Furoshiki – Đỉnh cao về nghệ thuật gói quà tinh tế của người Nhật
Furoshiki là loại vải vuông truyền thống của Nhật Bản dùng để gói đồ nhưng được phát triển lên tầm nghệ thuật, đặc biệt có thể tái sử dụng làm túi, khăn choàng hay một vật phẩm trang trí.
Sử dụng vải để bọc đồ vật là việc làm khá phổ biến ở nhiều nền văn hóa từ hàng ngàn năm trước.
Người Ai Cập cổ đại dùng vải phủ sáp ong để bọc và bảo quản thực phẩm; người Hàn Quốc dùng vải thêu subo hoặc vải jogakbo may từ nhiều mảnh nhỏ để bọc đồ, gọi là Bojagi; người Việt Nam có tay nải để chứa các đồ vật mang theo người; nhưng nâng lên tầm nghệ thuật gói đồ bằng vải thì phải là người Nhật với các sản phẩm Furoshiki nổi tiếng.
Furoshiki là một mảnh vải vuông với đủ các kích thước, có thể trở thành bất kỳ thứ gì bạn muốn từ gói quà, thời trang, trang trí hoặc vận chuyển đồ vật. Nó không chỉ là một vật dụng hữu ích hàng ngày mà còn là một phần của lịch sử truyền thống Nhật Bản.
Nguồn gốc
Phong tục gói đồ vật ở Nhật Bản có từ thời kỳ Nara (710-794). Trong thời gian này, miếng vải dùng để gói đồ vật được gọi là Tsutsumi, có nghĩa là “gói” hoặc “món quà,” và được sử dụng để cất giữ những vật có giá trị của Hoàng đế.
Tấm Tsutsumi lâu đời nhất có từ thời kỳ Nara hiện đang được bảo quản tại Shosoin, một nhà kho bằng gỗ của Đền Todai-Ji ở Nara.
Đến thời Heian (794-1185), Tsutsumi được dùng để bọc và đựng quần áo cho giới quý tộc.
Tên gọi Furoshiki bắt đầu có từ thời kỳ Muromachi (1138-1573). Tướng quân Ashikaga, người mở đầu thời đại Muromachi, đã xây dựng một nhà tắm lớn và mời những người có địa vị cao từ khắp nơi đến tham gia.
Để đảm bảo không vô tình lấy nhầm Kimono của người khác, một số lãnh chúa đã gói trang phục của mình trong một tấm vải có trang trí gia huy của họ. Và tên gọi furoshiki ra đời, ghép từ các ký tự “furo” (bồn tắm) và “shiki” (trải ra).
Trong thời kỳ Edo (1603-1867), công chúng có thể tiếp cận các nhà tắm công cộng, việc sử dụng Furoshiki đã lan rộng trong cộng đồng và không lâu sau đó, chúng được dùng để gói và vận chuyển mọi thứ, từ thức ăn, hàng hóa mua sắm đến đồ mỹ nghệ, quà tặng, thậm chí trở thành một chiếc túi đa năng.
Nghệ thuật Furoshiki
Việc gấp và thắt một chiếc khăn vải vuông thành Furoshiki đòi hỏi những kỹ năng nhất định và các quy tắc cụ thể.
Dựa trên 3 phương pháp cơ bản là Hirazutsumi (gói phẳng), Hitotsumusubi (một nút thắt) hoặc Futatsumusubi (hai nút thắt), người Nhật đã sáng tạo khoảng 100 kiểu gói quà Furoshiki khác nhau.
Video đang HOT
Người thiết kế có thể sáng tạo nhiều kiểu nút thắt khác nhau, ở vị trí dọc hoặc ngang, cao hoặc thấp, tổng thể hay từng phần nhỏ, kết hợp với các nếp gấp tinh tế hay những dải vải mềm mại… để làm tăng tính thẩm mỹ của món đồ.
Với tấm vải Furoshiki, điều thú vị là không có giới hạn về hình khối đồ vật, chỉ cần nắm được kỹ thuật thắt nút, cách gói một số đồ vật cơ bản là có thể ứng dụng các cách gói cho đồ vật có hình dạng khác nhau.
Đó cũng là sự biểu hiện của sáng tạo trong nghệ thuật và mỗi đồ vật sau khi được gói bọc bằng vải Furoshiki đều có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật kỳ công và đẹp mắt.
Chất liệu và họa tiết
Furoshiki chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về lối sống ứng xử mang đậm phong cách và bản sắc văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Những chiếc khăn vải Furoshiki có thể gấp nhỏ lại sau khi sử dụng và tái sử dụng được nhiều lần.
Chất liệu của Furoshiki khá phong phú, được làm từ lụa, cotton, rayon, nylon, vải bạt… Về cơ bản, bất kỳ loại vải nào có thể gấp lại và sử dụng như Furoshiki thì đó là Furoshiki.
Người ta thường sử dụng Furoshiki lụa để gói những món quà đắt tiền cho một dịp đặc biệt. Chúng cũng có thể làm khăn choàng và tranh treo tường tuyệt vời vì màu sắc rực rỡ và kết cấu dễ chịu.
Trong khi đó, Furoshiki cotton là chất liệu đa năng nhất, có thể được sử dụng làm để gói quà, làm túi đựng đồ, khăn choàng, đồ trang trí hoặc bất kỳ mục đích sử dụng nào khác. Chúng cũng bền, dễ vệ sinh hơn và giá cả phải chăng hơn so với Furoshiki lụa.
Những ai thích lụa nhưng có ngân sách eo hẹp hơn có thể chọn Furoshiki rayon. Chất liệu này bền hơn lụa và không dễ thấm nước, sử dụng để gói quà rất đẹp.
Còn Furoshik polyester thì lý tưởng để gói quà khi bạn không muốn chi phí gói quà cao hơn giá trị món quà. Các ưu điểm của Furoshik polyester là màu sắc rất nét và tươi sáng, chống nước và dễ vệ sinh.
Những món quà được gói trong vải, cùng với họa tiết trang trí mang thông điệp về lời cầu chúc của người tặng gửi đến người nhận.
Chẳng hạn, họa tiết “Cá chép vượt vũ môn” là biểu tượng cho lòng kiên trì, bền chí, sự thành đạt và thăng tiến công danh thường dùng trong dịp mừng sự ra đời của một bé trai như lời cầu chúc sau này em bé sẽ vinh hiển.
Họa tiết “Chim ưng và bão biển” với hình ảnh một con chim ưng kiêu hùng bay phía trên biển cả nổi sóng, được dùng để gói quà mừng gia chủ sinh con trai với lời chúc mong ước cậu bé sẽ có lòng quả cảm.
Họa tiết “Vụ mùa bội thu” biểu thị mong ước sự sung túc, đông con nhiều cháu thường được dùng gói quà trong dịp lễ Tết.
Một tấm Furoshiki họa tiết rực rỡ có thể làm tranh trang trí.
Họa tiết “Châu báu” được thiết kế với ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc và thịnh vượng bao gồm hình 7 kho báu, áo choàng kỳ diệu, ví tiền, môtíp cây đinh hương và ngọc. Còn tấm vải có hình rễ cỏ đan xen vào nhau biểu tượng cho hạnh phúc lâu dài, bền chặt.
Furoshiki đa năng trong đời sống hiện đại
Thiết kế đẹp mắt của Furoshiki tạo thêm một lớp trang trí cho món đồ, trở thành món quà “2 trong 1″ và đặc biệt, bạn có thể tái sử dụng Furoshiki theo ý thích như biến nó thành một chiếc túi, hoặc làm thành khăn choàng, hay treo tường như một bức tranh trang trí.
Khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng hướng đến lối sống bền vững, thân thiện với môi trường, Furoshiki trở thành một lựa chọn yêu thích cho nhiều người.
Với nhiều kích cỡ, chúng cũng có thể được sử dụng làm khăn trải bàn hoặc giỏ đựng đồ dã ngoại cho các chuyến đi chơi khám phá thiên nhiên của bạn. Thậm chí trong trường hợp khẩn cấp, furoshiki cũng có thể dùng làm dây đeo hoặc băng tạm thời. Công dụng của furoshiki tùy thuộc vào sự sáng tạo của chính bạn.
Furoshiki còn trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà mốt thời trang muốn truyền tải các thiết kế sáng tạo với tính linh hoạt và tiện ích của vải.
Những kiểu thắt nút, buộc quai của furoshiki rất dễ ứng dụng vào việc tạo ra một chiếc túi xách. Nhãn hàng thời trang cao cấp Hermes từng cho ra mẫu túi xách lấy ý tưởng từ khan furoshiki và lấy tên là Furoshiki Handbag PM
Thương hiệu Vibram, được biết đến với những đôi giày hiệu suất cao, cũng tạo ra một dòng giày độc đáo lấy cảm hứng từ Furoshiki.
Trong khi đó, nhãn hàng Jardin đã thiết kế ra mẫu túi tote theo kiểu Furoshiki để bó hoa thay cho giấy gói truyền thống./.
Chỉ khi sống tối giản tôi mới nhận ra trong nhà càng ít đồ đạc thì cuộc sống sẽ càng tinh tế
Cuối cùng tôi cũng hiểu được một sự thật đơn giản nhưng sâu sắc: Càng ít đồ đạc trong nhà, cuộc sống sẽ càng tinh tế hơn.
Khi còn trẻ, tôi từng nghĩ rằng càng có nhiều của cải vật chất thì cuộc sống của tôi sẽ hạnh phúc hơn.
Vì vậy, tôi tiếp tục mua đồ nội thất, quần áo và đồ trang trí mới với hy vọng cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua những vật liệu này. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào cuộc sống tối giản, tôi dần nhận ra rằng cuộc sống tươi đẹp thực sự không nằm ở việc bạn có bao nhiêu, mà là cách sử dụng những thứ thực sự có giá trị đó.
Với ít đồ đạc hơn ở nhà, tôi cảm thấy như toàn bộ không gian trở nên rộng mở hơn
Đồ nội thất và đồ trang trí từng lấp đầy căn phòng giờ đây chỉ còn là những đồ vật đơn giản nhưng đầy ý nghĩa. Sự thay đổi này không chỉ khiến môi trường sống của tôi ngăn nắp hơn mà còn khiến tôi cảm thấy bình yên hơn.
Mỗi khi bước vào một ngôi nhà giản dị như vậy, dường như mọi căng thẳng, lo lắng lúc này đều được trút bỏ, trong lòng tôi như tìm lại được sự bình yên đã mất từ lâu.
Cốt lõi của cuộc sống tốt đẹp là chất lượng hơn là số lượng
Khi ở nhà có ít đồ đạc hơn, tôi chú ý hơn đến chất lượng và công dụng của từng món đồ. Mỗi món đồ đều được lựa chọn cẩn thận và chúng không còn tồn tại chỉ để lấp đầy khoảng trống mà vì chúng có giá trị không thể thay thế trong cuộc đời tôi.
Ví dụ, một món đồ nội thất được lựa chọn cẩn thận không chỉ đẹp, thiết thực mà còn mang lại cho tôi trải nghiệm thoải mái; một bộ đồ ăn chất lượng cao không chỉ khiến bữa ăn trở nên thú vị mà còn nâng cao cảm giác nghi lễ trong cuộc sống.
Sống ít nhưng nhiều khiến tôi chú ý đến chi tiết hơn. Ngày xưa trong nhà có rất nhiều đồ đạc, nhiều thứ bị bỏ quên ở góc nhà.
Giờ đây, mọi món đồ đều có thể được đặt đúng cách và mọi chi tiết đều có thể được chăm chút. Lối sống chú trọng đến chi tiết này không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể mà còn khiến tôi trân trọng từng khoảnh khắc hơn. Mỗi sự sắp đặt cẩn thận, chăm sóc cẩn thận đều là dấu hiệu của sự tôn trọng và yêu thương cuộc sống của chính mình.
Giảm bớt của cải vật chất cho phép tôi chú ý nhiều hơn đến sự dồi dào về tinh thần. Trước đây, tôi luôn bị thúc đẩy bởi nhiều ham muốn vật chất khác nhau, theo đuổi cái gọi là thời trang và xu hướng.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Bây giờ, tôi thiên về sự thỏa mãn nội tâm và cải thiện tinh thần hơn. Đọc một cuốn sách hay, nghe một bản nhạc hay hay tĩnh lặng thiền định trong giây lát, những hoạt động đơn giản nhưng đầy ý nghĩa này mang lại cho tôi hạnh phúc hơn nhiều so với những thú vui vật chất tạm thời đó.
Không khí gia đình cũng trở nên ấm áp hơn nhờ sự giảm bớt các vật dụng
Nếu không tích lũy vật phẩm, sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình sẽ trở nên tự nhiên và thân thiết hơn. Chúng ta có nhiều không gian, thời gian hơn để giao tiếp và chia sẻ thay vì bị phân tâm bởi những thứ không liên quan. Cuộc sống đơn giản khiến mối quan hệ gia đình trở nên gần gũi và hòa thuận hơn.
Chỉ khi đến một độ tuổi nhất định, tôi mới thực sự hiểu rằng càng ít đồ đạc trong nhà thì tôi càng có thể sống một cuộc sống tinh tế và chất lượng hơn. Ít hơn không phải là một sự thỏa hiệp mà là một loại trí tuệ; ít hơn không có nghĩa là nghèo đói mà thể hiện sự theo đuổi chất lượng. Bằng cách giảm bớt của cải vật chất, tôi lấy lại được tính xác thực của cuộc sống, tìm thấy sự bình yên và mãn nguyện bên trong.
Trong những ngày tới, tôi sẽ tiếp tục tuân thủ lối sống ít tinh tế hơn này, khiến mọi lựa chọn trở nên ý nghĩa hơn, sống một cuộc sống trọn vẹn và tươi đẹp mỗi ngày. Ở nhà càng ít đồ đạc thì cuộc sống sẽ càng tinh tế hơn. Đây không chỉ là một triết lý sống mà còn là một thái độ sống. Tôi tin rằng lối sống đơn giản và chất lượng này sẽ cùng tôi hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Dùng màu sắc 'mở rộng' không gian nhỏ Chọn màu sắc làm cho căn phòng nhỏ có cảm giác lớn hơn là một nghệ thuật. Một trong những cách quan trọng để làm cho căn phòng có cảm giác rộng hơn là tối đa hóa ánh sáng tự nhiên, đồng thời sơn tường màu trắng. Các sắc thái trung tính như xám, nâu sẫm, be hay vàng nhạt, xanh lam, xanh...