraine để hỗ trợ phe ly khai. Moscow bác cáo buộc, khẳng định bất cứ lính Nga nào ở đây đều là những người tình nguyện.
Hội nghị thượng đỉnh thường niên của lãnh đạo các nước giàu nhất thế giới đang diễn ra ở dãy núi Bavaria, phía nam Đức. Hội nghị có sự tham gia của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Canada Stephen Harper và Thủ tướng Italy Matteo Renzi. Nga bị loại khỏi nhóm từ khi sáp nhập Crimea năm ngoái.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Ukraine cho phép quân đội nước ngoài vào lãnh thổ: Bí quá hóa liều
Ukraine chính thức ban hành luật mới cho phép quân đội nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ nước này để tham gia các chiến dịch bảo đảm hòa bình và an ninh của Liên Hiệp Quốc hay Liên minh châu Âu (EU).
Quân đội Ukraine tại làng Pisky, bên ngoài thành phố Donetsk ở miền đông Ukraine - Ảnh: Reuters
Nó mở đường cho chính phủ Ukraine kêu gọi đồng minh và đối tác can thiệp quân sự trực tiếp vào cuộc xung đột ở miền Đông dưới danh nghĩa lực lượng quốc tế gìn giữ hòa bình hay đảm bảo an ninh.
Cả hai thỏa thuận ngừng bắn ký kết ở thủ đô Minsk của Belarus trước đây đều không đề cập chứ chưa nói đến có quy định cụ thể về khả năng triển khai lực lượng quốc tế gìn giữ hòa bình ở Ukraine. Kiev đã nhiều lần công khai đề nghị việc này nhưng cả Liên Hiệp Quốc lẫn EU đều chưa sẵn sàng.
Luật mới nói trên và diễn biến mới nhất về chiến sự giữa hai phe ở Ukraine cho thấy các thỏa thuận Minsk đã mất tác dụng. Chúng còn phản ánh tình trạng bế tắc đối sách và tâm trạng tuyệt vọng của chính phủ Ukraine. Vì bí bách quá nên họ mới liều đến thế với luật này.
Trên nguyên tắc, lực lượng quốc tế gìn giữ hòa bình hay đảm bảo an ninh ở Ukraine phải dựa trên quyết định của LHQ hay EU. Không có sự đồng ý của Nga, Liên Hiệp Quốc không thể quyết định và EU không dám quyết định.
Nếu EU bất chấp Nga thì chẳng khác nào trực tiếp tham chiến ở Ukraine. Như thế, chiến sự sẽ còn gia tăng và giải pháp chính trị càng thêm xa vời, còn EU sẽ không tránh khỏi sa lầy. Ấy là còn chưa kể đến việc luật mới còn có tác động khiêu khích Nga và thách thức lực lượng ly khai ở Ukraine. Chính phủ Ukraine chơi liều, nhưng EU và Liên Hiệp Quốc sẽ không dám liều theo.
La Phù
Theo Thanhnien
Mỹ cân nhắc triển khai tên lửa tấn công phủ đầu Nga Tình hình căng thẳng tại Ukraine và việc Mỹ chưa thể nối lại các cuộc đối thoại giải trừ vũ khí hạt nhân với Nga là nguyên nhân khiến Washington đang phải xem xét tới khả năng triển khai tên lửa tấn công phủ đầu Nga. Tên lửa SS-19 được Mỹ triển khai ở một số nước tại châu Âu (Ảnh: USnews) Theo...