G20 hợp tác ổn định thị trường dầu mỏ giúp thế giới vượt qua dịch bệnh
Các Bộ trưởng Năng lượng của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cam kết hợp tác đảm bảo bình ổn thị trường dầu mỏ.
Tuyên bố này được đưa ra hôm nay (11/4) sau hội nghị trực truyến của các Bộ trưởng Năng lượng G20 do Saudi Arabia chủ trì một ngày trước. Trong thông cáo chung, các Bộ trưởng cam kết đưa ra mọi biện pháp cần thiết và tức thì, nhằm đảm bảo sự ổn định cho thị trường dầu mỏ. Thông cáo nhấn mạnh các bộ trưởng đảm bảo ngành năng lượng tiếp tục góp phần tích cực giúp thế giới vượt qua dịch Covid-19 và thúc đẩy sự phục hồi của kinh tế toàn cầu sau đó.
Bảng giá tại một trạm xăng ở Louisville, Kentucky (Mỹ) ngày 2/4. Ảnh: AFP.
Các Bộ trưởng cam kết cùng hợp tác thực hiện những biện pháp khẩn trương và cụ thể, để giải quyết những vấn đề này trong bối cảnh thế giới đối mặt với tình trạng khẩn cấp chưa từng có trong lịch sử. Đại diện các nước G20 nhất trí thiết lập một nhóm công tác giám sát cách đối phó với đại dịch Covid-19. Cũng theo thông cáo chung, G20 sẽ tổ chức cuộc họp tiếp theo thảo luận về thị trường năng lượng vào tháng 9/2020, song có thể sẽ nhóm họp sớm hơn trong trường hợp khẩn cấp.
Hội nghị trực tuyến trên diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang làm giảm mạnh nhu cầu dầu mỏ toàn cầu. Saudi Arabia hiện là nước Chủ tịch luân phiên của G20 đồng thời là thành viên chủ chốt của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), kêu gọi hội nghị “tăng cường đối thoại và hợp tác toàn cầu để đảm bảo ổn định thị trường dầu và tạo đà cho nền kinh tế toàn cầu vững mạnh hơn”.
Video đang HOT
Hội nghị bất thường này diễn ra một ngày sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC ), trong đó có Nga, đạt được một thỏa thuận lịch sử về giảm sản lượng dầu nhằm ngăn chặn giá dầu lao dốc do lo ngại về tình trạng dư thừa nghiêm trọng. Theo thỏa thuận sơ bộ, Saudi Arabia và Nga đã nhất trí sơ bộ về kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu thô tổng cộng 10 triệu thùng/ngày trong hai tháng, từ ngày 1/5 tới. Cụ thể, Saudi Arabia sẽ giảm 3,3 triệu thùng/ngày, Nga giảm 2 triệu thùng/ngày, các thành viên khác trong OPEC giảm 5 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, thỏa thuận sơ bộ này vấp phải sự do dự của Mexico và sự phản đối của Canada. Hiện Nga đang nỗ lực thuyết phục Mexico chung tay giảm sản lượng dầu mỏ với mức giảm có thể là 400.000 thùng/ngày – tương đương với 23% – mức các nước tham gia thỏa thuận cần giảm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Mỹ sẽ giảm sản xuất 250.000 thùng dầu mỗi ngày thay phần Mexico để nước này đồng ý với thỏa thuận của OPEC : “Mỹ, trong các cuộc thảo luận tối qua với Mexico, Saudi Arabia, Nga hướng tới việc đạt được thỏa thuận với các quốc gia OPEC. Chúng đang cố gắng để Mexico cùng tham cắt giảm số thùng dầu khai thác và sau đó Mexico sẽ cam kết cắt giảm 100.000 thùng một ngày”.
Trong một diễn biến liên quan, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thái tử Saudi Arabia Mohammed Bin Salman hôm qua (10/4) đã điện đàm, thảo luận kế hoạch giảm sản lượng khai thác dầu của OPEC . Hai bên thống nhất duy trì liên lạc thảo luận vấn đề này, song nguồn tin không nêu nội dung chi tiết./.
Đình Nam
Trinh sát cơ Nga áp sát không phận Mỹ
Biên đội trinh sát cơ Il-38 Nga bay vào Vùng nhận diện phòng không Alaska, khiến Mỹ phải triển khai tiêm kích F-22 giám sát.
"Tiêm kích F-22 được hỗ trợ bởi máy bay tiếp dầu KC-135 và phi cơ cảnh báo sớm E-3 thuộc Bộ tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) giám sát hai trinh sát cơ Il-38 Nga bay vào Vùng nhận diện phòng không Alaska hôm 8/4. Biên đội Nga không xâm phạm không phận Mỹ hay Canada", NORAD hôm qua ra thông cáo cho hay.
Chỉ huy NORAD Terrence O'Shaughnessy cho biết các máy bay Nga hoạt động trên vùng biển Bering, cách bờ biển Alaska khoảng 80 km. "NORAD luôn chủ động theo dõi mọi mối đe dọa và bảo vệ đất nước 24/7, dù có Covid-19 hay không", tướng O'Shaughnessy nói, thêm rằng phi cơ Nga đã nhiều lần bay vào Vùng nhận diện phòng không Alaska trong tháng trước.
Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin này. Moskva thường khẳng định các chuyến bay đều tuân thủ luật pháp quốc tế và quy tắc an toàn hàng không.
Trinh sát cơ Il-38N của Nga. Ảnh: Russian Planes.
Il-38 là máy bay tuần thám biển và săn ngầm do hãng Ilyushin phát triển, bắt đầu biên chế từ cuối thập niên 1960. Máy bay được trang bị cảm biến phát hiện dị thường từ trường (MAD) để săn tàu ngầm và radar Berkut nhằm xác định mục tiêu trên mặt nước. Il-38 có hai khoang chiến đấu, khoang phía trước chứa phao định vị thủy âm, khoang còn lại có thể mang tối đa 9 tấn vũ khí gồm ngư lôi, thủy lôi, bom chìm và bom thông thường.
Phiên bản Il-38N được hiện đại hóa toàn diện với radar mới, tổ hợp trinh sát và hỗ trợ điện tử ở khoang tách biệt phía trên buồng lái và cảm biến hồng ngoại (FLIR) dưới mũi máy bay. Mỗi chiếc Il-38N có thể phát hiện mục tiêu trên không từ khoảng cách 90 km, theo dõi mục tiêu mặt biển trong tầm 320 km và đủ sức theo dõi cùng lúc 32 mục tiêu gồm cả tàu chiến và tàu ngầm.
Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) Alaska là không phận quốc tế, kéo dài khoảng 200 hải lý ngoài khơi bờ biển phía tây bang này. Máy bay Mỹ và Nga từng nhiều lần chạm mặt nhưng phi cơ Nga chưa từng xâm phạm không phận Mỹ. Hai bên thường tiến hành hoạt động tiếp cận, áp sát một cách chuyên nghiệp và an toàn.
ADIZ Alaska (vùng gạch chéo). Đồ họa: Wikipedia.
Vũ Anh
Tố Moscow thù địch, Mỹ muốn hất Nga khỏi OPEC+ Hoa Kỳ cáo buộc Nga hành động thù địch trong lĩnh vực năng lượng và muốn hất cẳng Nga khỏi định dạng OPEC . Hồi đầu tháng 3, các nước OPEC đã không thể nhất trí về việc thay đổi các thông số thỏa thuận giảm sản lượng khai thác dầu, mà cũng chẳng tán thành gia hạn thoả thuận. Saudi Arabia khăng...