French Racing Blue – Sắc xanh vẽ nên lịch sử của Bugatti
Mỗi quốc gia đều có màu sơn đặc trưng để sử dụng cho những chiếc xe đua trong quá khứ. Điển hình như Vương Quốc Anh có màu xanh rêu, Ý có màu đỏ, Đức có màu bạc và Pháp có màu xanh lam – French Racing Blue.
Màu sắc trên xe đua Pháp còn được gọi là French Racing Blue và giờ đây màu sơn này đã trở thành một phần trong lịch sử của Bugatti kể từ những ngày đầu thành lập.
French Racing Blue – Sắc xanh vẽ nên lịch sử của Bugatti
Ở thời điểm hiện tại, trước khi Bugatti bước vào một kỷ nguyên xe điện mới, hãng đang nhìn lại quá khứ để tìm thấy màu xanh của tương lai.
Trong những năm qua, French Racing Blue đã thay đổi theo từng mẫu Bugatti kế tiếp. Từ Type 35 cho đến EB110, đến Chiron hay Bolide hiện đại, màu sắc này đã trải qua những thay đổi nhỏ để phù hợp với mong muốn của thương hiệu theo từng giai đoạn.
Bugatti chuẩn bị làm điều tương tự cho kỷ nguyên tiếp theo với một màu sơn mang mục đích truyền tải mục tiêu điện khí hóa.
Màu sắc bắt đầu là màu xanh ngọc nhạt vào đầu những năm 1920, sau đó nhanh chóng trở thành một tông màu trung tính bão hòa hơn với gam màu xanh đậm hơn vào giữa những năm 20. Đây là màu thường được coi là màu xanh lam của xe đua Bugatti.
Video đang HOT
Sau đó, các xu hướng thời bấy giờ đã đưa màu sắc về dạng hai tông màu bao gồm màu xanh lam rực rỡ hơn cùng màu xanh ngọc nhạt.
Đây chính xác là “Duotone” mà những người mê xe thường thấy trên những chiếc xe như Chiron ngày nay, trong đó nửa phía trước có màu xanh lam nhạt hơn và mọi thứ phía sau đường viền chữ “C” có màu xanh lam đậm hơn. Đến thời điểm này, French Racing Blue đã trở nên cực kỳ gắn bó với thương hiệu Hypercar Pháp.
Vào năm 2007, khi vừa trở thành một phần của VW Group, Bugatti quyết định sử dụng mọi màu xanh lam mà họ đã sử dụng kể từ khi thành lập vào năm 1909.
Từ đây, thương hiệu đã cho ra mắt tới bốn sắc độ khác nhau của màu sơn này bao gồm một màu xanh lam ấm hơn, một màu xanh lam lạnh hơn, một màu xanh lam trung tính và quan trọng nhất là sợi carbon pha màu xanh lam.
Giờ đây, với tư cách là một nửa của liên doanh Bugatti-Rimac, nhà sản xuất ô tô Pháp đang săn lùng màu xanh lam sẽ gắn bó với tương lai điện hóa của mình.
Mua siêu xe đã khó, lái siêu xe còn khó hơn
Sở hữu được một chiếc siêu xe đã khó nhưng để kiểm soát thuần thục được nó thì người lái cần phải biết nhiều thứ hơn, chứ không chỉ có mỗi việc cầm vô lăng và đạp ga.
Hầu hết khách hàng Việt chỉ mua siêu xe với tư cách là một sản phẩm thuần túy.
Những chiếc siêu xe là sản phẩm được tạo ra để thỏa mãn những tín đồ đam mê bộ môn đua xe tốc độ và hợp thức hóa những cỗ xe đua để có thể lăn bánh hợp pháp trên đường phố. Chúng hội tụ được các yếu tố: Hiệu suất, công nghệ, thiết kế và giá bán.
Nhưng thường thì hiệu suất vẫn được sử dụng làm thước đo cuối cùng. Vậy điều khiển những chiếc siêu xe có khác gì so với một chiếc xe phổ thông?
Đem lại cảm giác hưng phấn cao độ
Một chiếc siêu xe luôn đề cao hiệu suất lên đầu và cũng bởi vậy mà nó luôn đi kèm với những khối động cơ mạnh mẽ nhất, mục đích là đạt được khả năng tăng tốc nhanh nhất và có vận tốc tối đa lớn nhất có thể.
Chúng ta có thể điểm mặt một số chiếc siêu xe thể thao nhanh và mạnh nhất thế giới hiện nay như Aston Martin Valkyrie (V12 6.5L, tăng tốc 0-100 km/h dưới 3 giây, tốc độ tối đa 402 km/h), Hennessey Venom F5 (V8 6.6L, tăng tốc 0-100 km/h trong 2,6 giây, tốc độ tối đa 500km/h), Bugatti Chiron Super Sport 300 (W16 8.0L, tăng tốc 0-100 km/h chưa đến 2,4 giây, tốc độ tối đa 490,5 km/h),...
Ở một mức độ thấp và phổ biến hơn có McLaren P1 (V8 3.8L, tăng tốc 0-100 km/h chưa đầy 3 giây, tối đa 350 km/h), Porsche 918 (V8 4.6L - 345 km/h), Ferrari 812 Superfast (V12 6.5L, tăng tốc 0-100 km/h trong 2,8 giây, tốc độ tối đa 340 km/h), Lamborghini Aventador LP 780-4 Ultimae (V12 6.5L, tăng tốc 0-100 km/h trong 2,8 giây, tốc độ tối đa 355 km/h),...
Cầm lái siêu xe luôn đem đến cảm giác phấn khích tột độ do gia tốc lớn.
Điểm chung của các mẫu siêu xe kể trên đều nằm ở khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong khoảng 2 đến 3 giây, thời gian mà hầu hết các mẫu xe ô tô phổ thông chỉ mới đạt được vận tốc từ 30 đến 50 km/h. Với gia tốc nhanh, người lái gần như ngay lập tức đạt trạng thái phấn khích tột độ, cảm giá lưng áo dính ghế cùng âm thanh rạo rực phía sau mỗi khi thúc ga.
Ngoài ra, việc cầm lái một chiếc siêu xe còn giúp nâng tầm vị thế, đẳng cấp của người điều khiển, khiến những người xung quanh phải trầm trồ, ngưỡng mộ.
Nhưng dễ khiến bạn không làm chủ được bản thân
Chuyên gia Nguyễn Hồng Vinh (Vinh Nguyễn) - Chủ tịch CLB Redline Motorsports chia sẻ: "Chạy siêu xe ở tốc độ bình thường trên đường phố, một chiếc Ferrari, Lamborghini hay Porsche,... đều rất dễ lái nếu bạn giữ tốc độ phù hợp bởi nhà sản xuất đã thiết lập các chế độ lái đáp ứng được các tiêu chuẩn của một chiếc xe thể thao thương mại chạy đường phố.
Khả năng tăng tốc, xử lý và phanh của những chiếc siêu xe chắc chắn tốt hơn rất nhiều so với một chiếc xe phổ thông. Nhưng chính điều này cũng dễ khiến bạn nảy ra ý nghĩ lái siêu xe không khó lắm và vô hình chung đã làm cho sự tự tin của bạn có thể bị đặt không đúng chỗ."
Còn theo chuyên gia Nguyễn Thanh Hải (Hải Kar): "Nhận thức vấn đề lái siêu xe là hành động tiềm ẩn sự rủi ro cao do xe vận hành ở tốc độ cao.Các siêu xe đều tăng tốc rất nhanh, chỉ trong 2 đến 3 giây. Điều này sẽ vượt quá khả năng phản ứng của một người bình thường đang lái xe phổ thông.
Siêu xe Ferrari 488 GTB đâm gốc cây ở quận Long Biên, Hà Nội do một nhân viên garage lái.
Nếu không kiểm soát được chiếc xe, nó sẽ trở thành mối nguy hiểm cho chính bản thân người điều khiển, thậm chí là cả người và các phương tiện xung quanh. Sự việc tai nạn liên quan đến chiếc Ferrari 488 GTB tại Long Biên vừa qua có thể làm ví dụ cho ý trên."
Làm thế nào lái tốt một chiếc siêu xe?
Tất cả các siêu xe đều có những con số kỹ thuật cụ thể giúp chiếc xe đạt được hiệu suất cao nhất và xử lý chúng một cách an toàn nhất. Để khai thác hết khả năng của một siêu xe, cách duy nhất là đưa chúng vào đường đua.
Vì vậy, các hãng siêu xe thường tổ chức các khóa học chuyên biệt ở các đường đua nổi tiếng để khách hàng của mình có thêm nhiều cơ hội làm quen xe trong một môi trường được kiểm soát tốt cả về tốc độ lẫn an toàn.
Một buổi đào tạo lái siêu xe mới đây diễn ra ở trường đua xe Đại Nam (Bình Dương).
Chuyên gia Hải Kar cho biết: "Hầu hết khách hàng Việt chỉ mua siêu xe với tư cách là một sản phẩm thuần túy. Để tiết kiệm chi phí, họ thường bỏ qua các dịch vụ đi kèm bao gồm cả các khóa trải nghiệm lái xe cùng các chuyên gia. Dẫu biết đó là sự lựa chọn của người dùng, nhưng họ sẽ đánh mất đi cơ hội để hiểu hơn về chiếc xe mà mình đang sở hữu."
Có cùng quan điểm với chuyên gia Hải Kar, chuyên gia Vinh Nguyễn cũng nhấn mạnh "Với bất kỳ một chiếc siêu xe nào, điều kiện tiên quyết là phải hiểu được đặc tính kỹ thuật cũng như các thiết lập chế độ vận hành của chiếc xe mà bạn cầm lái. Nếu bạn tiếp cận một chiếc siêu xe bằng quan điểm của một xe phổ thông, chắc chắn đó là một sai lầm nghiêm trọng khi muốn kiểm soát chúng".
Bộ 3 siêu xe Miinh Nhựa ấn tượng - không có Bugatti Veyron 50 tỷ Khi Minh Nhựa chia sẻ về 3 chiếc xe ấn tượng và có cảm xúc nhất với mình, nhiều người đã nghĩ ngay bộ đôi hypercar Bugatti Veyron cùng Pagani Huayra nhưng 'ông hoàng tốc độ' lại không được nhắc tới. Trong 1 thập kỷ qua, giới chơi siêu xe trong nước có lẽ đã còn không còn quá xa lạ với cái...