Fujifilm Việt Nam ra mắt máy ảnh mirrorless GFX 50R: kiểu dáng rangefinder, cảm biến medium format, giá 109 triệu đồng
Ngày 12/8/2018, Fujifilm Việt Nam giới thiệu tới thị trường Việt máy ảnh mirrorless sở hữu cảm biến medium format thứ 2 của mình mang tên GFX 50R trong buổi workshop của Fujìilm dành cho cộng đồng yêu nhiếp ảnh.
Fujifilm GFX 50R chỉ dày 66,4mm, mỏng hơn 25mm và nhẹ hơn khoảng 145g so với GFX 50S. Máy có kiểu dáng rangefinder cho phép người dùng đồng thời vừa quan sát chủ thể trong khi mắt còn lại vẫn nhìn qua khung ngắm. Điều này giúp người sử dụng vừa có thể kiểm tra và cảm nhận rõ rệt không khí, bối cảnh diễn ra xung quanh chủ thể được nhìn qua EVF. GFX 50R được trang bị khung ngắm EVF OLED với độ phân giải 3,69 triệu điểm ảnh, độ phóng đại 0,77 lần. Điều này sẽ giúp người dùng lấy nét chính xác hơn dù đang sử dụng cảm biến medium format, vốn có trường ảnh mỏng hơn những chiếc 35mm full frame khi chụp cùng một góc.
Cảm biến medium format (43,8mm x 32,9mm) “ngàm G” của Fujifilm GFX 50R có khả năng tiếp nhận ánh sáng trên mỗi điểm ảnh tốt hơn so với cảm biến full frame 35mm có cùng độ phân giải. Hơn thế nữa, các thấu kính micro đã được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất thu nhận ánh sáng và độ phân giải hình ảnh, cũng như việc xử lý dữ liệu từ các điốt quang được tùy chỉnh để đạt được chất lượng hình ảnh cao và vượt trội hơn so với các máy ảnh có cùng kích thước cảm biến. Điều này giúp GFX 50R sao chép chính xác chi tiết, kết cấu của chủ thể, cảm giác ba chiều và cả bầu không khí của bối cảnh chụp. GFX 50R trang bị bộ xử lí hình ảnh X-Processor Pro, Hỗ trợ những giả lập phim nổi tiếng của Fujifilm, cho phép người dung tùy chọn các tông màu phim như Velvia, Provia and Acros, vốn đã được sử dụng nhiều trên những máy ảnh phim medium format trước đây bởi những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Hải (Hải Piano) chia sẻ cảm nhận về Fujìilm GFX 50R và chụp thực tế.
Thân máy GFX 50R rắn chắc, được làm từ hợp kim magie mạnh mẽ với 64 điểm kháng bụi và chống chịu thời tiết lên đến -10, các vòng xoay bằng nhôm nguyên khối được khắc cạnh mang lại cảm giác sang trọng, âm thanh chắc trong từng nấc xoay. Máy được trang bị cần điều hướng giúp việc thay đổi điểm lấy nét được nhanh chóng, việc loại bỏ các nút điều khiển giúp tăng thêm diện tích cầm nắm và cho cảm giác cầm máy chắc chắn hơn. Phần thân trên của GFX 50R được trang bị hai vòng xoay điều khiển tốc và bù trừ sáng giúp thao tác trực quan, đáp ứng tất cả nhu cầu của các nhiếp ảnh gia.
Dòng GFX – máy ảnh medium format không gương lật hiện đang có 7 ống kính Fujinon GF, tiêu cự bao phủ từ 23mm (tương đương 18mm trên khổ 35mm) đến 250mm (tương đương 198mm trên khổ 35mm). Tất cả các ống kính GF có khả năng hỗ trợ độ phân giải đến 100MP, có khả năng kháng bụi và chịu thời tiết lên đến -10 để đáp ứng được nhu cầu sử dụng chuyên nghiệp trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chức năng xem trước và chụp từ máy tính (Tethered shooting) là một phần khá quan trọng trong công việc thường nhật của nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Dòng sản phẩm GFX hỗ trợ phần mềm “HS-V5 for Windows” và “Tether Shooting Plug-in PRO for Adobe Photoshop”, “Capture One Pro (Fujifilm)” cung cấp các sự lựa chọn chụp studio chuyên nghiệp, nhiếp ảnh thời trang và thương mại, giúp những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp dễ dàng sử dụng và kết hợp dòng sản phẩm GFX trong công việc hằng ngày.
Đây là sản phẩm đầu tiên trong dòng GFX có hỗ trợ tính năng kết nối Bluetooth tốn ít năng lượng. Chụp và chuyển ảnh qua điện thoại hoặc máy tính bảng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn thông qua việc cài đặt ứng dụng Fujifilm Camera Remote. Fujifilm GFX 50R đã cho phép đặt trước với giá 109 triệu đồng, từ 01/12 đến 07/12/2018 khách hàng đặt mua trước máy ảnh GFX 50R sẽ nhận được những phần quà hấp dẫn trị giá lên đến 43 triệu, bao gồm: giảm 50% cho ống kính GF32-64mm F4 mua kèm, nhận 1 voucher mua ống kính GF trị giá 10.000.000 VND, 1 túi đựng máy ảnh thương hiệu Peak Design trị giá 4.800.000 VNĐ, 1 pin T125 trị giá 2.690.000 VNĐ, 1 thẻ nhớ Sandisk 64GB trị giá 899.000 VND.
Hình ảnh cận cảnh Fujìilm GFX 50R
Video đang HOT
Theo Báo Mới
Fujifilm sẽ thống trị mảng máy ảnh cảm biến Medium Format
Bỏ qua mặt trận cảm biến Full Frame đang bị giành giật quyết liệt, Fujifilm khôn ngoan đánh vào phân khúc cảm biến Medium Format vốn những cái tên đi trước như Phase One, Hasselblad, Pentax tỏ ra đủng đỉnh đến mức chậm chạp.
Tôi đã có bài viết nói việc Fujifilm quyết định đặt chân vào mảng máy ảnh cảm biến Medium Format (MF) là sai lầm. Nhưng sau những gì diễn ra gần đây (sự kiện hãng giới thiệu chiếc GFX 50R và thông báo đang phát triển chiếc máy ảnh độ phân giải 100 MP), ý kiến của tôi là hoàn toàn sai?
Trong ngắn hạn là KHÔNG bởi vì thị trường máy ảnh cảm biến Full Frame (FF) ngày càng lớn và có được những sản phẩm ngày càng gần với những gì mà hệ máy ảnh cảm biến MF làm được.
Fujifilm quyết định không đặt một chân vào thế giới FF, thay vào đó là hãng muốn biến những chiếc máy ảnh cảm biến lớn hơn (MF) trở nên gần gũi với người dùng cuối hơn bao giờ hết. Với cá nhân tôi đánh giá dòng GFX của hãng hoàn toàn có cơ sở để thực hiện điều đó.
Thêm sự lựa chọn dành cho người dùng chuyên nghiệp
Chiếc máy ảnh Fujifilm GFX 50S là một chiếc máy ảnh dành cho giới chuyên nghiệp? Điều đó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Phần lớn người mua sản phẩm này không thuộc giới chuyên nghiệp mà là những người coi nhiếp ảnh là đam mê, sở thích. Phần đông các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sẽ không coi đây là lựa chọn đáng cân nhắc cho tới những cải tiến gần đây. Tất nhiên trước đó cũng có những người dùng GFX 50S để làm việc nghiêm túc, nhưng chỉ là số ít.
Fujifilm GFX 50S, chiếc máy ảnh kỹ thuật số cảm biến Medium Format đầu tiên của hãng
Vậy điều gì khiến mọi thứ thay đổi? Đó là việc được hỗ trợ trên ứng dụng Capture One
Rất nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đánh giá Capture One là lựa chọn tốt hơn cho công việc của họ hơn là Lightroom của Adobe. Có thể bạn sẽ không đồng ý nhưng sự thật là vậy. Ứng dụng từ Phase One tốt hơn nhiều thứ từ khả năng kiểm soát màu sắc, tốc độ, kết nối Tethering cho đến giao diện người dùng.
Capture One là một ứng dụng được rất nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đánh giá cao và sử dụng cho công việc của mình thay vì Lightroom
Ở các phiên bản Capture One trước không hỗ trợ dòng GFX của Fuji khiến người dùng không thể tạo nên những profile ICC hay những thông số hiệu chỉnh ống kính (Lens Cast Calibration) cần thiết. Đây là thiếu sót đối với nhiều người, trong đó có tôi là vô cùng lớn.
Người dùng máy ảnh cảm biến MF luôn đòi hỏi chất lượng hình ảnh tốt nhất và màu sắc là phần rất quan trọng trong việc làm nên một bức ảnh tuyệt vời. Khi ấy không quan trọng dải tương phản động (Dynamic Range) tốt tới đâu, độ chi tiết do ống kính mang lại là bao nhiêu, màu sắc mới là yếu tố được chú trọng nhiều nhất.
Với profile ICC trong Capture One, người dùng chuyên nghiệp không chỉ có thể kiểm soát và đảm bảo độ chính xác màu sắc tốt hơn mà còn khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn. Việc sử dụng Lightroom với khá ổn với nhiều nhiếp ảnh gia nhưng tốc độ rùa bò của nó khiến Capture One rõ ràng là một lựa chọn đáng giá hơn nhiều trong mắt những người làm việc chuyên nghiệp.
Độ phân giải 100 MP thực sự rất hấp dẫn
Fujifilm thông báo đang phát triển chiếc GFX 100S với độ phân giải lên tới 100 MP. Chiếc máy ảnh này thực sự là một điều đáng ngạc nhiên với hệ thống chống rung cho cảm biến. Fujifilm sẽ là nhà sản xuất máy ảnh đầu tiên làm được điều này dành cho hệ máy ảnh cảm biến MF và rõ ràng hiệu quả nó mang lại trong quá trình tác nghiệp là vô cùng to lớn.
Chưa dừng lại ở đó, hãng còn công bố chiếc máy ảnh dòng GFX sắp tới sẽ có công nghệ lấy nét theo pha. Khả năng lấy nét tự động là điểm thua kém của các máy cảm biến MF khi so sánh với các máy cảm biến nhỏ hơn nhưng với chiếc GFX 100S, Fujifilm có thể sẽ thay đổi được sự thật này.
Bản dựng chiếc GFX 100S đang được Fujifilm phát triển
Nhìn Sony với công nghệ lấy nét theo pha đã làm nên những chiếc máy ảnh cảm biến FF mạnh mẽ thế nào, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng GFX 100S cũng có thể làm được điều tương tự. Ngoài ra, máy ảnh đầu bảng của Fuji cũng có công nghệ lấy nét vào mắt chủ thể (giống với Eye Detection trên máy Sony hiện tại) giúp đây là lựa chọn lý tưởng cho những tình huống chụp cần tốc độ lẫn hiệu quả lấy nét cao.
Cuối cùng, GFX 100S có khả năng quay phim độ phân giải 4K bằng toàn bộ các điểm ảnh trên cảm biến. Công nghệ cảm biến IBIS và lấy nét theo pha cũng góp phần tạo nên một chiếc máy ảnh cảm biến MF đầu tiên sở hữu được thông số kỹ thuật như thế này.
Hỗ trợ dòng máy ảnh GFX của Fujifilm, liệu Phase One có sai lầm?
Trong trao đổi giữa tôi với Phase One, hãng cho biết sẽ không làm bất kỳ máy ảnh cảm biến dạng Crop Medium Format nữa (kích thước cảm biến trên Fujifilm GFX 50S/GFX 50R, Hasselblad X1D, Pentax 645Z) vì thế họ không coi dòng máy ảnh đầu bảng của Fuji là đối thủ đối với các sản phẩm đang kinh doanh.
Kích thước cảm biến của ba hệ máy Full Frame, Crop Medium Format và Full Frame Medium Format
Vấn đề là hệ máy xài cảm biến Crop Medium Format không còn là mảnh đất để bất kỳ nhà sản xuất nào cũng có thể cạnh tranh hiệu quả nữa. Chính nhờ phần lớn ở giá thành rẻ hơn nhiều khiến cảm biến MF nhỏ hơn trên dòng GFX của Fujifilm trở nên dễ tiếp cận và phổ biến hơn với nhiều người, trong khi dòng cảm biến Full Frame Medium Format mà Phase One hay Hasselblad đang theo đuổi có giá tới hàng chục ngàn USD.
Trong ngắn hạn, Phase One có thể kiếm thêm tiền từ việc hỗ trợ dòng máy ảnh của Fujifilm. Tuy nhiên hãng máy ảnh Nhật Bản đã tính cho đường dài phía trước với những lợi điểm về giá thành lẫn công nghệ của dòng GFX sở hữu. Và tôi tin Fujifilm sẽ là nhà sản xuất thống trị mảng máy ảnh cảm biến MF.
Ống kính của Fujifilm luôn được đánh giá rất cao về chất lượng, cộng thêm cảm biến IBIS càng giúp tôi tin tưởng vào khả năng tái tạo màu sắc tốt trên máy ảnh cảm biến MF của hãng. Phase One đang đánh giá sai Fujifilm khi đây rõ ràng là một đối thủ đáng gờm.
Hệ ống kính dành cho dòng GFX ngày càng hoàn thiện với chất lượng luôn dược đánh giá cao
Ở góc nhìn của người dùng, đây thực sự là một tin vui trong khi đó với Phase One, đây vẫn là một thị trường chưa thực sự thành hình rõ ràng. Sự khác biệt giữa chất lượng hình ảnh giữa máy ảnh cảm biến Crop Medium Format và Full Frame Medium Format là hoàn toàn có thể thỏa hiệp được đối với ngày cả những nhiếp ảnh gia khắt khe nhất.
Sản phẩm từ Fujifilm còn cho phép sử dụng được một số ống kính dành cho hệ máy DSLR hiện tại thông qua ngàm chuyển mà vẫn có khả năng lấy nét tự động. Điều đó càng làm cho hệ thống máy ảnh cảm biến MF của hãng trở nên triển vọng.
Kết
Fuji là một hãng lớn với nhiều nguồn lực để có thể tạo nên những chiếc máy ảnh cảm biến MF có giá hấp dẫn. Con số giá trị vốn hóa thị trường lên tới 19,8 tỷ USD của Fuji hiện tại so với 7,58 tỷ USD của Nikon đủ để thuyết phục người dùng về khả năng hiện thực hóa tham vọng đó.
Nếu đi tìm một cái tên đủ tiềm năng để biến máy ảnh cảm biến lớn trở nên phổ biến hơn nữa thì hẳn đó phải là Fujifilm. Con số 4.499 USD của GFX 50S có thể còn xa với số đông người sử dụng máy ảnh hiện tại nhưng chúng ta bắt đầu cảm nhận được sự khởi đầu của ngày càng nhiều hãng máy ảnh trong mảng cảm biến MF khi nhìn thấy lợi ích mà chúng mang lại. Và lúc này Fujifilm trở thành cái tên khả dĩ nhất khi nhắc đến một chiếc máy ảnh cảm biến lớn. Không khó hiểu khi hãng sẽ là người chiến thắng trong phân khúc máy ảnh cảm biến MF thời gian tới.
Theo Genk
So sánh kích thước của Fujifilm GFX 50R với các máy ảnh khác Một yếu tố 'ăn tiền' của chiếc Fujifilm GFX 50R là kích thước nhỏ gọn, vậy so với các sản phẩm đã có mặt trên thị trường thì nó 'nhỏ' tới mức nào? Đầu tiên có lẽ ta sẽ so sánh với chiếc máy cùng hãng, Fujifilm X-T3. GFX50R cũng không to hơn quá nhiều, mặc dù có cảm biến medium format: So...