G7 nhất trí hỗ trợ các nước thu nhập thấp đối phó COVID-19
Nhóm G7 nhất trí việc tăng phân bổ đối với Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển đối phó COVID-19.
Hãng tin Reuters dẫn thông báo của Anh ngày 19-3 cho biết nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhất trí ủng hộ việc mở rộng dự trữ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lần đầu tiên kể từ năm 2009, nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển đối phó đại dịch COVID-19.
Anh – quốc gia chủ trì nhóm G7 năm nay – cho biết các bộ trưởng tài chính G7 đã đồng ý việc phân bổ “mới và đáng kể” đối với Quyền rút vốn đặc biệt (SDR).
SDR ra đời năm 1969, là loại tiền tệ quy ước của IMF được dùng trong quan hệ tín dụng giữa quỹ với các nước thành viên hoặc giữa các nước với nhau. Khi giải ngân, phương tiện này có thể quy đổi thành một đồng tiền bất kỳ trong rổ – USD, euro, yen, bảng Anh và Nhân dân tệ – để đáp ứng nhu cầu cân bằng thanh toán của các nền kinh tế thành viên.
G7 nhất trí hỗ trợ các nước thu nhập thấp đối phó COVID-19. Ảnh: REUTERS
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến có sự tham dự của bộ trưởng tài chính các quốc gia G7 hôm 19-3, Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak cho biết: “Thỏa thuận quan trọng ngày hôm nay của nhóm G7 sẽ mở đường cho các hành động quan trọng và sự phối hợp nhằm hỗ trợ các quốc gia có thu nhập thấp trên thế giới, đảm bảo rằng không một quốc gia nào bị bỏ lại phía sau trong quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19″.
Ông Kristalina Georgieva – giám đốc điều hành của IMF – đã hoan nghênh quyết định trên của các bộ trưởng nhóm G7, gọi đó là quyết định “hiệu quả”.
Video đang HOT
Reuters dẫn lời các nguồn tin thạo tin cho biết mức tăng trong phân bổ SDR khoảng 650 tỉ USD đang được thảo luận.
Năm 2020, IMF cho biết quỹ muốn phân bổ SDRs tăng lên mức tương đương 500 tỉ USD từ mức 293 tỉ USD đã thỏa thuận vào thời điểm mở rộng lần cuối vào năm 2009, ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Việc tăng mức phân bổ này đã bị chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump phản đối.
Theo Reuters, trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết bà muốn tăng mức phân bổ, song muốn có sự minh bạch hơn trong cách các SDR sẽ được sử dụng và giao dịch.
Tuy nhiên, ngay cả khi bà Yellen đạt được sự đồng thuận đối với việc phân bổ SDR thấp hơn ngưỡng yêu cầu mà Quốc hội Mỹ sẽ phê duyệt, khoảng 679 tỉ USD, các chính trị gia trong chính quyền Mỹ có thể sẽ có nhiều ý kiến trái chiều.
Các thành viên đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ cho rằng động thái này sẽ không nhắm đến các quốc gia cần tiền nhất mà sẽ cung cấp nguồn dự trữ tiền mặt miễn phí cho Trung Quốc, Iran và các quốc gia khác mà chính quyền Tổng thống Donald Trump coi là đối thủ.
Bất kỳ sự phân bổ mới SDR nào cũng cần phải được các nước ngoài nhóm G7, gồm cả Trung Quốc, nhất trí trước cuộc họp của IMF vào tháng 4, Reuters cho biết thêm.
Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch cho biết mức tăng SDR lên 500 tỉ USD sẽ tương đương với 0,5% sản lượng kinh tế toàn cầu hàng năm và chiếm 3,5% dự trữ tài chính toàn cầu.
“Nguồn phân bổ mới sẽ giúp các quốc gia đối phó với áp lực tài chính bên ngoài tức thời, song vẫn sẽ không đủ để giảm bớt những thách thức về mức chi trả nợ nói chung” – Fitch cho biết.
Theo Bộ tài chính Anh, SDR bổ sung sẽ giúp các nước nghèo hơn “chi trả cho các nhu cầu quan trọng như vaccine và nhập khẩu thực phẩm, đồng thời cải thiện khả năng chống chịu của các thị trường mới nổi và các nước có thu nhập thấp”.
Các tổ chức chống đói nghèo hoan nghênh động thái này của G7, song cho rằng vẫn còn nhiều thứ hơn nữa cần phải làm để các quốc gia giàu hơn chia sẻ nguồn SDR chưa được sử dụng của họ với các quốc gia có thu nhập thấp.
Triển vọng sáng cho Thỏa thuận thương mại hậu Brexit Anh-EU
Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak cho biết các cuộc đàm phán của nước này với Liên minh châu Âu (EU) về một thỏa thuận thương mại hậu Brexit đang đạt tiến triển thực sự.
Bộ trưởng Sunak hy vọng sớm có được thuận thương mại hậu Brexit Anh-EU mặc dù còn 3 vấn đề hóc búa chưa được giải quyết. (Nguồn: Reuters)
Bộ trưởng Sunak, được coi là một trong những nhân vật có tiếng nói hàng đầu trong nội các của Thủ tướng Boris Johnson, mong muốn có một thỏa thuận thương mại tự do với EU. Ông nói với tờ Sunday Times rằng ông hy vọng Anh và EU sẽ đạt được thỏa thuận.
Tuy vậy, ông Sunak nêu rõ đại dịch Covid-19 là yếu tố gây tác động đáng kể đến nền kinh tế Anh, và điều đó không có nghĩa là nước Anh phải có được một thỏa thuận hậu Brexit với bất kỳ giá nào.
Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận, đó là bởi vì Brussels đang từ chối thỏa hiệp về một số nguyên tắc hoàn toàn hợp lý và rất minh bạch mà London đã đặt ra ngay từ đầu.
Trước đó, ngày 20/11, các nhà ngoại giao EU cho biết EU và Anh vẫn bất đồng trong đàm phán về các quyền đánh bắt cá, việc đảm bảo cạnh tranh công bằng và những cách thức nhằm giải quyết các tranh chấp trong tương lai, dù hai bên đã gần tiến tới thỏa thuận về những vấn đề khác.
Một quan chức cấp cao của Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo vắn tắt đến các nhà ngoại giao EU những diễn biến mới nhất trong tiến trình đàm phán thương mại hậu Brexit giữa Anh và EU. Phát biểu sau cuộc họp này, một nhà ngoại giao cấp cao EU cho biết: "Dường như chúng tôi tiến rất gần đến thỏa thuận về hầu hết các vấn đề nhưng vẫn tồn tại những bất đồng về ba vấn đề hóc búa trên".
Về 3 điểm mấu chốt này, một nhà ngoại giao khác nói rằng EU và Anh vẫn cần có thêm thời gian khi tiến độ đàm phán về đảm bảo cạnh tranh công bằng và đàm phán về quyền đánh bắt cá chưa đi đến đâu.
Ngân hàng trung ương Anh giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục Ngân hàng trung ương Anh cho biết vẫn giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0,1%, đồng thời giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Anh cho năm nay từ mức 7,25% xuống còn 5%. Quang cảnh Ngân hàng Trung ương Anh tại London. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 4/2, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ...