G20 nêu sáng kiến cho công cụ y tế chống dịch Covid-19
Nhóm các nền kinh tế lớn và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 26/4 đã phát động một sáng kiến quốc tế nhằm đẩy mạnh việc tiếp cận các công cụ y tế cần thiết trong cuộc chiến với dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Một cuộc biểu tình của các y, bác sĩ tại New York (Mỹ) kêu gọi Chính phủ hành động quyết liệt hơn để đầy lùi dịch bệnh. (Nguồn: AFP)
Ông Mohammed al-Jadaan, Bộ trưởng tài chính Saudi Arabia, nước đang giữ cương vị Chủ tịch luân phiên G20, cho biết, nhóm vẫn đang hợp tác nhằm huy động nguồn quỹ trị giá khoảng 8 tỷ USD để chống đại dịch Covid-19.
Phát biểu tại buổi lễ phát động sáng kiến “Đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận công cụ chống Covid-19″ (ACT) ông al-Jadaan nêu rõ: “Nhóm G20 sẽ tiếp tục thực thi hợp tác toàn cầu trên mọi mặt trận, và quan trọng nhất là nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về tài chính cho y tế”.
Ông nói thêm rằng “cộng đồng quốc tế vẫn đang đối mặt với tình trạng vô cùng bất ổn đối với thời gian và mức độ của cuộc khủng hoảng y tế này”.
Tối 19/4, các Bộ trưởng Y tế G20 đã họp trực tuyến để thảo luận về tác động của Covid-19 đối với sức khỏe toàn cầu và phối hợp hành động chung tay đẩy lùi đại dịch.
Video đang HOT
Tại cuộc họp trực tuyến qua video lần này, đại diện của cả 5 châu lục gồm châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi và châu Đại dương đã thể hiện quyết tâm cần phải phối hợp hành động, đặc biệt trong việc đẩy nhanh nghiên cứu vaccine, chia sẻ các biện pháp thực hành hiệu quả để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
Cao Ứng
Thế 'lưỡng nan' của Tổng thống Mỹ Donald Trump
Hơn 3 tháng qua, dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã gây ra những tác động khủng khiếp đối với nước Mỹ, không chỉ làm tê liệt nền kinh tế số một thế giới mà còn đánh một dấu mốc "đáng buồn" và "nghiệt ngã" khó có thể quên trong cuộc khủng hoảng y tế lịch sử này.
Tính tới hết ngày 24/4, số bệnh nhân tử vong vì COVID-19 ở Mỹ đã vượt qua 50.000 người, gấp 16 lần so với số người thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố kinh hoàng 11/9. Hơn 900.000 người nhiễm virus SARS-CoV-2, chưa tới 11% trong số đó bình phục. Xét về số ca nhiễm và tử vong, hiện Mỹ không chỉ đứng đầu thế giới, mà còn cao gấp nhiều lần so với các nước đứng kế tiếp, ví dụ số ca tử vong cao gấp đôi so với nước kế tiếp là Italy, còn ca nhiễm cao gấp 4 so với Tây Ban Nha.
Tổng thống Mỹ ký thông qua dự luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và các bệnh viện tại Washington, DC, ngày 24/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thời gian qua, không thể phủ nhận những nỗ lực mạnh mẽ của chính quyền Tổng thống Donald Trump với một loạt các biện pháp được triển khai trên mọi trận nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân Mỹ cũng như giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế đang bên bờ vực rơi vào suy thoái. Cùng với 3 gói hỗ trợ trước đó, các nhà lập pháp Mỹ cũng như chính quyền liên bang ngày 24/4 tiếp tục tung ra gói hỗ trợ thứ tư trị giá 484 tỷ USD nhằm tiếp sức cho các doanh nghiệp nhỏ và các bệnh viện đang phải chịu sức ép lớn của dịch COVID-19, cũng như tăng cường hơn nữa năng lực xét nghiệm, một yếu tố được đánh giá có ý nghĩa quan trọng để mở cửa trở lại nền kinh tế.
Tổng thống Donald Trump cho biết ngay sau khi ký dự luật, ông sẽ bắt đầu thảo luận về dự luật giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 giai đoạn bốn, trong đó sẽ có những khoản trợ giúp nhiều hơn cho các tiểu bang và chính quyền địa phương, cơ sở hạ tầng, ưu đãi thuế và cắt giảm thuế. Mới đây nhất, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh tạm ngừng việc nhập cư vào Mỹ, mà theo ông, đây là biện pháp nhằm bảo vệ việc làm trong nước và đảm bảo rằng những người Mỹ thất nghiệp ở mọi lĩnh vực sẽ là những người đầu tiên có được việc làm khi kinh tế mở cửa lại. Vấn đề thất nghiệp đang là một sức ép to lớn đối với Tổng thống Donald Trump trước thềm cuộc bầu cử tổng thống cuối năm nay, khi chỉ hơn 5 tuần qua, số người Mỹ mất việc làm đã lên tới 26 triệu người, tương đương cứ 6 người dân Mỹ thì 1 người không có việc làm. Đây là mức tăng thất nghiệp lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ kể từ năm 1948.
Bên cạnh đó, với việc viện dẫn Đạo luật Sản xuất quốc phòng, chỉ trong một thời gian ngắn, từ một quốc gia thiếu nghiêm trọng các thiết bị y tế, nước Mỹ nhanh chóng không chỉ cung cấp đủ các trang thiết bị y tế cần thiết như máy trợ thở, tăm bông gạc, các bộ xét nghiệm phục vụ cuộc chiến chống đại dịch trong nước, mà còn hỗ trợ một số quốc gia khác trên thế giới. Các tổ chức khoa học, các công ty y tế đang gấp rút thúc đẩy các nghiên cứu kháng thể, liệu pháp điều trị bằng huyết tương người nhiễm COVID-19 đã khỏi bệnh, hay đang chạy đua với thời gian nhằm điều chế ra vaccine phòng bệnh.
Mặc dù những biện pháp của chính quyền liên bang cũng như các bang của Mỹ đã bắt đầu cho thấy hiệu quả, như Tổng thống Trump tuyên bố rằng cuộc chiến chống dịch COVID-19 ở Mỹ đã có những tiến triển tuyệt vời, với số ca nhiễm mới tại hơn 23 bang đã giảm, hay các "điểm nóng" của dịch tại quốc gia này như New York, Detroit, Seattle Metro, Louisiana, Baltimore đã qua đỉnh dịch. Tuy nhiên, số liệu công bố các ca nhiễm mới cũng như tử vong vì virus SARS-CoV-2 trên toàn nước Mỹ vẫn tăng lên hằng ngày và còn có thể tiếp tục đạt "những mốc kỷ lục mới" trong thời gian tới. Nhiều người không khỏi hoài nghi về khả năng kiểm soát triệt để bệnh dịch tại Mỹ, trong bối cảnh quốc gia này đang phải chịu sức ép lớn để mở cửa trở lại nền kinh tế nhằm phục hồi đất nước và đem lại cho người dân Mỹ cuộc sống bình thường.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 tới bệnh viện Wyckoff ở Brooklyn, New York, Mỹ ngày 6/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Việc đưa ra kế hoạch nhằm phục hồi đất nước sau khi đại dịch chấm dứt sẽ là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với ông chủ Nhà Trắng, bởi COVID-19 đã để lại hậu quả "tàn khốc" trên mọi lĩnh vực đời sống của quốc gia này, từ ngành công nghiệp, nông nghiệp, chế biến cho tới du lịch, giải trí, khách sạn khi các nhà máy, cửa hàng buộc phải đóng cửa trên toàn quốc. Thậm chí, tình hình còn có thể xấu hơn nữa trong vài tháng tới, bởi các doanh nghiệp trên tất cả các khu vực đều cho biết không có triển vọng. Thế nhưng, nhiệm vụ đó sẽ trở nên khó khăn gấp bội khi vừa phải mở cửa trở lại nền kinh tế, Mỹ vẫn phải tiếp tục phải duy trì cuộc chiến nhằm kiểm soát dịch bệnh. Rõ ràng, Tổng thống Trump không thể đưa ra một lựa chọn ưu tiên, hoặc kinh tế hay sức khỏe của người dân, mà phải cân bằng cả hai yếu tố này.
Vấn đề này cũng đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các bang của Mỹ trong việc thực hiện các hướng dẫn liên bang trong "Kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế" do Tổng thống Trump công bố ngày 16/4, theo đó các thống đốc bang sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc thực hiện và tự đưa ra kế hoạch an toàn với sự linh hoạt và nới lỏng dần dần, từng phần, có hệ thống. Theo kế hoạch đó, mỗi bang hoặc một phần của bang sẽ là một mảnh ghép trong "thử thách ghép hình" mở cửa trở lại đất nước.
Vấn đề ở chỗ liệu kế hoạch này có được thực hiện thành công hay không, trong bối cảnh cả chính quyền địa phương và liên bang đang "mắc kẹt" dưới sức ép lớn từ cả hai phía. Trước hết, đó là từ các cuộc biểu tình ngày càng lan rộng tại một loạt bang của Mỹ, kêu gọi dỡ bỏ lệnh đóng cửa các doanh nghiệp và những nơi công cộng càng sớm càng tốt. Nhưng mặt khác, đó là cảnh báo cũng như mối lo ngại ngày càng gia tăng của giới chuyên gia y tế về nguy cơ nới lỏng quá nhanh các biện pháp hạn chế sẽ khiến dịch bệnh bùng phát trở lại vào cuối năm nay và Mỹ có khả năng sẽ phải đối mặt với tình trạng tương tự như hiện nay. Chính vì vậy, mọi quyết định đưa ra phải được cân nhắc hết sức thận trọng nhằm đảm bảo chắc chắn rằng Mỹ sẽ không đánh đổi tất cả những nỗ lực của chính quyền cũng như người dân trong thời gian vừa qua nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh để mở cửa sớm nền kinh tế.
Bên cạnh đó, mặc dù trong các cuộc họp báo hằng ngày, Tổng thống Trump cũng như nhóm chuyên trách phản ứng dịch COVID-19 của Nhà Trắng khẳng định các bang của Mỹ đã có đủ bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 để có thể bắt đầu bước vào giai đoạn đầu tiên của kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế, nhưng hiện vẫn có rất nhiều chuyên gia y tế, các thống đốc bang cũng như các nhà lập pháp kêu gọi tiến hành xét nghiệm nhiều hơn. Thậm chí, theo cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ Tom Frieden, sẽ cần số cuộc xét nghiệm nhiều gấp 3 lần như hiện nay để có thể mở lại nền kinh tế một cách an toàn.
Hầu hết các chuyên gia y tế và nhà khoa học đều nhấn mạnh tới việc cần tăng nhanh khả năng xét nghiệm bởi đây được coi là chìa khóa thành công trong chống dịch và tái lập cuộc sống. Tuy nhiên, Mỹ hiện vẫn chưa đưa ra được một chiến lược xét nghiệm rõ ràng hay một chương trình lớn và thường xuyên để truy vết người đã tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19, nhằm tránh chính những cuộc tiếp xúc đó phát tán dịch qua những người khác.
Trong khi chưa thể có thuốc điều trị hay vaccine phòng bệnh COVID-19, việc mở cửa trở lại nền kinh tế của Mỹ vẫn đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức. Tuy nhiên, cuộc bầu cử đang đến gần lại tạo thêm áp lực khi những thành quả kinh tế và việc làm ấn tượng mà Tổng thống Donald Trump đạt được trong nhiệm kỳ đầu tiên này cũng có thể bị COVID-19 xóa sạch. Ông Trump đang trong tình thế "lưỡng nan". Mở lại kinh tế trong bối cảnh hiện nay thực sự là một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời Tổng thống Trump như ông tuyên bố, và bất kể quyết định thế nào thì điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến gần như tất cả người dân Mỹ trong tương lai.
Đặng Huyền
G7 có thể tìm lại vai trò đầu tàu? Nối lại hoạt động kinh tế một cách an toàn và sớm tái lập nhịp độ tăng trưởng là cam kết chủ chốt của lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) sau cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến diễn ra rạng ngày 17/4 (giờ Việt Nam). Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) tại cuộc họp trực tuyến với...