G7 cứng rắn, đẩy Nga – Trung thêm khăng khít
Moskva và Bắc Kinh được cho là sẽ nỗ lực tăng cường quan hệ đồng minh, bất kể kết quả hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Nga sắp tới ra sao.
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến nêu ra hàng loạt vấn đề gây tranh cãi với người đồng cấp Nga Vladimir Putin khi hai người gặp mặt tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 16/6 nhằm thảo luận về mối quan hệ đang xấu đi giữa Điện Kremlin và phương Tây.
Trung Quốc và Nga, trong khi đó, không có “lựa chọn nào khác” ngoài xích lại gần nhau hơn nữa, đặc biệt là sau khi các lãnh đạo G7 và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) mới đây cho thấy lập trường cứng rắn chưa từng có của họ về vấn đề Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva hồi tháng 6/2019. Ảnh: AP.
NATO hôm 14/6 nói Trung Quốc tạo ra “các thách thức mang tính hệ thống” đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và rằng những hành động của Nga gây “đe dọa” tới an ninh châu Âu – Đại Tây Dương.
Trước cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ, ông chủ Điện Kremlin trong một cuộc phỏng vấn với kênh NBC News phát sóng ngày 12/6 tuyên bố quan hệ Nga – Mỹ đã “xói mòn đến mức thấp nhất trong những năm gần đây”.
Tổng thống Biden trong khi đó nhấn mạnh Mỹ muốn một mối quan hệ ổn định và dễ đoán với Nga, đồng thời “không tìm kiếm xung đột”. Tuy nhiên, Washington sẽ “đáp trả một cách mạnh mẽ và thích đáng” nếu Moskva thực hiện những động thái gây hại.
Putin cũng nói rằng đang có những nỗ lực nhằm phá hoại quan hệ Nga – Trung song mối liên kết giữa hai nước hiện tại chặt chẽ “chưa từng thấy”.
Giới chuyên gia dự đoán tại cuộc gặp với người đồng cấp Nga, Tổng thống Biden sẽ nêu ra các vấn đề như tấn công mạng, căng thẳng ở Ukraine hay kiểm soát vũ khí, nhưng chúng khó lòng đạt được nhiều tiến bộ.
Shi Yinhong, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho rằng những tuyên bố của NATO và G7 tuần qua đã “đổ thêm dầu” và ngọn lửa đối địch Mỹ – Nga và hội nghị thượng đỉnh ở Geneva sẽ không thể thay đổi điều này.
“Biden muốn tái khẳng định quan điểm cứng rắn của Mỹ khi ông ấy tới Geneva”, Shi nhận xét, thêm rằng kiểm soát vũ khí sẽ là vấn đề trọng tâm sau khi hai bên hồi tháng một đã đồng ý gia hạn hiệp ước START mới về hạn chế vũ khí hạt nhân.
Theo Shi, căng thẳng với phương Tây có khả năng dẫn đến một liên minh mạnh mẽ hơn giữa Nga và Trung Quốc. “Trong bối cảnh hiện tại, Trung Quốc và Nga không còn lựa chọn nào khác ngoài tăng cường hợp tác chiến lược, quân sự và ngoại giao, ông nói.
Trong tuyên bố hôm 13/6, G7 kêu gọi Nga điều tra việc sử dụng vũ khí hóa học và xử lý những kẻ đứng sau các cuộc tấn công trên không gian mạng. G7 cũng kêu gọi một cuộc điều tra mới về nguồn gốc Covid-19, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn trọng nhân quyền cùng các quyền tự do của người dân Tân Cương, Hong Kong.
Lu Xiang, chuyên gia về quan hệ với Mỹ tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận định Washington có thể cố gắng xoa dịu căng thẳng bằng cách đưa ra những nhượng bộ nhất định đối với đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 của Nga đến Đức. Đây là dự án mà Mỹ lâu nay vẫn phản đối kịch liệt.
“Biden sẽ thăm dò Putin và cố gắng trao đổi với Putin trong nỗ lực nhằm chia rẽ quan hệ Trung – Nga”, Lu đánh giá. Nhưng ông thêm rằng Moskva vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh bởi nó ảnh hưởng đáng kể đến an ninh của Nga.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin hồi tháng 5 đã thống nhất tăng cường hợp tác song phương trong một buổi lễ trực tuyến khởi động xây dựng 4 lò phản ứng mới trong một dự án hạt nhân chung giữa Nga và Trung Quốc. Các quan chức hai nước cũng cho biết họ sẽ cùng thảo luận về việc xử lý những vấn đề liên quan đến Mỹ.
Tuy nhiên, Artyom Lukin, phó giáo sư tại Đại học Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok, cho hay các tuyên bố từ G7 và NATO khó giúp Moskva và Bắc Kinh xích lại gần hơn nữa bởi họ đã “đủ gần”. Mặt khác, Trung Quốc còn đang chờ xem liệu sau những lời lên án sẽ có hành động nào từ phương Tây hay không.
“Nếu có, điều đó sẽ khuyến khích Bắc Kinh đề nghị Nga hợp tác chặt chẽ hơn. Nhưng vẫn phải chờ xem Nga đáp lại lời đề nghị như vậy thế nào”, Lukin bình luận. “Nếu phương Tây có các bước đi thực chất nhằm cải thiện quan hệ với Nga, Moskva có lẽ sẽ trở nên dè dặt hơn trong việc tăng cường quan hệ chiến lược với Bắc Kinh”.
Theo Lukin, hội nghị thượng đỉnh ở Geneva sẽ không thể giải quyết căng thẳng giữa Nga và Mỹ nhưng nó có thể hữu ích trong việc giảm nhẹ thế thù địch giữa hai quốc gia mà quan hệ “đang ở mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1980 đến nay”.
“Ví dụ, họ có thể đồng ý chấm dứt một cuộc chiến ngoại giao mà những năm gần đây đã chứng kiến các nhà ngoại giao Mỹ và Nga bị trục xuất, các cơ quan lãnh sự bị đóng cửa và việc cấp thị thực bị đình chỉ”, ông nói. “Nếu ở Geneva họ giải quyết được những vấn đề nhỏ, điều đó là dấu hiệu cho thấy họ hoàn toàn đủ khả năng giải quyết các vấn đề lớn hơn trong tương lai”.
Tiêm kích Nhật giám sát oanh tạc cơ Nga, Trung
Nhật điều tiêm kích F-15 giám sát oanh tạc cơ Tu-95MS Nga và H-6K Trung Quốc tuần tra chung trên vùng biển gần không phận.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 22/12 thông báo biên đội oanh tạc cơ chiến lược Tu-95MS và tiêm kích Su-35S đã tuần tra chung với 4 máy bay H-6K Trung Quốc suốt 10 tiếng trên không phận quốc tế ở biển Hoa Đông và biển Nhật Bản. Đây là lần thứ hai oanh tạc cơ Nga và Trung Quốc tuần tra chung từ tháng 7/2019 tới nay.
Chuyến tuần tra chung của oanh tạc cơ Nga, Trung Quốc hôm 22/12. Video: Bộ Quốc phòng Nga .
"Máy bay hai nước đều tuân thủ chặt chẽ luật pháp quốc tế. Hành động xâm phạm không phận nước khác đều không được chấp thuận. Cuộc diễn tập không nhằm vào một quốc gia nào, mà chỉ củng cố quan hệ đối tác Nga - Trung và mở rộng khả năng hiệp đồng giữa quân đội hai nước", thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga có đoạn viết.
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã triển khai tiêm kích hạng nặng F-15 bám sát biên đội máy bay Nga và Trung Quốc, sau đó công bố ảnh chụp các phi cơ và đường bay của chúng. Máy bay các bên đều hành động chuyên nghiệp, không có hành động gây mất an toàn trên không.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm 22/12 cũng điều động tiêm kích giám sát sau khi 19 máy bay Nga và Trung Quốc tiến vào vùng nhận diện phòng không của nước này.
Đường bay của oanh tạc cơ Nga, Trung Quốc hôm 22/12. Đồ họa: Bộ Quốc phòng Nhật Bản .
Nga chỉ trích các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ Ngày 22/12, Nga đã chỉ trích các biện pháp trừng phạt mới của chính quyền Mỹ, coi đây là hành động "khiêu khích" mới. Người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov tại một cuộc họp ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN Cụ thể, Điện Kremlin cho biết các biện pháp trừng phạt mới sẽ tiếp tục làm tổn hại tới mối quan...