FTSE Vietnam ETF và VNM ETF sẽ mua bán cổ phiếu ra sao trong kỳ review tháng 6?
Theo ACBS, VNM ETF có thể gom hơn 9 triệu cổ phiếu SHB trong khi loại APH khỏi danh mục quỹ trong kỳ cơ cấu quý 2 này.
FTSE Vietnam Index- chỉ số cơ sở của FTSE Vietnam ETF sẽ thông báo kết quả của kỳ rà soát và tái cơ cấu danh mục quý 2/2022 vào ngày 3/6 tới đây. Trong khi đó, chỉ số MVIS Vietnam – chỉ số cơ sở của Vaneck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) cũng sẽ thông báo kết quả một tuần sau đó vào ngày 10/6. Cả 2 quỹ ETF trên sẽ hoàn thành việc tái cơ cấu vào 17/6.
Dựa trên tiêu chí của 2 quỹ ETF, tại kỳ rà soát này, Chứng khoán ACB (ACBS) đã đưa ra dự báo FTSE Vietnam ETF sẽ thêm mới ba cổ phiếu là SHB, VHC và NLG; đồng thời loại cổ phiếu APH. Trong khi đó, ACBS cho rằng VNM ETF sẽ thêm mới cổ phiếu SHB và loại cổ phiếu APH.
Hơn 9 triệu cổ phiếu SHB sẽ được FTSE Vietnam ETF mua mới
Cụ thể, với danh mục FTSE Vietnam ETF, ACBS cho rằng VIC và VHM sẽ là hai cổ phiếu dẫn đầu về mặt tỷ trọng trong danh mục đầu tư tại đợt rà soát này. Những cổ phiếu này được dự kiến sẽ ở mức giới hạn tối đa mỗi cổ phiếu trong danh mục đầu tư của FTSE Vietnam ETF, lần lượt là VIC – 13,3% và VHM 12,8%
Trong khi đó, ba cổ phiếu là SHB, VHC và NLG dự kiến sẽ được bổ sung vào danh mục vì đáp ứng tất cả các tiêu chí sàng lọc, có thể được mua hơn 9 triệu cổ phiếu SHB (2%), 1,9 triệu cổ phiếu NLG (1,3%) và hơn 612 nghìn cổ phiếu VHC (0,9%), đồng nghĩa có khả năng chi tổng cộng khoảng 289 tỷ đồng (xét theo giá 30/05/2022)
Ngược lại, cổ phiếu APH dự kiến sẽ bị loại khỏi danh mục do không đáp ứng tiêu chí về vốn hóa trong đợt rà soát này, tương ứng với việc bị bán ra hơn 1,5 triệu đơn vị. Cũng dự báo về giao dịch tại các cổ phiếu khác trong danh mục, ACBS cho rằng áp lực bán mạnh nhất về mặt giá trị giao dịch sẽ xuất hiện ở hai mã là MSN và PDR. Theo đó, dòng tiền tạo ra từ việc giảm tỷ trọng của 2 cổ phiếu kể trên sẽ vào khoảng 85 tỷ đồng.
Video đang HOT
Nhìn chung, tại đợt rà soát quý 2 năm 2022, ACBS ước tính FTSE Vietnam ETF sẽ đóng góp 642 tỷ đồng vào tính thanh khoản của toàn thị trường. Tổng số cố phiếu trong danh mục quỹ là 31 cổ phiếu, toàn bộ là cổ phiếu Việt Nam.
Dự báo giao dịch của FTSE Vietnam ETF trong kỳ cơ cấu quý 2/2022 (ACBS)
VNM ETF có thể gom hơn 9 triệu cổ phiếu SHB trong khi loại APH khỏi danh mục quỹ
Đối với VNM ETF, ACBS dự đoán VNM ETF có thể sẽ thêm mới cổ phiếu SHB vào danh mục do đã đáp ứng tất cả các tiêu chí sàng lọc.
Bên canh đó, báo cáo dự đoán áp lực bán mạnh nhất về giá trị với VIC (bán ra 1,5 triệu cổ phiếu, tương ứng 120 tỷ đồng), APH (bán ra 1,44 triệu cổ phiếu, tương ứng 24 tỷ đồng và MSN (bán ra hơn 113 nghìn cổ phiếu, tương ứng 13 tỷ đồng). Ngược lại, lực mua mạnh nhất về tập trung vào cổ phiếu được thêm mới là SHB với việc VNM ETF có thể chi khoảng 138 tỷ đồng để gom hơn 9 triệu cổ phiếu.
Đáng chú ý, ACBS cho biết VNM ETF bắt đầu nắm một lượng nhỏ cổ phiếu quỹ VN Diamond ETF (62.160 chứng chỉ quỹ, tương đương 70.200 USD và 0,01% NAV toàn quỹ) tại quý 4/2020 và không thay đổi tỷ trọng cho tới thời điểm hiện tại. Hiện tại vẫn chưa có bất kỳ hướng dẫn rõ ràng nào từ VanEck về cách xử lý cổ phiếu quỹ ETF hoặc các quỹ khác trong danh mục đầu tư của họ; do đó cần tiếp tục theo dõi bất kỳ thay đổi trong chính sách nắm giữ cổ phiếu quỹ ETF hoặc các quỹ khác trong danh mục đầu tư.
Nhìn chung, tại đợt rà soát này, VNM ETF dự kiến sẽ đóng góp 606 tỷ đồng cho tính thanh khoản của toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tăng 75% từ đầu năm nhờ xuất khẩu thuận lợi, Vĩnh Hoàn (VHC) có thể thành công ty thủy sản đầu tiên đạt vốn hóa tỷ đô
Kết phiên 1/6/2022, cổ phiếu VHC của Vĩnh Hoàn kịch trần với 109.900 đồng/cp, thanh khoản hơn 3,4 triệu đơn vị. Đây cũng là mức đỉnh mới của VHC trong 15 năm qua, vốn hoá theo đó xấp xỉ 20.000 tỷ đồng, tăng gần 75% từ đầu năm.
Vĩnh Hoàn và nhiều cổ phiếu thủy sản khác đồng loạt tăng trần ngày 1/6.
Cổ phiếu thủy sản đồng loạt tăng trần ngày 1/6
Sự tăng giá mạnh mẽ của VHC là phản ánh cho nền tảng kinh doanh vững chắc cùng cơ hội lớn từ căng thẳng Nga - Ukraine hiện nay. Trong đó, xung đột Nga - Ukraine mở ra thị trường lớn cho cá tra Việt Nam khi sản phẩm này được kỳ vọng có thể thế chỗ cho các minh thái của Nga trong khẩu phần ăn của người dân khu vực châu Âu.
Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng Giám đốc VHC, cũng nhấn mạnh xung đột Nga và Ukraine sẽ tạo lợi thế cho công ty tại thị trường EU. Trong đó, một số siêu thị bắt đầu có động thái hạn chế nhập khẩu cá minh thái và cá haddock của Nga. Trong khi nhu cầu cá thịt trắng ở EU đang rất cao. Do đó, đây là cơ hội cho cá tra Việt Nam nói chung và VHC nói riêng.
Hiện, thị trường thuỷ sản Châu Âu đang phụ thuộc nhiều vào cá thịt trắng của Nga. Theo dữ liệu từ Groundfish Forum, Nga đứng đầu về sản lượng cá minh thái trên toàn cầu, và thứ hai về cá tuyết Đại Tây Dương, cá tuyết Thái Bình Dương và cá tuyết chấm đen. Như vậy, các nhà nhập khẩu cá thịt trắng châu Âu đã và đang đối mặt với thách thức lớn trong việc tìm các nguồn thay thế trong trường hợp EU ra lệnh cấm đối với mặt hàng này của Nga. Đây chính là cơ hội để con cá tra lấp đầy khoảng trống mà Nga để lại.
Chỉ tính riêng thị trường Anh, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) mới đây cũng nhận định cuộc xung đột Nga - Ukraine vừa qua diễn ra tưởng như không liên quan tới thương mại cá tra Việt Nam - Anh nhưng có thể điều này lại đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cá tra Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này trong thời gian tới.
Trước đó, năm 2020, Anh phải nhập khẩu trực tiếp đến 48.000 tấn cá thịt trắng từ Nga, thậm chí Anh cũng nhập khẩu 143.000 tấn cá thịt trắng từ Trung Quốc nhưng xuất xứ từ Nga. Một lượng cá thịt trắng nhập khẩu của Anh khác từ Nauy, Ba Lan, Đức cũng có xuất xứ từ Nga.
Theo tính toán, sự sụt giảm lượng cá thịt trắng đột ngột này của Anh có thể đẩy giá nguyên liệu thủy sản tại thị trường này tăng ít nhất từ 20-30% so với trước, các nhà nhập khẩu của Anh đang gặp nhiều khó khăn để tìm nguồn sản phẩm thay thế, giảm thiểu sự thiệt hại cho người tiêu dùng.
Vì vậy, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp cá tra Việt Nam có thể nắm bắt để đẩy mạnh doanh số bán hàng ở thị trường này. Trong đó, VHC đang là doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nhiều cá tra nhất sang Anh, theo số liệu của VASEP.
Thực tế, chỉ số kinh doanh của VHC cũng liên tục bứt phá. Lũy kế 4 tháng đầu năm, VHC ghi nhận tổng doanh thu 4.924 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước.
Còn theo BCTC quý 1/2022, Công ty ghi nhận lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 548 tỷ đồng, gấp 4,2 lần. Kết quả này đến từ việc sản lượng và giá bán cùng tăng, hầu hết các thị trường đều hồi phục, đặc biệt là Mỹ và EU.
Tận dụng đà tăng mạnh của cổ phiếu, Công ty vừa lên kế hoạch bán 1,4 triệu cổ phiếu quỹ để tăng nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời gian giao dịch sau khi được UBCK chấp thuận.
Chứng khoán tuần 30/5 - 3/6: Dòng tiền trở lại, thị trường có cơ tăng điểm Dòng tiền có dấu hiệu quay lại thị trường, bên mua đang tạm thời chiếm ưu thế, chỉ số VN-Index được dự báo sẽ tăng trong tuần từ 30/5 - 3/6. Nhóm chuyên gia Công ty Chứng khoán Asean (AseanSC) nhận định xu hướng ngắn hạn của thị trường trở nên tích cực hơn khi chỉ số VN-Index ghi nhận phiên tăng điểm...