From Saigon To Saigon: Nơi đây vẫn khoẻ vì có quá nhiều điều dễ thương
Với phương châm “nhất định không để ai bị bỏ lại phía sau trong những ngày dịch”, các cá nhân, tổ chức đã đứng ra thành lập nhiều nhóm thiện nguyện để hỗ trợ bà con TP.HCM những ngày giãn cách.
Đối với các thành viên của dự án From Saigon To Saigon (FSTS), ngoài những lúc hạnh phúc vì hỗ trợ được không ít người, là không ít lần rơi nước mắt bởi còn quá nhiều hoàn cảnh khó khăn.
Nụ cười hạnh phúc của người phụ nữ khi được FSTS giúp đỡ.
Sài Gòn “ốm”, nhắn ngay cho tụi mình nhé!
“Các chị ơi, giúp mẹ em với” – dòng tin nhắn của Huỳnh Thanh (SN 1993) khiến quản trị của Fanpage dự án From Saigon To Saigon phải nghẹn ngào. Trong lời “cầu cứu”, Thanh cho biết mình quê gốc ở Bình Thuận, hiện đang đi làm và trọ tại Thành phố Thủ Đức (TP.HCM). Dịch bùng phát bất ngờ khiến Thanh bị “kẹt” lại.
Tin nhắn mong được hỗ trợ của Huỳnh Thanh .
May mắn thay, ngày 27/7, khu trọ của chị nhận được sự giúp đỡ từ dự án FSTS. Cầm gói quà trên tay, Thanh không khỏi vui mừng vì lúc tài chính kiệt quệ được hỗ trợ rất nhiều gạo cùng nhu yếu phẩm khác. Thế nhưng, không may mắn như Thanh, mẹ chồng chị chưa tiếp cận được công nghệ nên hiện vẫn đang chật vật tại khu trọ ở Gò Vấp với những gói mì tôm sống qua ngày.
Ngay lập tức, FSTS lên phương án hỗ trợ trường hợp trên. 6 phần quà cùng thuốc men đã được gửi tới khu trọ của mẹ chồng chị Thanh. Được biết, ở đây cũng đang tập trung rất nhiều người làm nghề tự do khác nhau như giúp việc, bán hàng rong. Nhờ sự liên hệ kịp thời, cả xóm vui mừng nhận quà hỗ trợ từ nhóm thiện nguyện FSTS. Không chỉ Thanh và xóm trọ của mẹ chồng chị, 2 gia đình ở Quận Bình Tân với 4 em bé, 1 người già cùng vô số gia đình khác cũng xúc động khi nhận từng gói quà trị giá 400.000 đồng từ nhóm mạnh thường quân này.
Những phần quà nhanh chóng được trao tặng bà con.
San sẻ được phần nào cho bà con, hay từng đó
Video đang HOT
Được biết, FSTS được thành lập từ ngày 4/7, kể từ sau khi TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 và các biện pháp tăng cường. Chỉ sau 6 tuần đầu hoạt động, nhóm đã đã tiếp cận 3.746 hộ gia đình khó khăn, gửi tặng 19.110 kg gạo, 1.884 phần thuốc cùng 25.742 phần sữa cho những lao động nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Phần lớn người nhận quà làm công việc thợ xây, bán vé số, giúp việc… theo ngày để mưu sinh, thu nhập bấp bênh. Dịch Covid-19 ập đến, họ cũng là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và gặp nhiều khó khăn nhất.
Tổng kết hoạt động của FSTS sau 6 tuần.
Xuất phát điểm ban đầu gồm 6 thành viên, sau hơn 1 tháng, con số tăng lên 20 người. Các tình nguyện viên lên kế hoạch phân chia từng đầu việc cụ thể, toàn bộ số tiền mạnh thường quân ủng hộ cũng được công khai, minh bạch. Mỗi ngày, FSTS tiếp nhận tin nhắn cầu cứu của 150 – 200 trường hợp.
Sau mỗi lần lắng nghe tâm sự và biết đến hoàn cảnh của các khu trọ nghèo, chị Nguyễn Thị Cẩm Vân (37 tuổi, TP.HCM), người sáng lập FSTS lại nhen nhóm thêm quyết tâm sẽ làm đến cùng: “Mình chỉ muốn cố gắng hết sức để san sẻ bớt gánh nặng cho bà con. Ý tưởng thành lập dự án xuất phát từ tấm lòng thiện nguyện của cá nhân mình. Sau một số khó khăn ban đầu, nó đang đi đúng sứ mệnh được định sẵn: Kêu gọi cộng đồng chung tay hỗ trợ người lao động nghèo bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19.”
Chị Nguyễn Thị Cẩm Vân – Người sáng lập FSTS.
Nếu không vững vàng, sẽ chẳng thực hiện được những điều lớn lao
Nhớ về thời điểm thực hiện dự án đầu tiên, chị Vân tâm sự, FSTS may mắn nhận được số tiền 100 triệu đồng ủng hộ từ một người bạn và cũng là chủ doanh nghiệp. Từ đây, quỹ hoạt động của dự án liên tiếp tăng dần. Bà con dù ở trong hay ngoài nước, dù ở TP.HCM hay địa phương khác khi biết đến các dự án ý nghĩa đều sẵn sàng ủng hộ. Tiền ủng hộ có thể là vài chục hoặc vài trăm ngàn đồng, chỉ cần là tấm lòng từ mạnh thường quân, tất cả đều trân quý.
FSTS quy tụ những người thuộc đủ ngành nghề, lứa tuổi nhưng đều có chung một ước muốn “sưởi ấm” cho cộng đồng. Đôi khi, một số thành viên phải gác lại công việc cá nhân để hoàn thành dự án thiện nguyện, chính gia đình và bạn bè của họ đã ở bên động viên, ủng hộ bởi trên tất cả, mọi người đều hiểu rõ ý nghĩa ẩn sau từng món quà.
Từng gói quà thấm đượm tình cảm của mạnh thường quân.
Do vấn đề di chuyển bị hạn chế, nên dù có trường hợp riêng lẻ bày tỏ mong muốn được hỗ trợ, FSTS buộc phải ưu tiên dãy trọ nơi nhiều bà con nghèo cùng sinh sống.
Trong nhiều tình huống khác nhau, việc tiếp cận những hoàn cảnh khó khăn khiến họ có cảm xúc thật đặc biệt, thậm chí đôi khi còn xúc động đến bật khóc. Hoặc, có những lần việc kết nối giữa mạnh thường quân và người nhận không được như ý muốn cũng khiến cho nhóm trăn trở hoài không thôi. Những lúc này, các thành viên đã tự động viên lẫn nhau, bởi “nếu không vững vàng, sẽ không có điều lớn lao được thực hiện”.
Đối với người nhận, những món quà không chỉ mang giá trị vật chất mà còn hàm chứa niềm động viên tinh thần rất lớn.
Là người từng có kinh nghiệm làm thiện nguyện tại Châu Phi, cũng đã trau dồi được một vốn sống nhất định, chị Vân trở thành “thuyền trưởng” chèo lái các hoạt động phân phát quà tặng. Sáng lập FSTS từ con số 0, thế nhưng, số liệu cập nhật về các hoạt động sau 6 tuần là minh chứng cho thấy bước tiến dài hơn từ dự án.
Trong thời điểm dịch Covid-19 bủa vây nhiều khu vực tại TP.HCM, sự ra đời của các hoạt động thiện nguyện tương tự có ý nghĩa lớn trong việc hỗ trợ người dân, góp phần đồng hành cùng chính quyền địa phương trong vấn đề đảm bảo an sinh xã hội.
Những bữa cơm, gói mì tới tay kịp thời còn trân quý hơn ngàn vàng. Vậy mới biết, bà con mình thương nhau lắm à nghen!
Nam tài xế vô tình thành F0, vừa khỏi bệnh đã đòi đi hỗ trợ tâm dịch
Tình nguyện vào tâm dịch làm tài xế vận chuyển F0, anh N. vô tình dương tính SARS-CoV-2. Thế nhưng, sau khi khỏi bệnh, anh đã trở lại ngay với công việc.
Trong thời gian qua, không ít câu chuyện về những người tình nguyện lái xe, vận chuyển F0 tới bệnh viện được dân mạng chú ý. Theo Vietnamnet, anh N.T.N (28 tuổi, quê ở Bình Dương) cũng là một tài xế đặc biệt như vậy.
Thời điểm dịch bùng phát đợt 4 tại TP.HCM, anh N. đã bàn bạc với nhóm thiện nguyện và quyết định cải tạo ô tô 16 chỗ trở thành xe cứu thương 0 đồng. Mục đích của chuyến xe này là hỗ trợ vận chuyển các F0 tới bệnh viện, đóng góp chút công sức nhỏ vào công cuộc chống dịch.
Anh N. tham gia chống dịch thông qua việc hỗ trợ đưa F0 tới bệnh viện. (Ảnh: Vietnamnet)
Khi mới trở thành tài xế tình nguyện, anh N. cùng đồng đội phải dành ít nhất 14 tiếng mỗi ngày để "ôm" vô lăng và di chuyển khắp nơi tại TP.HCM. Điện thoại của anh lúc nào cũng đầy pin để tiếp những cuộc gọi khẩn cấp từ bà con, quan trọng tới độ đến 2 giờ sáng nhưng chuông vẫn không ngừng reo.
Chia sẻ với báo Vietnamnet, anh N. cho biết công việc này rất áp lực, vất vả và đầy nguy hiểm bởi bản thân có thể lây nhiễm lúc nào không hay. Nó quan trọng vì nếu F0 không được đến bệnh viện kịp thời và thở oxy thì có thể sẽ gặp nguy hiểm.
Nhiều đêm mệt mỏi, anh N. ngủ luôn trên sân. (Ảnh: Dân Việt)
Nhiều lần gặp chuyện không hay, thế nhưng anh vẫn trấn an tinh thần và nhắc nhở bản thân phải cố gắng nhiều hơn nữa để chạy đua với thời gian. " Chỉ cần biết ở đâu có người cần là tôi tới, tôi cố gắng có mặt nhanh nhất có thể, bởi tất cả những người cần xe cấp cứu đưa đi bệnh viện là cuộc sống của họ tính bằng phút, bằng giây " - người tài xế này thổ lộ.
Làm việc được một thời gian, anh N. phát hiện bản thân dương tính SARS-CoV-2, dù trước đó đã mặc đồ bảo hộ cấp 4, khử khuẩn thường xuyên. Dẫu vậy, nam thanh niên 28 tuổi này vẫn không hề hoảng sợ. Điều duy nhất khiến anh lo lắng trong những ngày tự cách ly và điều trị là công việc bị trì hoãn, đồng đội phải cật lực "gánh" phần. Để giải quyết vấn đề này, anh N. cố gắng điều trị bệnh bằng đơn thuốc của bác sĩ, ăn uống đầy đủ, giữ tinh thần lạc quan và tập thể dục tại nhà. Bên cạnh đó, anh còn hỗ trợ mọi người xác minh thông tin và điều phối nhân lực.
Anh N. luôn chăm chỉ tập luyện thể thao. (Ảnh: T.P)
Nhờ chế độ điều trị khoa học, năng lượng tích cực và thể trạng bệnh nhẹ, sau 4 ngày, anh N. đã có kết quả âm tính trở lại. Anh tiếp tục tự cách ly và xét nghiệm thêm nhiều lần để có kết quả chính xác. Vào thời điểm biết chắc bản thân đã khỏi bệnh, anh trở lại làm tài xế chở F0 để chia sẻ gánh nặng cùng đồng đội trong nhóm.
Câu chuyện của anh N. mang đến năng lượng tích cực và ẩn giấu nhiều ý nghĩa sâu sắc giúp các bệnh nhân F0 thêm tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Bên cạnh hình ảnh của anh N., từng có rất nhiều người khác đã truyền cảm hứng tốt đẹp bằng những hành động tử tế.
Như mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh về một tình nguyện viên vác cây dù nặng, che mưa cho các cụ già đi tiêm chủng vắc xin. Hình ảnh nhanh chóng nhận được được khá nhiều sự quan tâm của dân mạng, thậm chí có vài người còn xin thông tin về chàng trai này.
Nhóm tình nguyện viên hỗ trợ đưa các cụ già ra ngoài. (Ảnh: T.L.N.S.G)
Nhân vật đó là bạn T.S (23 tuổi, quê Long An), hiện đang làm điều phối tiêm vắc xin tại điểm tiêm Bệnh viện Phụ sản Mê Kông (quận Tân Bình). Chia sẻ với Zing News, S. cho biết khi buổi tiêm chủng đang diễn ra thì bất ngờ có mưa lớn, các cụ phải chia ra 2 nửa để trú dưới mái che. Thấy mọi người vất vả, không thể tới chỗ khám sàng lọc nên anh đã lấy chiếc dù lớn này và đưa các cụ vào trong. Hiện tại, hình ảnh đáng yêu này vẫn đang thu hút sự quan tâm của mọi người.
Anh S. và anh N. đang làm 2 công việc khác nhau nhưng họ vẫn hướng tới mục tiêu lớn là hỗ trợ chống dịch. Mong rằng, với những nỗ lực không ngừng nghỉ từ tình nguyện viên, y bác sĩ và lực lượng chức năng, bệnh dịch sẽ sớm được kiểm soát.
Em bé 14 tháng tuổi ngủ gầm cầu với bố mẹ được giúp đỡ 200 triệu đồng Hoàn cảnh gia đình khó khăn đã không cho em được mái ấm đủ đầy về vật chất nhưng cô bé với nụ cười tỏa nắng vẫn vô tư vui đùa. Mới đây trên mạng xã hội, một nhóm thiện nguyện chia sẻ lại hoàn cảnh gia đình của cặp vợ chồng nghèo tại TP.HCM cùng cô con gái nhỏ đã dành được...