G7 có thể tìm lại vai trò đầu tàu?
Nối lại hoạt động kinh tế một cách an toàn và sớm tái lập nhịp độ tăng trưởng là cam kết chủ chốt của lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) sau cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến diễn ra rạng ngày 17/4 (giờ Việt Nam).
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) tại cuộc họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo G7, ngày 16/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN.
Ngoài ra, G7 nhất trí duy trì cam kết triển khai mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo một phản ứng toàn cầu mạnh mẽ và có tính phối hợp đối với cuộc khủng hoảng y tế hiện nay, cũng như thảm họa liên quan đến kinh tế và nhân đạo, nhằm mục tiêu phục hồi bền vững.
Đây là hội nghị tthượng đỉnh trực tuyến thứ hai của các nhà lãnh đạo G7 kể từ khi bùng phát dịch, sau một cuộc họp tương tự cách đây một tháng. Nếu như cuộc họp ngày 14/3 tập trung vào phối hợp để phát triển các loại thuốc điều trị dịch bệnh COVID-19, thì tại cuộc họp tháng Tư, các nhà lãnh đạo G7 đã thảo luận cách thức chấm dứt tình trạng “tê liệt” kinh tế hiện nay, cụ thể là nối lại các hoạt động kinh tế của nước mình sau đại dịch và đảm bảo “các chuỗi cung ứng đáng tin cậy” trong tương lai cùng với các hệ thống y tế vững mạnh hơn.
Có thể nói rằng cuộc khủng hoảng mà G7 đang đương đầu thực sự nghiêm trọng. Trong nhóm 6 nước đứng đầu danh sách chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của virus SARS-CoV-2 thì có 5 nước là thành viên G-7, gồm Mỹ, Italy, Pháp, Đức, Anh, tất cả đều có số ca nhiễm hơn 100.000 người. Trong đó, nền kinh tế đầu tàu Mỹ vượt xa các nước kể cả về số người nhiễm (hơn 678.000) và số ca tử vong (hơn 34.600) tính đến chiều 17/4. Cũng tính tới thời điểm này, khi dịch COVID-19 đã lan tới 210 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 2.193.600 ca nhiễm và hơn 147.300 ca tử vong, thì 7 thành viên G7 (5 quốc gia kể trên cùng Canada và Nhật Bản) đã chiếm gần 59% tổng số ca nhiễm và gần 64% số ca tử vong..
Bản thân G7 cũng phải thừa nhận dịch COVID-19 là “một thảm họa nhân loại và khủng hoảng y tế toàn cầu, gây ra rủi ro lớn cho nền kinh tế thế giới”. Trước thềm cuộc họp, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã cảnh báo nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với một cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930, với khả năng giảm 3% trong năm 2020, trong đó các nền kinh tế phát triển sẽ ghi nhận mức giảm mạnh nhất, tới 6,1%.
Video đang HOT
Theo IMF, Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sẽ giảm tới 7,5% trong năm nay và châu Âu là khu vực được dự đoán có hoạt động kinh tế giảm sút lớn nhất so với các khu vực khác trên thế giới. Với nền kinh tế Anh, mức giảm trong năm nay được dự báo là 6,5%. Nền kinh tế Nhật Bản cũng dự kiến sẽ giảm 5,2% trong cuộc suy thoái tồi tệ nhất của nước này kể từ năm 2009, còn mức giảm của Canada là 6,2%.
Với Mỹ, tâm điểm hiện nay của đại dịch, IMF cảnh báo nước này sẽ chứng kiến nền kinh tế quốc gia giảm 5,9% trong năm 2020, mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1946. Chính Mỹ ngày 16/4 cũng công bố đã mất tổng cộng 22 triệu việc làm kể từ giữa tháng Ba, do các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh khiến các công ty, cửa hiệu, nhà hàng phải đóng cửa. Con số mới này đã nâng tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ lên 8,2%. Chính phủ Mỹ cũng công bố số liệu cho thấy doanh số bán lẻ sụt giảm kỷ lục và sản lượng của các nhà máy ở mức thấp nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Ở các nước G7 khác, vấn đề thất nghiệp do”đóng cửa” các hoạt động kinh doanh vì đại dịch cũng ngày càng trở thành thách thức. Đơn cử như Canada, tỷ lệ thất nghiệp dự kiến tăng vọt lên 25% so với mức 6% trước khi cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này xảy ra.
Đối mặt với cuộc “khủng hoảng kép” cả y tế cộng đồng lẫn kinh tế, lãnh đạo G7 đã nhất trí phối hợp hành động, bao gồm cả đối phó với đại dịch và phục hồi kinh tế hậu COVID-19, trong đó có việc thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ việc làm và nền kinh tế khỏi tác động tiêu cực của dịch bệnh, triển khai các biện pháp tài chính và tiền tệ cần thiết để phục hồi lòng tin và tăng trưởng kinh tế nhằm bảo vệ việc làm, doanh nghiệp và khả năng phục hồi của hệ thống tài chính. Các bên cũng cam kết thúc đẩy thương mại toàn cầu và đầu tư nhằm tăng cường sự thịnh vượng.
Tuy nhiên, ngoài những cam kết đạt được thì dường như G7 không đưa ra được kế hoạch chi tiết nào để hiện thực hóa cam kết. Trên thực tế thì hội nghị G7 chưa đưa ra được một chiến lược kích thích kinh tế có sự phối hợp chí ít là giữa các nước G7 với nhau, chứ chưa nói là toàn cầu. Cũng phải nhắc lại rằng G7 vốn đã lục đục chia rẽ ngay từ trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, phần nào bắt nguồn từ chính sách bảo hộ kinh tế với các biện pháp áp thuế mạnh mẽ của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm vào các đồng minh G7, và virus SARS-Co-2 có vẻ chỉ làm nổi hơn những bất đồng chưa thể hóa giải.
Tranh cãi giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu liên quan tới một số biện pháp hạn chế nhập cảnh của Mỹ đối với người dân châu Âu, hay căng thẳng giữa hai láng giềng Mỹ và Canada do việc đóng cửa biên giới vì đại dịch, phần nào làm xói mòn khả năng hợp tác trong nội bộ G7. Cách tiếp cận khác biệt giữa Mỹ với phần còn lại của G7 trong vấn đề đóng góp cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng được bộc lộ qua hội nghị thượng đỉnh này.
Bên cạnh đó, cộng đồng quốc tế cũng đang đợi G7 công bố chính thức vấn đề giãn nợ cho các nước nghèo. Trước hội nghị thượng đỉnh trên, các bộ trưởng Tài chính G7 cũng tuyên bố, nhóm này ủng hộ việc cho các nước nghèo nhất thế giới, vốn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn nhất trong ứng phó với dịch COVID-19, tạm ngừng trả nợ, song kèm theo điều kiện là Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) mà tất cả 7 nước G7 cùng là thành viên, cũng nhất trí.
Với việc G20 trong cuộc họp trực tuyến trước hội nghị thượng đỉnh G7 đã nhất trí cho 77 nước nghèo nhất thế giới giãn nợ, áp lực có vẻ quay trở lại G7. Tại cuộc họp trực tuyến G20 trước đó, nhóm ngoài G7 còn có các nền kinh tế đang phát triển hàng đầu như Trung Quốc, Nga, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Brazil, Saudi Arabia này cũng đã nhất trí chi hơn 7.000 tỷ USD nhằm bảo vệ thị trường lao động, các doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh thế giới đang phải đối phó với dịch bệnh.
Quy mô của cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng này đang tạo ra những thách thức chưa từng có đối với nền kinh tế toàn cầu. Một giải pháp toàn cầu, với sự đi đầu của các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, là rất cần thiết để đánh bại đại dịch và nối lại hoạt động của các nền kinh tế. Trên phương diện đó, có thể coi cuộc khủng hoảng này là “cơ hội” để G7 tìm lại vai trò đầu tàu dẫn dắt và sức mạnh ngoại giao vốn đã sa sút trong vài năm nay. Nghĩa là G7 sẽ phải biến cam kết trong cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến lần này thành hành động.
HÀ – DƯƠNG
Thủ tướng Sanchez: Tây Ban Nha đã đến đỉnh dịch
"Chúng ta đã đến đỉnh dịch và bây giờ bắt đầu xu hướng giảm", Thủ tướng Sanchez tuyên bố trước Quốc hội.
Tây Ban Nha sẽ sớm nới lỏng biện pháp phong tỏa đang được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) ở nước này. Thủ tướng Tây Ban Nha thông báo hôm nay (9/4) khi ông yêu cầu Quốc hội phê chuẩn đề nghị kéo dài tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc đến ngày 26/4.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. Ảnh: CNN.
"Chúng ta đã đến đỉnh dịch và bây giờ bắt đầu xu hướng giảm", Thủ tướng Sanchez tuyên bố trước Quốc hội gần như vắng ngắt vì hầu hết các nghị sỹ đang làm việc tại nhà. Tuy nhiên ông cảnh báo rằng, việc quay trở lại cuộc sống bình thường sẽ phải bắt đầu từ từ, phù hợp với mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng y tế hiện nay.
"Chúng ta đang đối mặt với mối đe dọa về y tế nghiêm trọng nhất hành tinh, kể từ dịch cúm năm 1918", ông Sanchez cho biết, đồng thời nhấn mạnh, việc nối lại hoạt động bình thường sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn.
Nhà lãnh đạo Tây Ban Nha cũng kêu gọi các nghị sỹ đoàn kết và ủng hộ một phản ứng thống nhất của châu Âu đối với cuộc khủng khoảng. "Liên minh châu Âu sẽ gặp nguy hiểm nếu không có sự đoàn kết chống lại virus".
Thủ tướng Sanchez cũng nói với các nghị sỹ phe đối lập rằng chính phủ của ông đang thực hiện kế hoạch để đưa đất nước trở về trạng thái bình thường, song cảnh báo rằng "Chúng tôi thậm chí không biết chúng ta sẽ trở lại mức độ bình thường nào".
Tây Ban Nha là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai trên thế giới bởi đại dịch Covid-19, sau Mỹ. Đến thời điểm hiện tại, nước này đã ghi nhận gần 150.000 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 14.792 ca tử vong./.
Hồng Anh
Miền Nam Italy vừa chống dịch Covid-19, vừa chống mafia Giới chức miền Nam Italy lo ngại các băng đảng mafia bất hảo sẽ lợi dụng cuộc khủng hoảng y tế trong khu vực để kích hoạt bất ổn, bạo loạn. Cuối tuần trước, cảnh sát Italy được triển khai tới các con phố ở Palermo, thành phố miền Nam nước này, khi có thông tin các băng đảng đang sử dụng truyền...