G7 lên án hoạt động bồi đắp ở Biển Đông
Nhóm Các nước Công nghiệp Phát triển G7 lần đầu thông qua một tuyên bố chung về an ninh hàng hải, trong đó lên án hoạt động cải tạo đất gây gia tăng căng thẳng trên Biển Đông.
Các Ngoại trưởng G7 trong cuộc họp tại Lubeck, Đức, hôm qua. Ảnh: Reuters
Theo Japan News, “Tuyên bố về An ninh Hàng hải” được thông qua sau cuộc họp của các Ngoại trưởng G7 tại thành phố phía bắc nước Đức Lubeck hôm qua. An ninh hàng hải đã lần đầu tiên trở thành chủ đề chính trong cuộc họp thường niên dài hai ngày, kể từ khi diễn đàn này thành lập vào cuối những năm 1970.
Trong tuyên bố trên, G7 cho hay sẽ tiếp tục theo dõi tình hình trên Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông. Các quan chức bày tỏ quan ngại về các hành động đơn phương, như cải tạo đất quy mô lớn, nhằm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng ở các vùng biển này.
“Chúng tôi phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực nào nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền hoặc hàng hải thông qua việc đe dọa, ép buộc hay sử dụng vũ lực”, tuyên bố có đoạn.
Tuyên bố không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc nhưng việc nhắc đến các hành động trên Biển Đông và Biển Hoa Đông cho thấy thông điệp này rõ ràng đang nhắm đến Bắc Kinh.
Video đang HOT
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho hay nước này, thành viên châu Á duy nhất trong nhóm, đã nỗ lực để thuyết phục G7 biên soạn ra một tài liệu dài 6 trang tập trung vào vấn đề an ninh hàng hải.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, người chủ trì cuộc họp, cho hay “Nhật Bản, với vai trò là chủ nhà của các cuộc gặp G7 năm sau, có mối quan tâm lớn đến việc đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự trong những năm tới”.
Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Bắc Kinh thường xuyên điều tàu đến vùng biển quanh quần đảo do Tokyo kiểm soát, gây lo ngại về nguy cơ xung đột giữa hai bên.
Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích của Biển Đông và đang đẩy nhanh kế hoạch biến các bãi đá tại đây thành đảo nhân tạo, bất chấp sự phản đối quyết liệt của các nước liên quan và quốc tế.
Trong hội nghị thượng đỉnh ở Đức tháng 6 tới, an ninh hàng hải cũng dự kiến là chủ đề thảo luận của các lãnh đạo G-7.
Anh Ngọc
Theo VNE
Tổng thống Putin bị Thủ tướng Israel chất vấn
Liên quan đến việc Nga dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu hệ thống S300PMU1 cho Iran, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vừa có cuộc chất vấn Tổng thống Putin qua điện thoại.
Theo Sputnik, cuộc điện đàm giữa ông Benjamin Netanyahu và Tổng thống Nga diễn ra hôm 14/4. Nguồn tin dẫn lời phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết trong cuộc điện đàm do phía Israel chủ động đề xuất này, Thủ tướng Israel đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Nga dỡ bỏ lệnh cấm bán cho Iran hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1.
Đáp lại mối quan ngại của Israel, Tổng thống Nga đã trấn an ông Netanyahu rằng hệ thống S-300PMU1 chỉ là hệ thống phòng thủ và không đe dọa an ninh của Israel hay bất kỳ nước nào khác ở khu vực Trung Đông.
Tổng thống Nga Putin (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng cho biết, lệnh cấm bàn giao S-300PMU1 cho Iran đã không còn hiệu lực do những tiến triển trong cuộc đàm phán hạt nhân với Iran tại Laussane vào 2/4.
"Chúng tôi rằng lệnh cấm vận, vốn được Moscow đưa ra một cách đơn phương và tự nguyện, là không còn cần thiết vào thời điểm hiện tại. Trong khi đó, một hệ thống tên lửa phòng không cho Iran vào lúc này là vô cùng cần thiết do căng thẳng đang leo thang ở một vài nước láng giềng của họ như Yemen", Ngoại trưởng Lavrov cho hay.
Ông Lavrov nói thêm rằng, S-300PMU1 là một hệ thống phòng thủ tên lửa với các tính năng thuần tuý phòng thủ, nó không được thiết kế để tấn công và sẽ không thể đe doạ tới an ninh của bất kì nước nào, bao gồm cả Israel.
Tuy nhiên, những câu trả lời từ phía Nga vẫn chưa khiến cho Israel và Mỹ yên tâm. Israel cũng đã lên án quyết định trên của Nga, đồng thời cho rằng động thái này là một bằng chứng cho thấy Tehran đã tìm thấy được "sự chính danh" sau các cuộc đàm phán hạt nhân.
Bộ trưởng Tình báo Israel Yuval Steinitz nhấn mạnh: "Đây là hệ quả trực tiếp của sự chính danh mà Iran được hưởng từ thỏa thuận hạt nhân sắp hình thành, và là bằng chứng cho thấy tăng trưởng kinh tế của Iran nhờ việc dỡ bỏ cấm vận sẽ được tận dụng để vũ trang cho chính nước này, chứ không phải là đem lại sự thịnh vượng cho người dân Iran".
Trong khi đó, Reuters cho biết Lầu Năm Góc và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ quan ngại với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov liên quan tới quyết định của Moscow dỡ bỏ lệnh cấm chuyển giao hệ thống phòng không tiên tiến S-300PMU1 cho Iran.
Phát biểu tại buổi họp báo, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho rằng quyết định của Nga nhằm khởi động thỏa thuận đổi dầu lấy lương thực cũng gây nên những mối quan ngại về lệnh trừng phạt.
Theo_Báo Đất Việt
Philippines tố Trung Quốc hủy hoại cân bằng sinh thái Biển Đông Philippines cáo buộc Trung Quốc đang phá hoại môi trường Biển Đông trên diện rộng bằng việc bồi đắp đảo nhân tạo ở các rạn san hô. Hình ảnh vệ tinh được Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế tại Mỹ công bố cho thấy tàu Trung Quốc đang nạo vét cát ở đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa...