G7, EU gia tăng áp lực đối với Trung Quốc
Reuters ngày 13.5 dẫn lời một quan chức Mỹ cho hay lãnh đạo các nước G7 sẽ thảo luận về mối quan ngại đối với “sự cưỡng ép kinh tế” của Trung Quốc trong giao dịch với nước ngoài.
Dự kiến vấn đề này sẽ nằm trong thông cáo chung đưa ra sau cuộc họp thượng đỉnh G7 từ ngày 19 – 21.5 ở TP.Hiroshima (Nhật Bản). G7 gồm Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Ý.
Lãnh đạo ngành tài chính các nước G7. ẢNH AFP
Theo quan chức trên, thông cáo dự kiến bao gồm “một phần cụ thể về Trung Quốc” với danh sách các quan ngại bao gồm “sự cưỡng ép kinh tế và hành vi khác”. Ngoài ra, dự kiến G7 còn ra thông cáo đề cập các công cụ nhằm đối phó “mọi nỗ lực cưỡng ép kinh tế từ bất cứ quốc gia nào chịu trách nhiệm”.
Cùng ngày 13.5, lãnh đạo ngành tài chính các nước G7 kết thúc cuộc họp 3 ngày tại Nhật, cảnh báo về tình trạng khó lường gia tăng của nền kinh tế toàn cầu. Theo Reuters, Trung Quốc luôn được G7 cân nhắc, trong đó Nhật dẫn đầu nỗ lực đa dạng chuỗi cung ứng và giảm lệ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Bình luận về động thái dự kiến của G7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói rằng “nếu có nước nào nên bị chỉ trích về cưỡng ép kinh tế thì đó là Mỹ” và “Trung Quốc là nạn nhân”. Trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7, Bộ Quốc phòng Nhật hôm 11.5 công bố một bản đồ cho thấy Trung Quốc điều 4 tàu chiến hoạt động quanh Nhật trong 12 ngày, theo CNN.
Trong một diễn biến khác, ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) ngày 13.5 đồng ý về nhu cầu “điều chỉnh lại” quan điểm đối với Trung Quốc, giảm sự lệ thuộc và thúc đẩy Bắc Kinh có quan điểm cứng rắn hơn đối với chiến dịch của Nga ở Ukraine.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc sang Philippines bàn về Biển Đông
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông sẽ có chuyến công tác tại Philippines từ ngày 22-24.3 để bàn bạc về vấn đề Biển Đông.
Trong cuộc họp báo ngày 20.3, phát ngôn viên Uông Văn Bân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Thứ trưởng Tôn Vệ Đông sẽ đến Philippines để gặp người đồng cấp, bà Theresa Lazaro. Hai vị quan chức sẽ đồng chủ trì hội nghị tham vấn ngoại giao Trung Quốc - Philippines và hội nghị tham vấn song phương về Biển Đông. Đây sẽ là cuộc gặp hội nghị đầu tiên từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra.
Ngư dân Philippines di chuyển gần một tàu hải cảnh Trung Quốc tại Biển Đông hồi tháng 12.2022. Ảnh AFP
Ông Uông cho biết hai bên sẽ so sánh những lưu ý về việc thi hành các nhận thức chung mà nguyên thủ hai nước đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr hồi tháng 1, và về việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên, theo thông báo trên website Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Bên cạnh đó, hai bên sẽ trao đổi sâu sắc về việc xử lý một cách thích hợp những tranh chấp trên biển và thúc đẩy hợp tác biển thực tiễn, trao đổi quan điểm về những vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
"Chúng tôi hy vọng và tin rằng chuyến thăm này sẽ tăng cường nhận thức và sự tin cậy chung, tạo điều kiện cho việc liên lạc, phối hợp chặt chẽ hơn, thúc đẩy nỗ lực chung để hiện thực hóa việc phát triển mối quan hệ song phương một cách tốt đẹp và bền vững", ông Uông nói.
Trung Quốc cảnh báo Philippines không "rước sói vào nhà" khi củng cố quan hệ quân sự với Mỹ
Hồi tháng 1, Tổng thống Marcos Jr đã gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh và cam kết sẽ dịch chuyển quỹ đạo mối quan hệ hai nước lên tầm cao hơn. Các nhà lãnh đạo nhất trí thiết lập những kênh liên lạc trực tiếp để xử lý căng thẳng tại Biển Đông.
Sau đó, ông Marcos Jr phát biểu trước Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Thụy Sĩ rằng ông cam kết gìn giữ hòa bình nhưng vấn đề Biển Đông luôn gây cảm giác bất an.
Hồi tháng trước, Philippines tố cáo tàu hải cảnh Trung Quốc chiếu laser vào một tàu tuần duyên Philippines tại Biển Đông. Vụ việc khiến chính quyền Manila triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối.
Chính quyền Tổng thống Marcos Jr cũng được cho là đã có những động thái khôi phục mối quan hệ gần hơn với Mỹ so với chính quyền tiền nhiệm của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte.
Hồi tháng 2, Philippines mở rộng thỏa thuận phòng thủ với Mỹ, cho phép binh sĩ Mỹ tiếp cận thêm các căn cứ tại Philippines. Tháng 4, Philippines và Mỹ cũng sẽ tổ chức cuộc tập trận chung có quy mô lớn nhất với hơn 17.000 quân nhân tham gia và bao gồm nội dung bắn đạn thật tại Biển Đông lần đầu tiên, theo tờ South China Morning Post.
Trung Quốc tố binh sĩ Ấn Độ vượt ranh giới trái phép Trong phản ứng mới nhất sau tuyên bố của Ấn Độ về vụ ẩu đả gây thương tích với binh lính Trung Quốc, chiều tối 13/12, quân đội Trung Quốc đã tố binh sĩ Ấn Độ vượt qua Đường Kiểm soát Thực tế, trong khi Bộ Ngoại giao nước này khẳng định tình hình biên giới giữa hai bên vẫn ổn định. Trong...