G7 chia sẻ 1 tỷ liều vắc xin, WHO nói chưa đủ để thế giới thoát đại dịch
G7 tuyên bố chia sẻ 1 tỷ liều vắc xin Covid-19 cho các nước đang phát triển để giúp thế giới vượt qua đại dịch Covid-19, nhưng WHO và IMF đều cho rằng con số này quá ít để đẩy lùi đại dịch.
Lãnh đạo các nước G7 cam kết chia sẻ với các nước đang phát triển 1 tỷ liều vắc xin nhằm chấm dứt đại dịch Covid-19 vào năm sau (Ảnh: Reuters).
Kết thúc hội nghị thượng đỉnh G7 ngày 13/6, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết, các nước G7 nhất trí sẽ chia sẻ 1 tỷ liều vắc xin cho các nước đang phát triển thông qua chương trình COVAX của Liên Hợp Quốc và cả cơ chế hỗ trợ trực tiếp các nước.
Thông cáo chung của lãnh đạo G7 cho biết, G7 cam kết “chấm dứt đại dịch và chuẩn bị cho tương lai thông qua việc tăng cường nỗ lực quốc tế ngay lập tức nhằm thực hiện chương trình tiêm chủng toàn cầu với các vắc xin an toàn cho càng nhiều càng tốt, càng nhanh càng tốt”. “Chúng tôi sẽ phối hợp với khu vực tư nhân, G20 và các nước khác để tăng nguồn đóng góp này trong các tháng tới”, thông cáo nêu rõ.
Mục tiêu của G7 là có thể giúp thế giới đẩy lùi đại dịch vào năm tới. Ngoài ra, nhóm cũng cam kết thiết lập các hệ thống nhằm ngăn chặn và đối phó các đại dịch trong tương lai.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo rằng, số vắc xin này quá ít để có thể đưa thế giới vượt qua đại dịch. Theo ông Tedros, để chấm dứt đại dịch cần đạt được mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 70% dân số thế giới vào năm tới. “Để làm được điều đó, chúng ta cần 11 tỷ liều vắc xin”.
Mục tiêu mà ông Tedros đưa ra là 30% dân số các nước được tiêm chủng trước cuối năm 2021, điều này đòi hỏi phải có thêm 100 triệu liều vào tháng 6 và tháng 7, và 250 triệu liều vào tháng 9.
Người đứng đầu WHO nhấn mạnh, các nước cần tạm thời xóa bỏ bản quyền sản xuất vắc xin Covid-19 để tăng nguồn cung vắc xin cho thế giới – một sáng kiến nhận được sự ủng hộ của Mỹ nhưng vấp phải sự phản đối của nhiều nước châu Âu. Việc bỏ bản quyền vắc xin là một trong những vấn đề gây tranh cãi, một số nước phản đối cách làm này do lo ngại công ty sản xuất vắc xin sẽ chịu thiệt hại.
Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nói, cam kết chia sẻ vắc xin của G7 là một khởi đầu tích cực, nhưng thế giới cần làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ các nước tiêm chủng toàn dân.
Các chuyên gia kinh tế của IMF gần đây ước tính, chi phí để tiêm chủng cho khoảng 60% dân số thế giới vào giữa năm sau là khoảng 50 tỷ USD. Đổi lại, nếu đạt được mục tiêu đó, kinh tế thế giới có thể tạo ra 9.000 tỷ USD đến năm 2025. Do vậy, việc các nước giàu có giúp tăng nguồn cung vắc xin toàn cầu sẽ là một khoản đầu tư có lợi vào con người.
Lãnh đạo Anh - Pháp căng thẳng vì cuộc tranh luận về chủ đề "xúc xích"
Cuộc tranh luận về chủ đề "xúc xích" giữa Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gây căng thẳng khi London cáo buộc Paris có nhận xét "xúc phạm" về chủ quyền của Anh.
Thủ tướng Anh Boris Johnson (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đối thoại bên lề hội nghị G7 (Ảnh: Reuters).
Truyền thông Anh cho hay, cuộc họp bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 giữa Tổng thống Pháp Macron và Thủ tướng Anh Johnson đã trở nên căng thẳng khi 2 ông tranh luận liên quan tới một điều khoản trong thỏa thuận Brexit khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu EU.
Trong thời gian qua, EU và Anh đã tranh cãi nhau về việc tuân thủ các điều khoản liên quan tới hoạt động thương mại với Bắc Ireland - một vùng lãnh thổ của Anh nằm giáp với thành viên EU là Ireland.
Theo EU, điều khoản này có quy định rằng việc xuất khẩu thịt đông lạnh, gồm xúc xích từ Anh tới Bắc Ireland, cần phải được kiểm tra hải quan theo tiêu chuẩn EU. Đây là điều mà London nhiều lần bày tỏ quan điểm không đồng ý, cáo buộc EU ngăn cản thịt đông lạnh của Anh nhập vào Bắc Ireland.
Trong cuộc gặp cuối tuần qua, khi ông Macron kêu gọi Anh thực hiện đúng thỏa thuận, ông Johnson hỏi ngược lại rằng Pháp sẽ cảm thấy như thế nào nếu xúc xích từ Toulouse bị cấm chuyển lên Paris.
Ông Macron trả lời rằng, việc so sánh như vậy không hợp lý vì "Paris và Toulouse nằm trong cùng một quốc gia". Theo truyền thông Anh, ông Johnson đã không hài lòng với câu trả lời trên và đáp lại rằng: "Bắc Ireland và Anh cũng nằm trong cùng một quốc gia".
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab sau đó đã lên tiếng, cho rằng phát ngôn của phía Pháp ông Macron là "xúc phạm" và "sai lầm" vì có ý nói rằng Bắc Ireland không phải là một phần của Anh.
Điện Elysée xác nhận cuộc tranh luận giữa ông Macron và Johnson khá căng thẳng, nhưng khẳng định rằng Tổng thống Pháp nói "Toulouse và Paris ở cùng một khu vực địa lý, trong khi Bắc Ireland nằm ở một hòn đảo".
Ông Macron sau đó kêu gọi rằng EU và Anh nên dừng việc tốn thời gian về những tranh luận liên quan tới xúc xích: "Điều tôi mong muốn là chúng ta sẽ thi hành những gì mà chúng ta đã ký trong thỏa thuận vài tháng trước".
Ông Macron cũng khẳng định Pháp không bao giờ "đặt câu hỏi về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Anh".
Trong khi đó, ông Johnson đã cảnh báo sẽ kích hoạt biện pháp khẩn cấp liên quan tới Bắc Ireland trong thỏa thuận Brexit nếu EU và Anh không tìm ra giải pháp cho căng thẳng được truyền thông mô tả là "cuộc chiến xúc xích". Giới quan sát bày tỏ quan ngại rằng, động thái trên một khi được kích hoạt có thể châm ngòi chiến tranh thương mại giữa EU và Anh.
Thủ tướng Úc nói sẵn sàng 'ngồi xuống đối thoại' với Trung Quốc giữa lúc quan hệ lao dốc Thủ tướng Úc Scott Morrison ngày 12.6 tuyên bố nước này sẵn sàng ngồi xuống đối thoại với Trung Quốc để giải quyết bất đồng. Quan hệ giữa Úc và Trung Quốc đã xấu đi từ năm 2018 . Ảnh REUTERS Thủ tướng Úc Scott Morrison ngày 12.6 cho biết chính phủ của ông muốn tái khởi động đối thoại với Trung Quốc...