G7 ngầm chỉ trích hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông
Trong cuộc họp hôm nay tại Nhật Bản, các ngoại trưởng G7 bày tỏ lo ngại về tranh chấp hàng hải trên Biển Đông và biển Hoa Đông, trong đó ngầm chỉ trích động thái từ Trung Quốc.
Tại cuộc họp ở thành phố Hiroshima (Nhật Bản) hôm 11/4, bộ trưởng ngoại giao của nhóm 7 quốc gia có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) lên án vụ thử tên lửa hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên hồi đầu năm nay, đồng thời chia sẻ mối quan ngại về các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông, Kyodo đưa tin.
Ngoại trưởng các nước thuộc G7 tại Hiroshima ngày 11/4. Ảnh: NDTV
Trong tuyên bố chung được đưa ra hai ngày sau cuộc họp, các nhà ngoại giao hàng đầu từ Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ lên án mạnh mẽ sự khiêu khích liên tục của Triều Tiên khi vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Trong một tuyên bố riêng về an ninh hàng hải, các ngoại trưởng G7 kêu gọi tất cả các quốc gia không tiến hành cải tạo đất và xây dựng cơ sở vì mục đích quân sự ở Biển Đông. Theo Kyodo, rõ ràng các ngoại trưởng đã chỉ trích động thái của Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của họ trên Biển Đông thời gian qua.
Trước đó, tại phiên khai mạc hội nghị, Nhật Bản hy vọng các bộ trưởng G7 sẽ lên tiếng phản đối hành động đơn phương nhằm làm thay đổi hiện trạng của các vùng biển cũng như khuyến khích phương Tây góp tiếng nói nhiều hơn để thay mặt các nước Đông Nam Á đang có lợi ích ở Biển Đông.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự của các ngoại trưởng G7. Theo Bắc Kinh, việc Nhật Bản đề cập tới những tranh chấp trên biển là “sự khiêu khích” ảnh hưởng tới “những mối quan tâm thích đáng hơn”. Trung Quốc cũng yêu cầu Nhật Bản đưa vấn đề Biển Đông khỏi chương trình nghị sự.
G7 là tập hợp 7 nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới, gồm Nhật Bản, Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức và Italy). Nhóm được thành lập vào năm 1976. G7 sẽ họp vài lần mỗi năm để bàn luận và trao đổi về chính sách kinh tế. G7 nhóm họp lần đầu vào ngày 11/4/2008 ở Washington, D.C. để bàn về cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2008. Hội nghị cấp cao G7 năm 2016 là lần tổ chức thứ 42, diễn ra vào cuối tháng 5 tại thành phố Hiroshima, do Thủ tướng Abe chủ trì.
Hải Anh
Theo Zing News
Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang 'tự cô lập mình' trên Biển Đông
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định Trung Quốc đang tự cô lập mình với các nước khác trên khu vực Biển Đông.
Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Thanh Niên, mới đây người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định chính Trung Quốc tự cô lập mình với các nước. Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đang diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết Washington không tìm kiếm hay muốn gây ra xung đột với Bắc Kinh ở Biển Đông mà chính Trung Quốc tự cô lập mình bằng những hành động đơn phương ở đây.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định Trung Quốc đang tự cô lập mình trong bối cảnh tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh Reuters
"Tôi không nằm trong nhóm người tin rằng xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Chắc chắn đó không phải là điều chúng ta đang mong đợi và tôi không nghĩ nó sẽ xảy ra", Bộ trưởng Carter nói tại WEF ngày 23/1 (giờ Việt Nam), theo Reuters.
Theo lời ông Carter, thời gian qua Bắc Kinh đã cải tạo và xây dựng đảo nhân tạo phi pháp cùng các công trình quân sự trên các bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Mới đây, Bắc Kinh đã thử nghiệm đường băng ở đá Chữ Thập và tăng tốc xây dựng 2 đường băng tương tự trên đảo nhân tạo phi pháp khác, phục vụ cho mục đích quân sự hóa Biển Đông.
Rõ ràng là, Bắc Kinh đang ngày càng lộ rõ tham vọng muốn độc chiếm toàn bộ Biển Đông bất chấp sự phản đối của các nước trong và ngoài khu vực. Trước tình hình này, trong diễn đàn kinh tế có chủ đề về An ninh thế giới, ông Carter cho rằng chính những hành động "tự cô lập mình" này của Trung Quốc khiến nhiều nước trong vùng phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ Washington. Đồng thời, ông Carter khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hành động theo cách của mình trong khuôn khổ luật pháp quốc tế , đó là tự do bay, đưa tàu chiến vào hoạt động trong vùng Biển Đông, theo PTI.
Trung Quốc đang tăng tốc các hoạt động gây hấn trên Biển Đông bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế. Ảnh Reuters
Theo nhận định của giới quan sát quốc tế, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đưa ra phát biểu này nhằm giải thích cho sự hiện diện của Washington ở Biển Đông và để đáp trả lại việc Trung Quốc luôn cáo buộc chính Mỹ đã khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng, phức tạp khi can thiệp vào khu vực này.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo VnExpress, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hôm qua 22/1 khẳng định Tokyo sẽ tăng cường nỗ lực nhằm đảm bảo thượng tôn pháp luật trên "những vùng biển mở và ổn định". "Nhiều quốc gia đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những hành động đơn phương làm thay đổi hiện trạng và leo thang căng thẳng", Kyodo dẫn lời ông Kishida phát biểu về chính sách đối ngoại trước quốc hội.
Theo đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã đề cập đến hoạt động cải tạo đất quy mô lớn với tốc độ cao và xây dựng phi pháp các cơ sở của Trung Quốc ở Biển Đông. "Chúng ta không thể chấp nhận những hành động như vậy là sự đã rồi", Ngoại trưởng Kishida nói. "Tình hình an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng nghiêm trọng. Trong thời gian qua, an ninh hàng hải là vấn đề quan trọng", ông Kishida cho biết thêm.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố không chấp nhận việc Trung Quốc đưa Biển Đông vào thế &'sự đã rồi'. Ảnh AP
Song song với những diễn biến của tình hình Biển Đông, ông Kishida cũng khẳng định Nhật Bản sẽ phản ứng bằng cách "phù hợp và bình tĩnh" nếu tàu Trung Quốc đi vào gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, khu vực hai nước đang có tranh chấp. Theo Ngoại trưởng Kishida, quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc là "một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất" và "về tổng thể đang được cải thiện".
Nguyễn Yên (T/h)
Theo VietQ
Cuộc họp trù bị Hội nghị Ngoại trưởng Nhật Bản Hàn Quốc Cuộc họp cấp làm việc Hàn - Nhật lần thứ 12 đã kết thúc vào 27/12 để chuẩn bị cho cuộc họp cấp Ngoại trưởng giữa hai nước vào hôm nay (28/12). Bức tượng đồng biểu tượng cho "phụ nữ mua vui" đặt trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul. (Ảnh: japantimes.co.jp) Tại cuộc họp kéo dài 2 tiếng, các quan chức...